Bài 7 : VẮC XIN VÀ HUYẾT THANH
1. Vắc xin:
1.2. Nguyên tắc sử dụng:
1.2.1. Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng:
Phạm vi tiêm chủng tùy theo tình hình dịch tễ của từng bệnh. Phạm vi tiêm chủng không giống nhau gữa các quốc gia. Ngay ở trong một nước thì phạm vi tiêm chủng cũng không giống nhau giữa các vùng.
Tỷ lệ tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng cảm nhiễm mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Nếu tỷ lệ tiêm chủng chỉ đạt dưới 80% thì nguy cơ xảy ra dịch chỉ giảm bớt và tỷ lệ tiêm chủng đạt dưới 50% dịch vẫn dễ dàng xảy ra.
1.2.2. Đối tượng tiêm chủng:
Tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch. Trẻ em là đối tượng cần được sự quan tâm đặc biệt. Do miễn dịch thụ động mẹ truyền cho giảm dần, nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đối với người lớn thì đối tượng tiêm chủng thu hẹp hơn, thường tiến hành tiêm chủng cho nhóm người có nguy cơ cao.
Tuy nhiên khơng được tiêm chủng cho các đối tượng sau:
- Những người đang bị sốt cao. - Những người đang bị dị ứng.
- Vắc xin sống không tiêm chủng cho người thiếu hụt miễn dịch, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, người mắc bệnh ác tính.
54
1.2.3. Thời gian tiêm chủng:
Tiêm chủng thường xuyên hay từng đợt còn tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi loại vắc xin và các điều kiện khác.
Thời điểm tiêm chủng: cần phải tiêm chủng trước khi có vụ dịch xảy ra, để cơ thể hình thành kháng thể chống lại bệnh nhiễm trùng.
Khoảng cách giữa các lần tiêm: đối với vắc xin phải tiêm chủng nhiều lần, khoảng cách giữa các lần tiêm thường là 1 tháng. Nếu khoảng cách quá ngắn, sẽ hạn chế khả năng tạo miễn dịch của lần tiêm sau.
Thời gian tiêm chủng nhắc lại: tùy thuộc thời gian miễn dịch có hiệu lực bảo vệ của mỗi vắc xin. Khi tiêm nhắc lại thông thường chỉ cần 1 lần, cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch nhanh và mạnh hơn.
1.2.4. Liều lượng và đường tiêm:
Liều lượng vắc xin tùy thuộc từng loại vắc xin. Liều q thấp sẽ khơng kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch. Nếu liều quá cao sẽ tạo ra sự dung nạp miễn dịch ở lần tiêm sau.
Đường tiêm:
Tiêm: trong da, dưới da, tiêm bắp. Không bao giờ tiêm vắc xin vào đường tĩnh mạch.
Uống: là đường đưa vắc xin vào cơ thể dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, chỉ áp dụng được với những vắc xin không bị dịch vị dạ dày phá huỷ như vắc xin phịng bệnh tại đường tiêu hóa.
Ngồi ra vắc xin cịn được đưa vào cơ thể theo con đường khí dung, đặt dưới lưỡi, thụt trực tràng.
1.2.5. Các phản ứng sau khi tiêm:
Về nguyên tắc vắc xin được đưa vào sử dụng phải đảm bảo độ an toàn cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chưa đạt được độ an tồn tuyệt đối. Trong q trình sử dụng có thể xảy ra phản ứng phụ là:
- Sưng đau, tấy đỏ nơi tiêm, sau đó chắc lại.
55
- Một số vắc xin có thể đưa đến sốc phản vệ.
1.2.6. Bảo quản vắc xin:
Nhiệt độ và ánh sáng phá huỷ hầu hết các loại vắc xin nhất là vắc xin sống giảm độc lực như sởi, bại liệt, lao. Đông lạnh lại phá huỷ các loại vắc xin giải độc tố như vắc xin uốn ván, ho gà. Vì vậy, vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp từ 20C đến 8oC.
Các chất sát trùng, hố chất đều có khả năng phá huỷ vắc xin. Vì vậy, dụng cụ tiêm chủng phải được rửa sạch và hấp vô trùng trước khi tiến hành tiêm chủng.