Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 88 - 91)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong bồi dưỡng

lý cấp trên, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong hiện tại và hướng phát triển trong tương lai, xuất phát từ thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Trong suốt quá trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu nhà trường. Việc tổ chức thực hiện các quy hoạch cần có sự kiểm tra, đánh giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế.

Tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách thu hút đặc thù đối với giảng viên GDNN nhằm thu hút người có trình độ, năng lực vào cơng tác tại các cơ sở GDNN. Đồng thời giao biên chế cho nhà trường phù hợp với quy mô phát triển của nhà trường.

Nhà trường cần nghiên cứu thực hiện một số chính sách nhằm thu hút người có trình độ cao, có kinh nghiệm về tham gia giảng dạy. Điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế.

Phát huy dân chủ trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. Nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giảng viên trong việc tham gia xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong bồi dưỡng giảng viên giảng viên

3.2.3.1 Mục tiêu

Tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, mở rộng môi trường trải nghiệm nghề nghiệp để giảng viên phát triển chuyên môn, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

3.2.3.2 Nội dung và cách thực hiện

Trước hết nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp trên cơ sở phân tích điều kiện, hồn cảnh cụ thể của đơn vị, xác định nhu cầu đào tạo của nhà trường để lựa chọn doanh nghiệp phù hợp.

Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp thơng qua nhiều hình thức như: tập huấn, tổ chức các hội thảo, trao đổi về nghiệp vụ giữa giảng viên nhà trường và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, hội chợ giới thiệu việc làm. Đảm bảo được cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ giúp trường tận dụng các trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để bồi dưỡng, đào tạo lại cho giảng viên. Thực tế cho thấy đào tạo, bồi dưỡng trong công việc là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả rất cao đối với giảng viên GDNN.

Đề nghị doanh nghiệp tạo điều kiện để giảng viên được trải nghiệm, thực tế tại doanh nghiệp để tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại của doanh nghiệp. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đối với giảng viên. Thông qua các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, giảng viên được cập nhật kiến thức mới, những tiến bộ của khoa học, cơng nghệ, có điều kiện cọ sát thực tế góp phần nâng cao trình độ tay nghề.

Nhà trường lựa chọn và ký kết thỏa thuận phối hợp với doanh nghiệp về các nội dung trọng tâm sau:

- Cho HSSV đi trải nghiệm thực tế, tiếp nhận HSSV thực tập tốt nghiệp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV.

- Phối hợp trong xây dựng chương trình đào tạo các nghề;

- Phối hợp trong trao đổi chuyên môn kỹ thuật, tạo điều kiện cho giảng viên nhà trường tham gia trải nghiệp, lao động sản xuất trực tiếp nhằm nâng cao trình độ chun mơn, trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ giảng viên.

- Phối hợp với doanh nghiệp mở các lớp bồi dưỡng tại doanh nghiệp, phối hợp trong công tác NCKH và chuyển giao công nghệ.

- Ký hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay. Tổ chức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Phối hợp với doanh bồi dưỡng kiến thức mới làm tiền đề cho việc chuyển đổi kỹ năng nghề đối với những ngành nghề ít hoặc khơng có người học, nhà trường phải tiến hành chuyển đổi nghề hoặc khi có sự thay đổi công nghệ.

- Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đánh giá kỹ năng nghề cho giảng viên. Đánh giá kỹ năng nghề là việc làm cần thiết nhằm xác định tay nghề của mỗi giảng viên. Trước khi tổ chức giác cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, ngoài việc đánh giá trình độ tay nghề thơng qua đó cịn đánh giá về kiến thức chun mơn. Các tiêu chuẩn cần được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm, kết quả phân tích cơng việc. Phương pháp đánh giá cần phải có cơ sở khoa học.Trước khi đánh giá cần quan tâm đến khâu đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua kết quả đánh giá, lãnh đạo nhà trường có nhìn nhận, đánh giá khách quan về trình độ kiến thức, kỹ năng của giảng viên, có hướng điều chỉnh kế hoạch phát triển đội ngũ cho phù hợp.

Quy chế phối hợp bồi dưỡng phải quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền lợi, lợi ích của các bên, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn năng lực của giảng viên và điều kiện của doanh nghiệp. Việc xây dựng cơ chế phối hợp được xây dựng trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả nhà trường và doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thêm nhân lực lao động, được cung cấp thông tin về nguồn nhân lực đang đào tạo và sẽ đào tạo đồng thời được nhà trường hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo lại công nhân của doanh nghiệp.

Đối với nhà trường: Phát triển đội ngũ giảng viên có tay nghề, có trình độ chun mơn vững vàng, có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, được cập nhật công nghệ mới, được trực tiếp sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề. Đây là phương pháp bồi dưỡng có hiệu quả rất cao đối với giảng viên GDNN.

Hàng năm nhà trường có thể cử giáo viên đi thực tế doanh nghiệp. Giảng viên được bồi dưỡng sẽ làm hạt nhân truyền đạt lại những kinh nghiệm và kiến thức từ doanh nghiệp cho số giáo viên còn lại. Như vậy kiến thức kỹ năng của giáo viên sẽ luôn được cập nhật mới và được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó trong kế hoạch tự bồi dưỡng của mình giảng viên cần đưa ra cụ thể từng nội dung, đề xuất nhu cầu bồi dưỡng với nhà trường. Ngồi thời gian lên lớp giảng viên phải bố trí thời gian phù hợp xuống doanh nghiệp thực hành, thực tập các bài thực hành sát với các mô đun giảng dạy.

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường và chủ doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển đội ngũ giảng viên, đồng thời cũng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chính các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong tình hình hiện nay.

Các cấp quản lý phải xây dựng cơ chế hợp tác nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường, doanh nghiệp trong gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lực hiệu quả. Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư máy móc, trang thiết bị có cơng nghệ hiện đại và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên GDNN đến thực tập rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 88 - 91)