1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh
1.4.4. Kiểm tra-đánh giá đội ngũ giảng viên
Kiểm tra - đánh giá là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực của bất kỳ tổ chức nào. Thông qua việc sử dụng những phương pháp đã được thiết kế một cách có lựa chọn, hoạt động kiểm tra - đánh giá được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong các trường cao đẳng, hoạt động kiểm tra, đánh giá giảng viên có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ nhiều mục tiêu quản lý khác nhau và có tác động trực tiếp đến đội ngũ giảng viên và nhà trường. Đánh giá đội ngũ giảng viên được quy định chặt chẽ và phải tuân theo quy định.
Căn cứ Kế hoạch năm học nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá trong đó quy định cụ thể mục đích, yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, cá nhân trong thực hiện cơng tác kiểm tra - đánh giá. Mục đích và yêu cầu của công tác kiểm tra - đánh giá cần thể hiện toàn diện các nội dung ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của đội ngũ giảng viên. Kết quả kiểm tra - đánh giá làm căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên; Chính vì vậy cơng tác kiểm tra - đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, tồn diện.
Các tiêu chuẩn đánh giá giảng viên phải cụ thể, có thể đo lường được. Một yêu cầu quan trọng khi xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc là phải lượng hóa được các yếu tố thực hiện cơng việc. Có thể đạt được: Tức là các tiêu chuẩn có thể đạt được bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân giảng viên. Tuy nhiên cần lưu ý các tiêu chuẩn không được quá thấp làm cho việc thực hiện công việc trở nên quá dễ dàng, khiến cho người lao động mất đi sự nỗ lực phấn đấu trong thực hiện công việc. Hợp lý: Các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng đảm bảo thực hiện công việc phải phù hợp với đặc điểm của từng vị trí. Có thời hạn: Tiêu chuẩn đánh giá cần đưa ra hạn định thực hiện công viêc, làm căn cứ để xem xét, đánh giá.
Để quá trình đánh giá tình hình thực hiện cơng việc của người giảng viên đạt được hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thì việc lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp cũng rất quan trọng. Trong cơng tác đánh giá giảng viên có thể sử dụng một cách kết hợp và có lựa chọn những phương pháp sau đây: Phương pháp quản lý theo mục tiêu, phương pháp báo cáo hay viết bản tường thuật, phương pháp thang đo đánh giá đồ họa, phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi, phương pháp bình bầu. Cần chú ý đánh giá tồn diện về mọi mặt như: công tác giảng dạy về chỉ tiêu về số lượng định mức giờ giảng chuẩn, chất lượng giờ giảng thông qua dự giờ, kết quả đạt được của SV; công tác nghiên cứu khoa học về chỉ tiêu số lượng thể hiện bằng số điểm nghiên cứu, tham gia đề tài, biên soạn giáo trình, bài giảng; cơng tác học tập nâng cao trình độ: tham gia các
khóa đào tạo, tự nâng cao trình độ chun mơn...; các tiêu chuẩn về tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ đối với sinh viên.
Việc lựa chọn người đánh giá cần được đặc biệt quan tâm. Thông thường người đánh giá chủ yếu là người lãnh đạo trực tiếp. Đối với giảng viên trong trường cao đẳng thì lãnh đạo trực tiếp là Trưởng, Phó khoa, Trưởng phó phịng, ban hay Trưởng bộ mơn; họ là những người quản lý trực tiếp tình hình thực hiện cơng việc của giảng viên. Tuy nhiên lấy ý kiến đánh giá cịn qua nhiều kênh thơng tin khác như giảng viên tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, cấp dưới, của HSSV…Tuy nhiên ý kiến đánh giá của người quản lý trực tiếp thường là chủ đạo, có tính quyết định, các ý kiến khác là để tham khảo.
Chu kỳ kiểm tra - đánh giá là khoảng thời gian mà việc kiểm tra-đánh giá được lặp lại. Việc xác định chu kỳ đánh giá khá quan trọng, chu kỳ đánh giá khơng nên q ngắn vì khi đó sẽ khơng thu thập hết thơng tin phản ánh tình hình thực hiện công việc của người giảng viên, và cũng không nên q dài khiến thơng tin khơng cịn chính xác. Việc xác định chu kỳ đánh giá phù hợp phụ thuộc vào đặc điểm cơng việc, mục đích đánh giá và mục tiêu nhà quản lý. Đối với giảng viên để đánh giá chính xác kết quả thực hiện cơng việc của họ cần dựa vào đặc điểm cơng việc có thể đánh giá theo năm học, theo học kỳ hoặc đánh giá theo tiến độ của từng môn học dựa trên đánh giá của HSSV học mơn học đó là kênh thơng tin quan trọng.
Xử lý kết quả kiểm tra - đánh giá là khâu cuối cùng của hoạt động kiểm tra - đánh giá, đây là q trình xem xét lại một cách có hệ thống kết quả thực hiện công việc của người giảng viên, cung cấp cho người giảng viên những ý kiến phản hồi, những nhận xét về năng lực thực hiện công việc của họ và đưa ra các biện pháp để hoàn thành sự thực hiện công việc trong tương lai. Sau khi hồn thành cơng tác đánh giá cần phải cung cấp thông tin phản hồi tới giảng viên. Việc cung cấp thông tin phản hồi vô cùng quan trọng, nếu cung cấp đúng thời điểm sẽ tạo động lực giúp cho quá trình làm việc được điều chỉnh tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường cao đẳng. Để công tác xử lý kết quả đạt hiệu quả nhà quản lý cần nhận thức đúng và có bước chuẩn bị chu đáo: xem xét lại kết quả đánh giá, tìm cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng được đánh giá, lựa chọn địa điểm, thời gian thông báo tới người giảng viên.
Kết quả đánh giá giảng viên là căn cứ quan trọng để nhà quản lý thực hiện bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua, khen thưởng…