VIRUS QUAI BỊ

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 189 - 192)

(Mump virus)

Quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, với đặc điểm viêm khơng hóa mủ ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai và có thể tổn thương các tổ chức khác.

1. Đặc điểm sinh học:

1.1. Cấu trúc:

Virus quai bị có dạng hình cầu, lõi là ARN sợi đơn. Capsid được cấu tạo bởi các phân tử protein, kết hợp với ARN tạo thành nucleocapsid đối xứng xoắn. Vỏ envelope được cấu tạo bởi lớp phân tử kép lipid, trên bề mặt có các gai nhú đó là haemagglutinin và neuraminidase.

1.2. Đề kháng:

Virus bị phá hủy ở nhiệt độ 56oC/20 phút. Nhạy cảm với các dung mơi hịa tan lipid như: ether, cloroform, formalin...

Dễ dàng bị tiêu diệt bởi tia cực tím. Vững bền ở nhiệt độ âm 20oC.

2. Khả năng gây bệnh:

Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua các giọt nước bọt, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em và phát triển thành dịch. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 18-21 ngày, sau đó là thời kỳ khởi phát với các dấu hiệu khó chịu, biếng ăn, kèm theo sốt.. . Rồi chuyển sang sưng tuyến nước bọt mang tai. Sưng tuyến nước bọt có thể chỉ xảy ra ở một tuyến hoặc sưng một tuyến trước vài ngày, rồi mới sưng tuyến bên đối diện.

174

Tinh hồn và buồng trứng cũng có thể bị viêm nhất là sau tuổi dậy thì, nếu khơng được điều trị đúng sẽ dẫn đến vô sinh sau này.

10-15% có viêm màng não nước trong. Viêm màng não thường xảy ra sau 5- 7 ngày bị viêm tuyến nước bọt mang tai, chọc dịch não tủy sẽ có hiện tượng tăng bạch cầu lympho. Virus quai bị cũng có thể gây viêm tụy, viêm thận và viêm tuyến giáp.

3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm:

3.1. Chẩn đốn trực tiếp:

Bệnh phẩm có thể là nước bọt, máu, dịch não tủy, nước tiểu...

Bệnh phẩm được cấy vào khoang màng ối của trứng gà ấp, ủ ở 37oC/5-7 ngày.. Xác định sự có mặt của virus bằng cách lấy nước ối trứng gà ấp, làm phản ứng ngưng kết hồng cầu.

Ngoài ra, bệnh phẩm cịn được cấy vào tế bào thận khỉ, thận chó, hela, bào thai người. Xác định virus bằng cách tìm các tiểu thể ưa acid, phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa với kháng thể mẫu.

3.2. Chẩn đoán gián tiếp:

Lấy máu kép, tách lấy phần huyết thanh và tiến hành các phản ứng:

Kết hợp bổ thể. Ức chế ngưng kết hồng cầu. Trung hòa. ELISA. 4. Phòng bệnh và điều trị: 4.1. Phòng bệnh:

Phịng bệnh khơng đặc hiệu:Phát hiện bệnh sớm, cách ly bệnh nhân. Dùng gama

globulin cho trẻ sống ở vùng đang có dịch lưu hành.

Phòng bệnh đặc hiệu:Vắc xin sống, giảm độc lực tiêm cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo

và cấp một.

4.2. Điều trị:

Cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi tuyệt đối. Chế độ ăn đủ calo-protein và giàu vitamin.

175

Điều trị biến chứng nếu có.

5. Liên hệ với thực tế:

Quai bị là bệnh nhiễm trùng cấp tính phát triển thành dịch, chủ yếu gặp ở trẻ em; bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề, khó khắc phục. Vì vậy, để góp phần hạn chế sự lây truyền bệnh, biện pháp tốt nhất là phát hiện bệnh sớm, cách ly bệnh nhi, xử lý chất thải của bệnh nhi và tiêm vắc xin phòng bệnh đúng cách.

TỰ LƯỢNG GIÁ:

1. Mô tả đặc điểm cấu trúc của virus quai bị. 2. Trình bày khả năng gây bệnh của virus quai bị.

3. Trình bày phương pháp chẩn đốn trực tiếp tìm virus quai bị. 4. Trình bày ngun tắc phịng và điều trị bệnh quai bị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:

1. Đặng Đức Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phan Thị Ngà (2010), Virus Y học,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Lê Huy Chính (2007), Vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Lê Huy Chính (2007), Cẩm nang vi sinh vật Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Phạm Tử Dương (2003), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

5. Lê Hồng Hinh (2008), Vi sinh Y học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Văn Phủng (2012), Vi khuẩn Y học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

7. Phạm Hùng Vân 2006, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, nhà xuất bản Y

học, Hà Nội.

8. Phạm Hùng Vân (2009), PCR và real – time PCR các vấn đề cơ bản và các áp

dụng thường gặp, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

* Tiếng Anh:

9. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI), (2010), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Nineteenth Informational Supplement, M100-S19, Wayne, USA, 29.

10. Fritz H. Kayser, Kurt A. Bienz, Johannes E, Rolf MZ (2005). Medical Microbiology.

11. Gillespie SH and Hawkey PM (2006). Principles and Practice of Clinical Bacteriology. John Wiley & Sons, Ltd. 2nd ed.

12. Mahon, C.R., Lehman, D.C., Manuselis, G. (2007), Textbook of Diagnostic Microbiology, Elservier, 3rd ed.

13. Matsumoto Keizo., Nagatake Tsuyoshi (2005), Clinical microbiology of

respiratory infection, Department of Internal medicine, Institute of Tropical Medicine, Nagasaki University, Japan.

14. Singh, A. et al (2006), “Application of molecular techniques to the study of hospital infection”, Clin, Microbiology Reviews, 19, pp. 512–530.

15. Werno, A.M. and D.R. Murdoch (2008), “Medical microbiology: laboratory diagnosis of invasive pneumococcal disease”, Clin, Infect, Dis, 46, pp. 926–932.

Một phần của tài liệu Vi sinh y học (Trang 189 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)