Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 29 - 32)

1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh

1.4.2. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên

1.4.2.1 Tuyển chọn

Tuyển chọn là quá trình căn cứ vào các yêu cầu công việc tổ chức đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ. Tuyển chọn dựa trên cơ sở yêu cầu công việc thể hiện rõ nét trong bản mô tả công việc.

Hiện nay nhà nước ngày càng đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng về công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng giảng viên. Các trường cao đẳng tự chịu trách nhiệm trong tuyển dụng và phân công sử dụng đội ngũ giảng viên. Đối với nhà giáo GDNN, quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng giảng viên được quy định cụ thể tại Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/3/2017 của Bộ LĐ-TX&XH.

Số lượng cũng như cơ cấu của vị trí giảng viên cần tuyển được xác định dựa trên kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và dựa trên khung năng lực cho từng vị trí cần tuyển dụng. Trước hết việc xây dựng kế hoạch tuyển chọn giảng viên phải căn cứ vào quy mô, ngành/nghề đào tạo.

Kế hoạch tuyển chọn giảng viên cần được xây dựng chi tiết về số lượng, yêu cầu vị trí dự tuyển, từng vị trí cần có mơ tả cơng việc cụ thể; có quy định nhằm thu hút tuyển chọn giảng viên có trình độ chun mơn, kinh nghiệm cơng tác, trình độ tay nghề… Thơng tin tuyển chọn cần được công khai qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là tuyển dụng giảng viên vào biên chế nhà nước cần tuân thủ các quy định của nhà nước về tuyển dụng viên chức nhà nước.

Bước 1: Phỏng vấn sơ bộ

Bước 2: Sàng lọc các ứng viên qua khảo sát hồ sơ Bước 3: Đánh giá, khảo sát năng lực

Bước 4: Phỏng vấn chuyên sâu Bước 5: Thử việc

Bước 6: Kết luận về kết quả tuyển chọn

Như vậy quá trình tuyển chọn gồm có nhiều bước, việc thực hiện quy trình tuyển chọn góp phần sàng lọc, loại bỏ những ứng viên khơng đủ điều kiện, lựa chọn được những người có trình độ, năng lực, có khả năng đáp ứng được u cầu cơng việc. Các bước trong q trình tuyển chọn khơng phải là cố định, việc vận dụng quy trình tuyển dụng theo cách nào tùy thuộc vào tỷ lệ tuyển mộ, khả năng tài chính, mức độ tin cậy của thông tin thu thập được.

Việc tuyển chọn giảng viên phải hướng đến mục tiêu sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chun mơn. Chính vì vậy q trình tuyển chọn cần đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Cần có chính sách nhằm thu hút giảng viên giỏi từ các cơ sở đào tạo khác, tạo nguồn tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc; các kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm trong các doanh nghiệp vào làm việc tại trường. Tuyển chọn phải hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức theo vị trí việc làm.

Thử việc là bước quan trọng trước khi đưa ra quyết định tuyển chọn nhằm bảo vệ tổ chức. Trong giai đoạn này người dự tuyển sẽ nhận được sự hướng dẫn, khuyến khích để giúp họ phát triển kỹ năng và khả năng để thực hiện cơng việc. Cuối q trình thử việc, người hướng dẫn sẽ nhận xét, đánh giá về người thử việc. Những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu sẽ không được tuyển.

Việc ra quyết định tuyển chọn và hoàn thiện các thủ tục pháp lý sau khi tuyển chọn là yêu cầu bắt buộc. Các nội dung trên phải đảm bảo các cơ sở pháp lý của nhà nước về quản lý, sử dụng viên chức, người lao động.

1.4.2.2 Sử dụng đội ngũ giảng viên:

Bên cạnh việc làm tốt công tác tuyển chọn giảng viên, các trường cao đẳng cần chú trọng đến công tác sử dụng đội ngũ giảng viên. Sử dụng đội ngũ giảng viên

chính là sự sắp xếp, phân công giảng viên vào những vị trí phù hợp tương ứng với từng chức danh nghề nghiệp, phù hợp với trình độ chun mơn nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường của từng giảng viên trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Sử dụng giảng viên còn hướng đến mục tiêu chủ động đặt giảng viên vào những vị trí cơng việc phù hợp với năng lực, sở trường của giảng viên, đồng thời đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chung của nhà trường trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Sử du ̣ng đội ngũ giảng viên gồm nhiều nội dung như: phân công nhiệm vụ, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

Sử dụng giảng viên khẳng định vai trị chủ động của nhà trường trong cơng tác cán bộ nhằm phát huy tối đa năng lực của giảng viên phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nhà trường, đồng thời sử dụng giảng viên cịn nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của giảng viên hướng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao. Hiện nay nhà nước đã ban hành các văn bản quy định về sử dụng giảng viên, các trường cần căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ thể xây dựng các quy chế, quy định cho phù hợp với từng trường.

Hàng năm các trường cần chủ động xây dựng kế hoạch bố trí giảng viên, lựa chọn những người có đủ trình độ và năng lực tham gia giảng dạy. Bên cạnh các tiêu chuẩn theo quy định cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý và điều kiện cụ thể của từng đối tượng để có sự phân cơng phù hợp.

Trong sử dụng giảng viên cần tạo môi trường để những giảng viên có trình độ chun mơn cao, nhất là trình độ tay nghề phát huy năng lực, tạo điều kiện nhân rộng các nhân tố này.

Công tác điều động, biệt phái, luân chuyển là việc làm thường xuyên trong công tác cán bộ. Việc điều động, biệt phái, luân chuyển cần căn cứ vào trình độ, năng lực của giảng viên và xuất phát từ yêu cầu công việc.

Để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên khơng thể không quan tâm đến vấn đề đề bạt, bổ nhiệm giảng viên. Các trường cần ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ, trong đó chú trọng xem xét đề bạt bổ nhiệm những giảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, xem xét ưu tiên giảng viên trẻ có triển vọng phát triển tạo động lực để giảng viên phấn đấu, rèn luyện.

Sử dụng giảng viên gắn với kết quả đào tạo, bồi dưỡng cũng là một nội dung quan trọng từ đó tạo động lực thúc đẩy giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Để đảm bảo tính chiến lược trong phát triển đội ngũ giảng viên, trong bố trí, sử dụng giảng viên cần kết hợp giữa các thế hệ giảng viên, giảng viên trẻ với giảng viên lớn tuổi để bổ sung cho nhau về năng lực, kinh nghiệm thực tế, kết hợp được những phẩm chất tốt của các thế hệ.

Cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán, mũi nhọn. Đó là những giảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ tốt, có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp. Đội ngũ giảng viên cốt cán, mũi nhọn là mắt xích quan trọng, là nguồn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 29 - 32)