Tăng cường, củng cố và hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 100 - 103)

1.3.3 .Đặc điểm quản lý HĐNGLL của sinh viên trong trường CAND

3.2. Những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ

3.2.7. Tăng cường, củng cố và hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành,

hợp trong cơng tác quản lý hoạt động ngồi giờ lên lớp của sinh viên nhà trường

3.2.7.1. Ý nghĩa, mục tiêu

- Tăng cường củng cố, hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành, chỉ huy phối hợp trong cơng tác quản lý hoạt động ngồi giờ lên lớp là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐNGLL của SV, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện tốt của SV nhà trường.

- Xác định mơ hình quản lý có tính khả thi và hiệu quả, xác định rõ vai trị, vị trí, trách nhiệm của các tập thể cá nhân trong quản lý HĐNGLL của SV để đáp ứng được đòi hỏi quản lý HĐNGLL của Học viên hiện nay.

3.3.7.2. Tổ chức thực hiện

Để tăng cường củng cố, hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành, chỉ huy phối hợp trong công tác quản lý HĐNGLL của SV nhà trường cần thực hiện một số các biện pháp như sau:

- Bổ xung, sửa đổi các quy định chưa phù hợp về phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị chức năng, tập thể và cá nhân trong quản lý HĐNGLL trong nhà trường. Có chế tài cụ thể, phù hợp để phát huy khả

năng, năng lực quản lý của các tập thể, cá nhân và hạn chế bất cập, yếu kém trong quản lý hoạt động này.

- Mơ hình quản lý HĐNGLL cúa SV cần vận dụng linh hoạt theo Quy chế QLHV do bộ CA ban hành [6]: Các tổ chức đơn vị SV được quy định từ hệ học, khóa học, lớp học (trung đội), tổ (tiểu đội ); Điều quan trọng là đội ngũ cán bộ của các tổ chức nói trên phải thực sự có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành thì các hoạt động của SV mới đạt kết quả cao.

- Phòng QLHV là đơn vị chuyên trách quản lý giáo dục SV và quản lý HĐNGLL của SV cần phải được tăng cường, củng cố, hoàn thiện về tổ chức, các nguồn lực khác. Trong đó cần phải tăng cường đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực để quản lý HĐNGLL của SV đáp ứng được theo mục tiêu đào tạo của Học viện. Cần phải rà soát lại đội ngũ GVCN, điều chuyển những cán bộ khơng có khả năng làm cơng tác quản lý HĐNGLL cúa SV để làm công việc khác; cần khắc phục những tồn tại trước đây: Cứ giáo viên khơng giảng dạy được thì đưa sang quản lý SV hoặc cán bộ hạn chế về quản lý ở phòng khác thường chuyển đến phòng QLHV…

- Phòng QLHV phải được củng cố để làm tốt chức năng tham mưu về công tác quản lý HĐNGLL của SV, là cầu nối giữa các đơn vị học viên với các khoa, phịng, Bộ mơn giáo dục.

- Phòng QLHV áp dụng việc gắn trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp học, đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đồn hơi với kết quả hoạt động NGLL của SV lớp mình phụ trách để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ này với việc quản lý HĐNGLL của SV.

- Các đơn vị như phòng Đào tạo, trung tâm Tư liệu thư viện, phịng Hành chính tổng hợp, phòng Hậu cần, phòng Quản lý nhà ăn, thông qua các hoạt động chun mơn của mình phải có trách nhiệm tham gia tốt việc quản lý và nhắc nhở SV chấp hành nội quy, kỷ luật; đồng thời chú ý lề lối làm việc, tích cực và chủ động trong việc phối hợp với phòng QLHV để làm tốt công tác quản lý HĐNGLL cúa SV, tạo điều kiện thuận lợi cho SV học tập tốt, rèn luyện tốt.

- Các Bộ mơn giáo dục, phịng chức năng tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, thường xuyên quan tâm phối hợp giải quyết các yêu cầu về học tập và rèn luyện, tham gia các phong trào của SV. Định kỳ hàng tháng, học kỳ, năm học, các đơn vị chức năng cần tham gia đối thoại, giao ban với các đơn vị học viên để nắm tình hình và giải quyết kịp thời nguyện vọng, vướng mắc trong công tác quản lý HĐNGLL cúa SV.

- Các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ là những thành tố tham gia trong quá trình giáo dục, quản lý SV. Cùng với các đơn vị SV phối hợp tổ chức các phong trào học tập, rèn luyện nhằm thu hút SV tham gia. Thông qua các phong trào để xây dựng tập thể, tạo bầu khơng khí thi đua tích cực là cách tốt nhất để QL-GD và xây dựng nhân cách cho SV. Với phương châm lấy SV làm trung tâm các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cần hướng các hoạt động vào khối SV, đi sâu đi sát nắm tâm tư nguyện vọng của SV để đề xuất các phong trào nhằm thu hút SV tham gia đơng đảo, có chất lượng vào các hoạt động của trường.

- Cần tăng cường đổi mới, cải tiến cơ chế phối hợp trong công tác quản lý giáo dục SV giữa phòng QLSV với phòng Quản lý đào tạo, phịng Hành chính tổng hợp, các Bộ mơn giáo dục, các phịng chức năng, với đoàn trường và với chỉ huy các đơn vị SV. Muốn vậy, cần nhanh chóng bổ xung, hồn chỉnh cho phù hợp các quy định cụ thể về quy chế phối hợp tham gia quản lý HĐNGLL cúa SV giữa các đơn vị trong nhà trường. Đặc biệt nghiên cứu và áp dụng cơ chế phối hợp đồng chủ nhiệm của của cán bộ khoa, phòng chức năng để quản lý có hiệu quả hoạt động này của SV. Xác định rõ phạm vị quản lý, trách nhiệm quản lý và phối hợp với từng đơn vị với nhau. Tránh tình trạng bng lỏng, chồng chéo, hoặc tham gia hời hợt, kém hiệu quả của các đơn vị chức năng tham gia trong quản lý các hoạt động này.

-Tăng cường cải tiến phương pháp quản lý, nó giữ vai trị then chốt trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý HĐNGLL cúa SV: chỉ có sự cải tiến

phương pháp, biện pháp QL phù hợp với từng hệ học, lớp học, từng loại đối tượng SV mới có thể nâng cao hiệu quả cơng tác này. Tránh tình trạng áp dụng máy móc một biện pháp quản lý với tất cả các đối tượng SV trong toàn trường, mà phải vận dụng biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên tắc, tập trung, thống nhất theo quy chế quản lý SV của bộ GD& ĐT và của Bộ Công an.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)