(Mycobacterium tuberculosis)
1. Đặc điểm sinh học:
1.1. Hình thể:
Trực khuẩn lao là trực khuẩn mảnh, xếp thành từng đám nối đầu vào nhau, khơng có vỏ, khơng có lơng, khơng có khả năng sinh nha bào. Bắt màu đỏ, trên nền xanh khi nhuộm bằng phương pháp Ziehl - Neelsen. Kích thước 0,5 x 5 m.
Hình 4.2:Trực khuẩn lao
Hình 2.8. Hình thể trực khuẩn lao
1.2. Tính chất ni cấy:
Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí tuyệt đối. Vi khuẩn phát triển chậm sau 1 - 2 tháng mới tạo được khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy.
Trên môi trường đặc Loeweinstein trực khuẩn lao mọc thành khuẩn lạc dạng R. Trong môi trường lỏng Sauton lúc đầu trực khuẩn lao mọc thành váng và sau đó có hiện tượng lắng cặn.
1.3. Đề kháng:
Trực khuẩn lao có khả năng đề kháng cao với các yếu tố vật lý và hoá học, đây là loại vi khuẩn có khả năng kháng cồn, kháng acid. Trong đờm chúng có thể sống được một tháng, trong sữa có thể sống được nhiều tuần.
2. Khả năng gây bệnh:
Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường hô hấp, gây nên lao phổi. Ngồi ra, vi khuẩn lao cịn có thể xâm nhập vào cơ thể qua con đường tiêu hoá gây lao dạ dày ruột. Từ hai cơ quan bị lao ban đầu là phổi và đường ruột (chiếm 90% tổng số lao), trực khuẩn lao theo đường máu, bạch huyết đến tất cả các cơ quan
120
và gây lao các bộ phận khác nhau của cơ thể như lao hạch, lao thận, lao xương, lao màng não ...
Cơ chế bệnh sinh của bệnh lao chưa hồn tồn biết rõ. Nhưng trong đó có vai trị quan trọng của yếu tố sợi và lớp sáp ở vách tế bào vi khuẩn.
Sau khi khỏi bệnh lao, người bệnh có cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, nhưng chỉ có miễn dịch tế bào có vai trị bảo vệ.
Phản ứng Mantoux là loại test nội bì dùng để đánh giá tình trạng miễn dịch do lao. Bản chất là phản ứng quá mẫn muộn.
3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm:
3.1. Bệnh phẩm:
Bệnh phẩm là đờm được lấy vào 3 buổi sáng liên tục, nước tiểu hoặc dịch não tuỷ…
3.2. Nhuộm soi:
Nhuộm bằng phương pháp Ziehl – Neelsen trực tiếp từ đờm hoặc sau khi đã làm phong phú bệnh phẩm. Nếu thấy trực khuẩn mảnh, bắt màu đỏ trên nền xanh, đứng thành từng đám nối đầu vào nhau thì đó là BK dương tính. Phương pháp này rất có giá trị trong chẩn đốn bệnh Lao.
3.3. Ni cấy:
Bệnh phẩm sau khi đã được xử lý và nuôi cấy trên môi trường Loeweinstein hoặc môi trường lỏng Sauton, cho kết quả chính xác nhưng chậm.
Hiện nay, người ta đang nghiên cứu để tạo ra môi trường mới giúp cho vi khuẩn lao phát triển nhanh hơn.
3.4. Tiêm truyền súc vật:
Tiêm truyền chuột lang hoặc chuột nhắt trắng là phương pháp nhạy nhất đư- ợc áp dụng khi cả hai phương pháp trên không xác định được vi khuẩn lao.
3.5. Kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen (Polymerase Chain Reaction: PCR):
Đây là kỹ thuật mới được áp dụng trong chẩn đoán bệnh lao cho kết quả nhanh và chính xác, rất tốt cho chẩn đốn lao ngoài phổi, nhưng lại khá tốn kém.
121
4. Phòng bệnh và điều trị:
4.1. Phòng bệnh:
Phòng bệnh không đặc hiệu: Bằng cách phát hiện bệnh sớm, cách ly bệnh
nhân, điều trị triệt để, xử lý đờm. Đối với những người tiếp xúc với bệnh nhân, phải uống kháng sinh dự phòng. Sữa, bơ phải được kiểm dịch.
Phịng bệnh đặc hiệu: Có vai trị rất quan trọng bằng cách tiêm vắc xin BCG
cho trẻ theo đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
4.2. Điều trị:
Do vi khuẩn lao ngày càng kháng lại kháng sinh, nên trong điều trị cần phải kết hợp INH với treptomycin, INH với rifamficin, INH với ethambutol và rifamficin...Thuốc phải được dùng vào lúc đói, liều duy nhất trong ngày, đúng liều lượng và đủ thời gian.
5. Liên hệ với thực tế:
Để hạn chế tỷ lệ vi khuẩn lao kháng thuốc ngày càng tăng, điều quan trọng là tránh lạm dụng các thuốc chống lao và tăng cường cơng tác giám sát trong q trình điều trị. Phát hiện bệnh lao mới mắc, cách ly, xử lý chất thải của người bệnh và chế độ chăm sóc nâng cao sức đề kháng.
TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày đặc điểm về hình thể của vi khuẩn lao.
2. Trình bày các phương pháp chẩn đốn phịng thí nghiệm tìm vi khuẩn lao. 3. Trình bày ngun tắc phịng và điều trị bệnh lao.
122