1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh
1.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
Quy hoạch phát triển đội ngũ là quá trình đánh giá và xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Quy hoạch phát triển đội ngũ giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực, có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả hoạt động của tổ chức trong đó có trường học. Thực hiện tốt công tác quy hoạch giúp cho nhà trường chủ động thấy trước được những khó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và định hướng tương lai của nhà trường; tăng cường sự tham gia của người quản lý trong thực hiện kế hoạch; đồng thời chỉ ra thời cơ, thách thức trong công tác phát triển đội ngũ của nhà trường.
Mục tiêu của công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên là nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng được củng cố và nâng cao. Cụ thể như sau:
- Về số lượng: Phải bảo đảm cân đối, đủ giảng viên ở các nghề, bộ môn theo quy định tỷ lệ học sinh, sinh viên/giảng viên, theo đặc thù của chuyên ngành đào tạo, theo quy mơ, loại hình đào tạo của nhà trường.
- Về chất lượng: Tiến tới tất cả giảng viên đều đạt và vượt chuẩn, đảm bảo yêu cầu theo khung năng lực giảng viên; tăng số lượng giảng viên chính, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên môn cũng như trong nghiên cứu khoa học.
- Về cơ cấu: Bảo đảm cân đối về độ tuổi, giới tính, trình độ, nghề đào tạo, phân bổ theo khoa…
Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trước hết cần dựa trên chiến lược phát triển của nhà trường. Chính vì vậy quy hoạch cần xây dựng theo giai đoạn và có sự điều chỉnh hàng năm nhằm đảm bảo tính chiến lược dài hạn và sát với yêu cầu tình hình thực tế của nhà trường. Chiến lược phát triển của nhà trường sẽ đòi hỏi phải bổ sung, tăng cường thêm nguồn nhân lực trong trường hợp nhà trường phát triển và ngược lại nếu bị thu hẹp hoặc sáp nhập thì phải xây dựng kế hoạch giảm biên, cắt giảm lao động.
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cần xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ, lựa chọn những mục tiêu chính, mục tiêu ưu tiên. Việc xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ là điều kiện để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên vừa sát thực tế, vừa đảm bảo có tính chiến lược.
Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cần xem xét động thái tương lai của mơi trường bên ngồi hệ thống giáo dục về nguồn tài chính, khả năng đầu tư cho
phát triển giáo dục, đào tạo và thị trường nhân lực. Từ đó đặt ra yêu cầu về dự báo và kiểm kê nhân lực của nhà trường. Việc phân tích những tác động của mơi trường bên ngồi, chỉ rõ thời cơ, thách thức trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên là một nội dung quan trọng đảm bảo tính khả thi của quy hoạch.
Dự báo nguồn nhân lực nhằm xác định những kiểu nhân sự nào nhà trường sẽ cần để duy trì sự tăng trưởng của mình cũng như khai thác các vận hội trong tương lai. Chính vì vậy cần phải tiên đốn số lượng, loại hình và chất lượng nhân sự mà nhà trường cần trong tương lai; phải xác định những trách nhiệm then chốt cần đáp ứng, những kỹ năng và tri thức mà nhân sự trong tương lai nhà trường cần có. Trong các trường cao đẳng, đại học việc dự báo nhân lực cần bám sát quy mô, ngành nghề đào tạo. Phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác quản lý giáo dục hiện nay. Đây là cơ sở khoa học cho việc định hướng xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên đối với các trường đào tạo nghề đây không phải là một việc làm dễ dàng bởi hiện nay dự báo nhu cầu nhân lực của nước ta còn nhiều hạn chế.
Khi việc dự báo nguồn nhân lực đã hoàn tất, bước tiếp theo là phải thu thập thông tin về nhân sự hiện có của nhà trường nhằm đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên. Có hai loại thơng tin cần phải thu thập: Thứ nhất: Các thành viên của tổ chức có trình độ, kỹ năng phù hợp với cơng việc của họ khơng? Thứ hai: họ có đang hồn thành công việc được giao một cách hiệu quả không? Trả lời được hai câu hỏi này nhà quản lý giáo dục đã đối chiếu được mặt mạnh và mặt yếu của đội ngũ trước những địi hỏi, thách thức trong tương lai. Trong đó cần lưu ý phát huy tốt nguồn lực hiện có, tìm ra những tiềm ẩn bên trong của tổ chức sẽ vừa tiết kiệm hơn so với việc tuyển mới, đề bạt từ bên ngồi, vừa khích lệ được sự tận tụy, cống hiến cũng như chỉ ra con đường thăng tiến cho mỗi thành viên đang công tác tại nhà trường.
Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cần có sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong trường chính vì vậy việc lấy ý kiến tham gia của các đơn vị, cá nhân là hết sức cần thiết. Các bộ phận, đơn vị của nhà trường phải tiến hành công việc này, thông tin thu thập được phải báo cáo lên cấp quản lý cao hơn để kịp thời có kế hoạch điều chỉnh.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần xác định rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan trong q trình thực hiện. Trong đó cần huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Trong thời kỳ hội nhập, KT - XH có những bước phát triển nhanh chóng, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế. Việc điều chỉnh cần tuân theo nguyên tắc lấy kế hoạch ban đầu là cơ sở nền tảng để xem xét.