Kết quả đánh giá thực trạng công tác sử dụng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 65 - 67)

ST T Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

1 Phân công giảng dạy phù

hợp với chuyên môn 51 64.6 22 27.8 6 7.6 0 0.0 2 Bố trí giảng dạy khoa học 8 10.1 10 12.7 23 29.1 38 48.1 3 Phát huy năng lực của GV 19 24.1 26 32.9 29 36.7 5 6.3 4 Điều động GV xuất phát từ

yêu cầu công việc 8 10.1 24 30.4 32 40.5 15 19.0 5 Thực hiện công tác bổ

nhiệm lãnh đạo, quản lý 36 45.6 29 36.7 12 15.2 2 2.5 6 Đảm bảo tính kế thừa

trong sử dụng đội ngũ 7 8.9 17 21.5 23 29.1 32 40.5

7 Trẻ hóa đội ngũ 47 59.5 23 29.1 9 11.4 0 0.0

8 Xây dựng đội ngũ giảng

viên mũi nhọn 0 0.0 9 11.4 18 22.8 52 65.8

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng công tác sử dụng giảng viên của nhà trường thu về kết quả đánh giá trung bình - khá.

Một số nội dung được đánh giá khá cao như: Phân công giảng dạy phù hợp với chun mơn, trong đó 64.6% ý kiến đánh giá mức độ tốt, 27.8% đánh giá mức độ khá, 7.6% đánh giá mức độ trung bình, khơng có kiến đánh giá ở mức độ yếu. Công tác trẻ hóa đội ngũ có 59.5% ý kiến đánh giá mức độ tốt, 29.1% đánh giá mức độ khá, 11.4% đánh giá mức độ trung bình, khơng có kiến đánh giá ở mức độ yếu. Việc thực hiện công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý, có 45.6% ý kiến đánh giá mức độ tốt, 36.7% đánh giá mức độ khá, 15.2% đánh giá mức độ trung bình, 2.5% ý kiến đánh giá ở mức độ yếu. Việc phát huy năng lực của giảng viên cũng có trên 65% ý kiến đánh giá từ mức độ khá trở lên.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh đã ban hành các quy định về công tác quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên như: Quy chế điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, Quy định đánh giá, xếp loại, TĐKT…. Căn cứ đặc điểm cụ thể của từng khoa, bộ mơn cũng như trình độ, năng lực của giảng viên, lãnh đạo nhà trường chủ động phân công nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với trình độ chun mơn của từng giảng viên. Đặc biệt Nhà trường chú trọng phát triển các nhân tố mới, các giảng viên trẻ có năng lực. Cơng tác bổ nhiệm đội ngũ lãnh đạo, quản lý được nhà

trường đặc biệt quan tâm. Kết quả thanh kiểm tra công tác tổ chức cán bộ cho thấy việc bổ nhiệm được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn. Đến nay đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý của nhà nhà trường cơ bản được kiện toàn, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Một số nội dung khảo sát thu về kết quả đánh giá mức độ yếu, cụ thể: Đảm bảo tính kế thừa trong sử dụng đội ngũ; bố trí giảng dạy khoa học; công tác xây dựng giảng viên mũi nhọn là nội dung được đánh giá thấp nhất, trong đó khơng có ai đánh giá mức độ tốt, 11,39% người đánh giá khá, 22,78% đánh giá mức độ trung bình và có tới 65,83% đánh giá mức độ yếu.

Cơng tác điều động giảng viên trong nội bộ trường được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên việc phân công, điều động một số giảng viên kiêm chức về các đơn vị khoa, bộ mơn trực tiếp làm cơng tác giảng dạy cịn chưa mạnh dạn.

Hiện nay đội ngũ giảng viên của nhà trường đa số là giảng viên trẻ, tính kế thừa về độ tuổi, thâm niên cơng tác cịn hạn chế. Nguyên nhân do trước đó có thời gian dài nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ, ít chú ý đến việc đảm bảo tính kế thừa về mọi mặt.

Việc phân cơng giảng dạy cịn thiếu khoa học, nguyên nhân là do nhiều nghề cịn thiếu giảng viên, từ đó gây sức ép đến việc bố trí, sử dụng giảng viên. Một số ngành/nghề cịn thiếu giảng viên vì vậy giảng viên phải dạy thừa giờ vượt quá tiêu chuẩn như khoa: Điện - Điện tử, Cơng nghệ cơ khí, Khoa học - KT - CNTT. Việc dạy thừa giờ không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của giảng viên mà cịn ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đến công tác NCKH của giảng viên và chất lượng đào tạo của Nhà trường. Hiện nay do chưa có chính sách trong cơng tác tuyển dụng nên nhà trường không thu hút được đội ngũ kỹ sư giỏi, thợ bậc cao từ các công ty, doanh nghiệp, tuyển chọn đội ngũ tập trung chủ yếu là những sinh viên tốt nghiệp các trường SPKT, kỹ thuật. Mặt khác việc phát huy, xây dựng những giảng viên có trình độ năng lực để họ trở thành những mũi nhọn còn rất nhiều hạn chế. Chưa phát huy được vai trị của những giảng viên có kinh nghiệm trong phát triển ngành, nghề và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn giảng viên của nhà trường cần chú trọng thu hút giảng viên có thâm niên cơng tác, xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán, mũi nhọn, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ, vừa đảm bảo tính kế thừa trong xây dựng đội ngũ. Bên cạnh đó cần chú trọng tuyển dụng bổ sung thêm giảng viên tạo điều kiện để bố trí giảng viên khoa học, hợp lý.

2.3.2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Để có dữ liệu đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh tác giả tiến hành khảo sát (câu 4, phụ lục 1) kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp bắc ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 65 - 67)