Biện pháp 6: Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán, mũi nhọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 103 - 106)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc

3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán, mũi nhọn

3.2.6.1 Mục tiêu

Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhà trường. Đảm bảo thực hiện chỉ tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên đó là phấn đấu đến năm 2025 trên 70% giảng viên của nhà trường có trình độ sau đại học.

3.2.6.2 Nội dung và cách thực hiện

Để xây dựng đội ngũ giảng viên chủ chốt, mũi nhọn cần khai thác ở 2 nguồn: Tuyển chọn từ bên ngồi về và phát triển từ chính đội ngũ giảng viên hiện có.

Nguồn tuyển chọn từ bên ngồi:

Để có thể thu hút được những giảng viên giỏi về trường công tác, Nhà trường cần xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn giảng viên để tất cả các thành viên trong và ngồi trường được biết. Tiêu chí tuyển chọn giảng viên xuất phát từ yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực của giảng viên phù hợp với yêu cầu của nhà trường hiện tại và trong tương lai. Các giảng viên được tuyển dụng có hiểu biết sâu sắc, có nguyện vọng cơng tác lâu dài tại trường và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

Tuyển chọn giảng viên từ nhiều nguồn như:

Một là: Những giảng viên đạt tiêu chuẩn từ nơi khác có nguyện vọng chuyển về trường cơng tác hoặc làm giảng viên thỉnh giảng.

Hai là: Những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường Đại học SPKT, đại học phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường.

Ba là: Tuyển cán bộ có năng lực, có trình độ, có kinh nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp về làm việc tại nhà trường. Việc thu hút được các các kỹ sư có kinh nghiệm sản xuất tại doanh nghiệp sau đó bồi dưỡng cho họ nghiệp vụ sư phạm là một giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên mũi nhọn. Thực tế cho thấy những giảng viên này có khả năng truyền thụ cho sinh viên những kiến thức thực tế trong q trình làm việc, giúp sinh viên nhà trường có thể hịa nhập với cơng việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng cần căn cứ vào quy mô đào tạo, định hướng phát triển của nhà trường. Trong tuyển chọn giảng viên, cần thực hiện công khai các tiêu chuẩn một cách rộng rãi. Công tác tuyển dụng phải thực hiện nghiêm túc, dựa vào hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Nội vụ, Bộ LĐ- TB&XH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp…Để thu hút được giảng viên có chun mơn cao từ nguồn bên ngồi cần có chính sách thu hút phù hợp. Đặc biệt để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường cần thực hiện tốt công tác hướng dẫn thử việc và hợp đồng có thời hạn trước khi tuyển dụng chính thức.

Phát triển từ đội ngũ giảng viên hiện có:

Song song với việc tuyển chọn giảng viên từ nguồn bên ngoài nhà trường cần quan tâm chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên mũi nhọn ngay trong đội ngũ giảng viên hiện có của nhà trường thơng qua các hoạt động sau:

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho những giảng viên có chun mơn nổi trội theo từng ngành nghề để nâng cao năng lực đào tạo nghề và năng lực tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp. Trong đó việc đưa giảng viên đi thực tế sản xuất tại doanh nghiệp là một phương pháp rất hiệu quả.

- Đảm bảo điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và tài chính để giảng viên phát huy vai trị của mình.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp vừa phát triển môi trường học tập trong nhà trường vừa tạo điều kiện để những giảng viên tham gia hỗ trợ phát triển năng lực bản thân là nội dung đem lại hiệu quả cao góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên mũi nhọn, giảng viên chủ chốt.

- Thực thi các chính sách hỗ trợ đối với giảng có chun mơn, tay nghề để tạo động lực cho giảng viên phát triển nghề nghiệp.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các giảng viên đạt thành tích cao trong công tác và học tập.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay, việc tuyển dụng giảng viên cần phải được tiến hành song song với việc sàng lọc và lựa chọn. Cử đi đào tạo lại hoặc bố trí cơng tác khác đối với những giảng viên không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Đối với những giảng viên có biểu hiện sa sút về

phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn yếu, không cố gắng học tập, rèn luyện để vươn lên, nhà trường nhiều lần nhắc nhở mà không chuyển biến thì cần có biện pháp xử lý kiên quyết có như vậy mới thúc đẩy được giảng viên nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, từ đó góp phần củng cố, nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường.

3.2.6.3 Điệu kiện thực hiện

Đơn vị chủ quản quan tâm đến cơng tác GDNN nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên GDNN nói riêng. Ban hành chính sách thu hút giảng viên phù hợp với cơ chế hiện hành.

Nguồn giảng viên tuyển chọn đảm bảo yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Phải có nguồn lực tài chính dồi dào để trả lương cho giảng viên có chất lượng đặc biệt là những giảng viên là kỹ sư có trình độ tay nghề cao tại các doanh nghiệp.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, bố trí kinh phí hợp lý cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 103 - 106)