Bài 15 : TRỰC KHUẨN THƯƠNG HÀN
3. Chẩn đoán phịng thí nghiệm:
3.1. Chẩn đoán trực tiếp:
3.1.1. Nhuộm soi:
Nhuộm soi trực tiếp từ phân, ít có giá trị trong chẩn đốn. Nhuộm soi, giúp cho việc xác định số lượng bạch cầu đa nhân. Trong bệnh thương hàn thì số lượng bạch cầu đa nhân có trong phân trên 20 tế bào ở một vi trường.
3.1.2. Cấy máu:
Cấy máu được tiến hành lúc bệnh nhân đang sốt cao và cần lưu ý: - Lấy máu trước khi điều trị kháng sinh.
- Lượng máu lấy 5 đến 10 ml tuỳ theo tuổi. - Lấy máu phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Cấy máu vào môi trường canh thang, ủ ở 37oC và theo dõi. Nếu có vi khuẩn thương hàn sẽ mọc, sau 24 đến 48 giờ. Khi thấy vi khuẩn mọc, tiến hành nhuộm Gram để xem hình thể và tính chất bắt màu. Đồng thời cấy chuyển sang mơi trường đặc, để quan sát tính chất khuẩn lạc. Từ đó xác định tính chất sinh vật hố học và làm ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu để có chẩn đốn chính xác.
Ở tuần đầu, khi chưa dùng kháng sinh, tỷ lệ cấy máu dương tính tới 90%, tuần thứ 2 khoảng 70 - 80%, tuần thứ 3 khoảng 40 - 60%. Cấy máu dương tính, giúp ta có chẩn đốn xác định bệnh nhân mắc bệnh thương hàn.
3.1.3. Cấy phân:
Phân được cấy vào mơi trường có chất ức chế như môi trường SS, môi trường Endo, môi trường DCL…Trong các mơi trường này có đường lactose và
106
chất chỉ thị màu, giúp ta phân biệt vi khuẩn lên men và không lên men đường lactose. Một số trường hợp, bệnh phẩm được cấy lên môi trường tăng sinh.
Sau khi vi khuẩn mọc, chọn khuẩn lạc nghi ngờ, nhuộm soi xem hình thể và tính chất bắt màu, xác định tính chất sinh vật hố học và làm ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu để có chẩn đốn quyết định.
3.2. Chẩn đốn gián tiếp:
Làm phản ứng Widal để xác định kháng thể có trong huyết thanh bệnh nhân. Đây là phản ứng ngưng kết, huyết thanh bệnh nhân được pha loãng bậc hai và trộn với kháng nguyên O, H để xác định hiệu giá kháng thể. Phản ứng được thực hiện hai lần để tìm động lực kháng thể lần 1 cách lần 2 từ 7 - 10 ngày, chỉ khi nào hiệu giá kháng thể lần 2 2 lần hiệu giá kháng thể lần 1 mới có chẩn đoán chắc chắn.
Nhược điểm của phương pháp chẩn đoán gián tiếp là cho kết quả chậm và độ đặc hiệu khơng cao.
4. Phịng bệnh và điều trị:
4.1. Phòng bệnh:
Phòng bệnh chung: thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, rửa tay
trước khi ăn, diệt ruồi. Cung cấp và sử dụng nước sạch, quản lý và xử lý phân. Chẩn đoán bệnh sớm, cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải của bệnh nhân.
Phòng bệnh đặc hiệu: trước đây dùng vắc xin TAB hiệu lực bảo vệ khơng
cao trong vịng 6 tháng. Ngày nay dùng vắc xin vipolysaccharide vỏ bằng cách tiêm bắp hoặc dưới da, 1 liều duy nhất 0,5 ml cho trẻ 5 tuổi và người lớn tạo hiệu lực miễn dịch tốt hơn.
4.2. Điều trị:
Trực khuẩn thương hàn kháng lại các kháng sinh dùng trong điều trị. Do vậy, việc điều trị phải dựa vào kháng sinh đồ. Nhóm thuốc còn tác dụng tốt với trực khuẩn thương hàn là quinolone như ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin.
5. Liên hệ với thực tế:
Thương hàn là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính với di chứng nặng nề, nếu khơng được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị kịp thời. Do vậy, việc cung cấp nước sạch, vệ sinh an tồn thực phẩm góp phần hạn chế sự lây truyền bệnh.
107
TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày cơ chế gây bệnh của vi khuẩn thương hàn.
2. Nêu cách lấy bệnh phẩm là phân để xét nghiệm tìm vi khuẩn thương hàn. 3. Trình bày các biện pháp phịng bệnh do vi khuẩn thương hàn.
108
Bài 16: TRỰC KHUẨN LỴ
(Shigella)
1. Đặc điểm sinh học:
1.1. Hình thể:
Shigella là trực khuẩn mảnh, bắt màu Gram âm, không có lơng, khơng di
động, khơng có vỏ và khơng sinh nha bào. Kích thước dài 1 – 3 m.
Hình 2.5. Hình thể trực khuẩn lỵ
1.2. Tính chất ni cấy:
Trực khuẩn lỵ là vi khuẩn hiếu, kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ ni cấy thích hợp là 37oC. Trên môi trường đặc, sau 24 giờ vi khuẩn lỵ phát triển tạo thành khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bờ đều trong suốt.
1.3. Tính chất sinh vật hố học:
Trực khuẩn lỵ lên men được đường glucose không kèm theo hiện tượng sinh hơi, không lên men được đường lactose, không sinh H2S, không sử dụng được citrat trong môi trường citrat simmons, không phân giải được ure và không sinh indol.
1.4. Kháng nguyên:
Trực khuẩn lỵ có kháng nguyên O và K, khơng có kháng ngun H. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên trực khuẩn lỵ được chia thành 4 typ huyết thanh là: S. dysenteriae, S. flexneri, S. boydii và S. sonei.
2. Khả năng và cơ chế gây bệnh:
Trực khuẩn lỵ xâm nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn và nước uống tới đại tràng, vi khuẩn bám và xâm nhập sâu vào niêm mạc đại tràng, rồi phát triển nhanh chóng. Một số vi khuẩn chết giải phóng ra nội độc tố gây xung huyết, xuất tiết, tạo thành những ổ loét và mảng hoại tử. Nội độc tố còn tác động lên thần kinh
109
giao cảm ruột gây co thắt và tăng nhu động ruột, làm cho bệnh nhân đau quặn bụng, buồn đi ngoài và đi ngoài nhiều lần, phân có nhầy, lẫn máu.
Bệnh lỵ trực khuẩn thường ở thể cấp tính, một tỷ lệ nhỏ trở thành mạn tính. Ở nước ta, chủ yếu gặp căn nguyên gây lỵ trực khuẩn do S. dysenteriae và S. flexneri, it gặp căn nguyên do S. boydii và S. sonnei.
3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm:
3.1. Chẩn đoán trực tiếp:
Cấy phân là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lỵ trực khuẩn. Bệnh phẩm là phân nơi có nhày máu mũi. Bệnh phẩm được cấy vào môi trường phân lập như SS, DCL. Lựa chọn khuẩn lạc nghi ngờ để xác định tính chất sinh vật hoá học và làm ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp:
Phản ứng huyết thanh ít được sử dụng trong chẩn đốn bệnh lỵ trực khuẩn, vì đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính cần được chẩn đốn nhanh. Mặt khác phản ứng huyết thanh khơng có tính đặc hiệu cao do có yếu tố kháng nguyên chung với một số vi khuẩn đường ruột khác. Chẩn đoán huyết thanh được tiến hành với trường hợp mạn tính, cấy phân khơng phân lập được vi khuẩn hoặc để nghiên cứu dịch tễ học.
4. Phòng bệnh và điều trị:
4.1. Phòng bệnh:
Hiện chưa có vắc xin phịng bệnh lỵ trực khuẩn. Nên chủ yếu áp dụng biện pháp phòng bệnh chung bằng cách giữ vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, quản lý và xử lý phân, diệt ruồi, chẩn đoán bệnh sớm và cách ly bệnh nhân.
4.2. Điều trị:
Trực khuẩn lỵ kháng đa kháng sinh dùng trong điều trị như ampicillin, chloramphenicol, co-trimoxazol... Nên việc điều trị tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ và lựa chon kháng sinh thích hợp.
5. Liên hệ với thực tế:
Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tinh; do vậy, phát hiện bệnh sớm, cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải; ăn chín, uống chín là biện pháp quan trọng hạn chế sự lây truyền bệnh.
110
TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày khả năng và cơ chế gây bệnh của trực khuẩn lỵ.
2. Trình bày phương pháp chẩn đốn phịng thí nghiệm tìm trực khuẩn lỵ. 3. Trình bày ngun tắc phịng và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn.
111