Phòng bệnh và điều trị

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 103 - 106)

Bài 11 : LẬU CẦU

5. Phòng bệnh và điều trị

5.1. Phòng bệnh:

Phế cầu thường lây bệnh qua đường hơ hấp, nên việc phịng bệnh khơng đặc hiệu, gặp rất nhiều khó khăn.

88

Phòng bệnh đặc hiệu được thực hiện ở một số nước tiên tiến trên thế giới, bằng vắc xin polysaccharide của vỏ phế cầu. Người ta sản xuất vắc xin từ vỏ của một số týp huyết thanh thường gây bệnh. Vắc xin có tác dụng bảo vệ, nhưng khơng hồn tồn; bởi vì, khơng có đầy đủ các týp huyết thanh, có tác dụng ngăn cản những trường hợp nhiễm phế cầu nặng như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ; vắc xin thường bao gồm những týp huyết thanh gây bệnh nặng này. Hiện vắc xin phịng bệnh do phế cầu đã có ở Việt Nam, do các hãng nước ngoài đưa vào.

5.2. Điều trị:

Trước đây, người ta thường dùng penicillin để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do phế cầu. Điều đáng lưu ý là tình trạng kháng kháng sinh của phế cầu ngày càng tăng; đặc biệt, kháng penicillin G, chloramphenicol và cotrimoxazol. Phế cầu kháng penicillin không phải bằng β - lactamase như nhiều vi khuẩn khác; mà bằng cách thay đổi 1 trong 6 protein gắn penicillin (PBP). Hậu quả là làm giảm ái lực gắn PBP với thuốc, nhưng vẫn đảm bảo được chức năng transpeptidase cần thiết để xúc tác cho tổng hợp peptidoglycan của vách vi khuẩn. Cần có một lượng penicillin đủ lớn, mới ức chế được vi khuẩn. Sự đề kháng này xảy ra do các biến cố di truyền: biến nạp, do plasmid hoặc transposon.

Các cơng trình nghiên cứu về phế cầu kháng thuốc, cho thấy: ở các chủng phế cầu nhạy cảm với penicillin thì xuất hiện tỷ lệ kháng thấp với tetraxyclin là 20%, erythromycin là 2% và co-trimoxazole là 10%; nhưng ở các chủng phế cầu đã kháng penicillin, thì cũng kháng lại nhiều kháng sinh khác với tỷ lệ cao từ 50 đến 100%.

Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tính nhạy cảm với kháng sinh trong điều trị của S. pneumoniae cho thấy: sự kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Đặng Đức Anh và cộng sự: thử nghiệm tính kháng thuốc của 54 chủng S. pneumoniae phân lập được ở bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp, tại Khoa Hô hấp của Viện nhi Trung ương năm 2001 – 2002, tỷ lệ kháng kháng sinh penicillin là 58%, kháng các loại kháng sinh thuộc nhóm β - lactam từ 5 đến 32% và kháng cefotaxime là 74%.

89

Phế cầu là thành viên thuộc hệ vi khuẩn bình thường và gây bệnh có điều kiện. Xu thế kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng, nhất là tính đa kháng thuốc. Chế độ vệ sinh cá nhân, nâng cao thể trạng và tránh lạm dụng kháng sinh, corticoid, thuốc giảm miễn dịch là biện pháp tốt hạn chế sự lây truyền bệnh.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1. Trình bày khả năng gây bệnh của phế cầu.

2. Nêu các loại bệnh phẩm sử dụng trong chẩn đoán bệnh do phế cầu.

3. Trình bày phương pháp chẩn đốn phịng thí nghiệm tìm phế cầu gây bệnh. 4. Trình bày ngun tắc phịng và điều trị bệnh do phế cầu.

90

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)