Bài 22 : XOẮN KHUẨN GIANG MAI
2.2. Cơ chế gây bệnh:
Rickettsia đi vào máu và xâm nhập vào trong tế bào nội mạc của các mạch
máu nhỏ, ở đây vi khuẩn nhân lên và bài tiết yếu tố gây đông máu làm tổn thương mạch máu, đôi khi làm tắc mạch.
129
Sự truyền bệnh từ người sang người hoặc từ động vật sang người là do côn trùng tiết túc thông qua phân hoặc nước bọt có chứa Rickettsia. Mầm bệnh qua vết
thương ở da, niêm mạc bằng cách chui qua vết đốt của côn tùng tiết túc.
3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm:
3.1. Chẩn đốn trực tiếp:
Bệnh phẩm là máu, chất chọc hạch, nước não tuỷ, mảnh tổ chức...Trong trường hợp điều tra dịch tễ học có thể lấy phủ tạng của các lồi gặm nhấm hoặc chính bản thân ve, mị, chấy, rận.
Tiến hành nhuộm soi bằng phương pháp nhuộm giêm sa để xem hình thể, tính chất bắt màu. Ni cấy vào bào thai gà, tiêm truyền động vật thí nghiệm. Xác định Rickettsia dựa vào hình thể, khả năng gây bệnh thực nghiệm và làm ngưng kết với kháng huyết thanh đặc hiệu.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp:
Dựa vào các phản ứng đặc hiệu như phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
Ngồi ra có thể áp dụng phản ứng khơng đặc hiệu như phản ứng weill- felix.
4. Phòng bệnh và điều trị:
4.1. Phòng bệnh:
Phịng bệnh khơng đặc hiệu:
Xua đuổi và tiêu diệt côn trùng tiết túc như phát quang bụi rậm, khơi thơng cống rảnh, dùng hố chất.
Chẩn đoán bệnh sớm, cách ly bệnh nhân, điều trị bệnh một cách triệt để, dùng hoá dược dự phòng cho người tiếp xúc với bệnh nhân và những người trong vùng có Rickettsia lưu hành.
Phịng bệnh đặc hiệu:
Trước đây dùng vắc xin chết hiệu lực bảo vệ không cao. Ngày nay, dùng vắc xin sống giảm độc lực hiệu quả bảo vệ tốt hơn.
4.2. Điều trị:
- Các kháng sinh dùng trong điều trị Rickettsia là lincomycin, biomycin,
aureomycin và nhóm quinolone. Đối với trẻ em và phụ nữ có thai nên dùng rovamycin.
130
- Ngoài ra, cần phải cho bệnh nhân uống nhiều nước.