Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 46 - 48)

2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh

2.1.5. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của nhà trường không ngừng được đầu tư, nâng cấp và mở rộng.

- Tổng diện tích mặt bằng 24.310 m2 (Diện tích đất xây dựng cơng trình: 5,294 m2, diện tích đất lưu khơng: 19,016 m2)

- Phịng học lý thuyết: 40 phịng (tổng diện tích 1400 m2) trung bình 2,5 m2/1 HSSV, trong đó:

+ Số phòng học dùng chung cho các nghề: 35 phòng

+ Số phịng học lý thuyết chun mơn theo nghề: 05 phòng

- Phịng, xưởng thực hành: 38 phịng (tổng diện tích 7.840 m2) trung bình 6,0 m2/1 HSSV

- Thư viện: 02 phịng (phịng đọc và kho sách) tổng diện tích 200 m2

- Nhà ăn: 1 nhà ăn diện tích 360 m2

Khu làm việc, khu học đường xây dựng kiên cố, đảm bảo điều kiện làm việc, học tập của cán bộ, giáo viên và HSSV; Trang thiết bị giảng dạy và thực hành theo công nghệ mới hiện đại và thường xuyên bổ sung, tăng cường từ nguồn ngân sách Nhà nước và các Dự án đầu tư của nước ngoài;

Trong giai đoạn vừa qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị từ ngân sách nhà nước (Chương trình mục tiêu quốc gia), các tổ chức trong nước và quốc tế như tổ chức GTV (Italia); tổ chức ILO (tổ chức Lao động quốc tế). Đặc biệt trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh là một trong năm trường của cả nước được tổ chức phát triển Đức - GIZ (CHLB Đức) đầu tư tài trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong đó có khu xưởng cơng nghệ cao được đầu tư xây dựng theo mơ hình một nhà máy thu nhỏ, được trang bị dây truyền sản xuất tiên tiến, hiện đại tạo điều kiện tốt nhất để HSSV thực tập sản xuất.

Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng được đầu tư không đồng bộ, cịn thiếu các cơng trình phụ trợ như ký túc xá, nhà đa năng, sân vận động… gây khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HSSV. Đặc biệt trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, máy móc của doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, trang thiết bị dạy học của nhà trường mới cơ bản đáp ứng được một phần yêu cầu công tác đào tạo. Chính vì vậy, nhà trường đang đẩy mạnh mơ hình phối hợp nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nhằm tranh thủ sự hướng dẫn về chuyên môn của đội ngũ kỹ sư lành nghề và máy móc, trang thiết bị của doanh nghiệp để sinh viên thực tập sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 46 - 48)