Nhận xét, đánh giá chung về quản lý hoạt động ngoài giờ lên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 79)

1.3.3 .Đặc điểm quản lý HĐNGLL của sinh viên trong trường CAND

2.3. Nhận xét, đánh giá chung về quản lý hoạt động ngoài giờ lên của

viện CSND

Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác quản lý HĐNGLL đối với SV của nhà trường, có thể rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của và nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả của công tác này như sau:

2.3.1. Điểm mạnh : (Ưu điểm )

- Sự chỉ đạo chặt chẽ, sâu xát, thống nhất từ Ban Giám đốc đến các đơn vị chức năng trong tổ chức các HĐNGLL cho SV

-Tổ chức học tập các văn bản về nội quy, quy chế, điều lệnh CAND, các nội dung của HĐNGLL cho SV: Đây là nội dung quan trọng trong các hoạt động đầu khố được thực hiện có nề nếp của Học viện trong những năm gần đây.

-Các HĐNGLL được quy đinh chặt chẽ trong trương trình kế hoạch khung của nhà trường. nên tập thể cá nhân thực hiện nghiêm túc.

- SV chủ yếu nội trú trương trường nên có điều kiện tổ chức các nội dung HĐNGLL, đặc biệt là các hoạt động tập thể..

2.3.2. Điểm yếu: (Tồn tại )

- Nhận thức về công tác quản lý HĐNGLL củA SV thông qua các hoạt động ngoài giờ của một số bộ phận cán bộ trong nhà trường chưa đầy đủ, chưa thấy hết được vị trí tầm quan trọng của cơng tác này.

- Sự phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng - phòng- ban trong nhà trường đối với công tác quản lý HĐNGLL chưa đồng bộ, thống nhất. Phòng Quản lý học viên, Phòng Đào tạo, Phòng Xây dựng lực lượug, tổ chức Đoàn thanh niên, hội phụ nữ chưa có sự phối hợp thực sự ăn khớp, đơi khi cịn chồng chéo trong tổ chức các phong trào cho SV.

- Việc cải tiến công tác quản lý HĐNGLL chưa được chú trọng, nội dung giáo dục, rèn luyện SV còn nghèo nàn, chưa theo kịp với sự pháp triển của xã hội. Phương pháp giáo dục còn cứng nhắc, nặng về xử lý, hình thức tuyên truyền giáo dục đơn điệu, thiếu hấp dẫn, nên không gây hứng thú cho SV. Sự giao lưu VHVN - TDTT giữa nhà trường với các đơn vị bạn chưa được quan tâm đúng mức.

- SV ít được tham gia các hoạt động xã hội ngoài trường, trong khi nhu cầu giao tiếp của tuổi trẻ lại rất lớn. Cơng tác quản lý HĐNGLL , ngồi giờ hành chính là một điểm yếu, chưa có hiệu quả, nhất là trong các ngày nghỉ.

- Công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý HĐNGLL của Học viện chưa được quan tâm đúng mức, nhìn chung đội ngũ cán bộ này thiếu về số lượng, yếu kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức giáo dục SV.

- Cơ sở vật chất phục vụ Công tác quản lý HĐNGLL của SV đã được cải thiện, song chưa đáp ứng được yêu cầu như: Thư viện, tư liệu còn nghèo nàn, chật hẹp, Sân chơi bãi tập chật chội, dụng cụ cho thể thao thiếu, câu lạc bộ phục vụ vui chơi, giải trí và học tập cho SV q ít, hoạt động khơng thường xuyên; Kinh phí dành cho các hoạt động VHVN - TDTT cịn q ít ỏi, nơi ăn ở, sinh hoạt tập thể của SV còn quá thiếu và chật chội.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Từ thực trạng quản lý HĐNGLL có thể rút ra một số nguyên nhân, điều kiện làm hạn chế hiệu quả quản lý HĐNGLL như sau:

a) Do nhận thức của CB, GV và SV về HĐNGLL cịn hạn chế, chưa đồng đều nên cơng tác cơng tác này chưa được quan tâm đúng mức về mọi mặt.

b) Công tác quản lý HĐNGLL thông qua quản lý nội dung tự học và hoạt đông VHVN-TDTT và các hoạt động tập thể khác chưa có kế hoạch phù hợp, biện pháp thiếu đồng bộ, khoa học, trơng chờ, máy móc trong tổ chức các hoạt động. c) Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý HĐNGLL cịn yếu về trình độ chun mơn, năng lực quản lý nên chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày một cao đối với công tác quản lý hoạt động này.

d) Cơng tác quản lý HĐNGLL của Học viện cịn chưa thực sự đồng bộ, sự phối kết hợp giữa các cá nhân quản lý, các tập thể, đơn vị chức năng chưa được tốt. e) Do kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên chưa chặt chẽ., nghiêm túc, kịp thời.

g) Bộ máy quản lý, cơ chế hoạt động chưa được cải tiến phù hợp với điều kiện hiện nay. h) Do thiếu những điều kiện phục vụ HĐNGLL về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, mặt bằng khuôn viên chặt hẹp.

Tiểu kết Chƣơng 2

Đã giới thiệu một số nét về lịch sử hình thành và phát triên của Học viện CSND, Các đơn vị khoa, phòng chức năng của Học viện. Đã nêu được những đặc điểm HĐNGLL của SV. Đồng thời tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng HĐNGLL và quản lý các HĐNGLL của SV. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐNGLL của SV nhà trường, thơng qua việc phân tích đánh giá hiện trạng rút ra những nhận xét: điểm mạnh, điểm yếu và chỉ ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý HĐNGLL của nhà trường, để làm cơ sở đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý HĐNGLL của sinh viên Học viện.

Chƣơng 3: NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VÊN HỌC VIỆN CSND

3.1. Cơ sở để xây dựng biện pháp

- Xuất phát từ đặc điểm của HĐNGLL và thực trạng công tác quản lý HĐNGLL của SV Học viện CSND, thấy rằng: Học viện đã đạt được một số kết quả nhất định trong quản lý HĐNGLL, đã dần đưa hoạt động này vào quy củ, nề nếp. Tuy nhiên công tác này của Học viện vẫn còn nhiều hạn chế bất cập, biểu hiện: nhận thức của cán bộ, giáo viên, SV chưa đồng đều, sâu sắc về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của HĐNGLL trong giáo dục-đào tạo; Quản lý các hoạt động tự học của SV còn nhiều hạn chế, yếu kém; Tổ chức các hoạt động VH-VN, TD- TT…quản lý thực hiện điều lệnh CAND của Học viện chưa thường xuyên; Việc triển khai thực hành xã hội, thực tập cho SV còn chồng chéo, thiếu thống nhất; Các văn bản pháp quy liên quan đến HĐNGLL chưa được chỉnh sửa, bổ xung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế; Năng lực tổ chức, quản lý của Cán bộ quản lý (GVCN), cán bộ đồn, cán bộ lớp cịn yếu chưa đồng đều; Bộ máy, cơ chế phối hợp quản lý HĐNGLL chưa cải tiến phù hợp; Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí dành cho hoạt động HĐNGLL rất hạn hẹp thiếu thốn so với yêu cầu.

- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, từ chức năng quản lý giáo dục- quản lý nhà trường của Học viên, xuất phát từ việc tổng kết rút kinh nghiệm các biện pháp quản lý HĐNGLL đã có hiệu quả tốt của các Trường Đại học trong nghành Công an.

Cho phép chúng tôi đề xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý HĐNGLL của SV Học viện CSND như sau:

3.2. Những biện pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên Học viện CSND

3.2.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý HĐNGLL của sinh viên, cho cán bộ, giáo viên và sinh viên công tác quản lý HĐNGLL của sinh viên, cho cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường

3.2.1.1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐNGLL cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và SV là việc làm hết sức cần thiết, có tính chất cấp bách và lâu dài, nên cần phải có kế hoạch, chương trình và cách làm phù hợp.

Tuyên truyền, quán triệt làm cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị, GV và SV toàn trường nhận thức đầy đủ, đúng đắn, về vai trị, vị trí tầm quan trọng của HĐNGLL và tích cực tham gia quản lý HĐNGLL và thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao giáo dục tồn diện người chiến sĩ Cơng an khi ra trường.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- Đối với cán bộ lãnh đạo nhà trường:

+ Cần xác định HĐNGLL là hoạt động giáo dục bắt buộc song song với hoạt động học tập trên lớp trong nhà trường, để có kế hoạch bồi dưỡng tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phân công trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên tổ chức các HĐNGLL.

+ Cần xác định HĐNGLL liên quan trực tiếp đến tất cả các hoạt động quản lý khác của nhà trường nên cần có kế hoạch quản lý cụ thể, tỉ mỉ chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho hoạt động này và tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường trong quản lý HĐNGLL của sinh viên.

- Đối với cán bộ, giáo viên:

+ Tổ chức học tập một cách đầy đủ, nghiêm túc các mục đích, yêu cầu và nội dung, chương trình hoạt động của cơng tác quản lý HĐNGLL của SV cho tất cả CB, GV toàn trường, bằng cách thông qua các hội thảo, đánh giá sơ kết, tổng kết các HĐNGLL…

+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, quán triệt các văn bản của bộ, của trường liên quan đến quản lý, tổ chức các HĐNGLL.

+ Cần tổ chức tập huấn các kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục để tạo sự chuyển biến nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV trực tiếp làm quản lý HĐNGLL của SV.

+ Tổ chức hội nghị quản lý HĐNGLL của SV (2 năm 1 lần), hội thảo, trao đổi các chuyên đề về cơng tác QL-GD học viên ngồi giờ lên lớp.

+ Tiến hành sơ kết, tổng kết về công tác quản lý HĐNGLL của SV (làm từ đơn vị lớp học).

+ Thường xuyên cho cán bộ đi tham quan, học hỏi, tìm hiếu phương pháp tổ chức, quản lý các HĐNGLL của SV của các trường, cơ sở đào tạo có kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động này trong và ngồi nghành. Qua đó để rút ra những bài học, kinh nghiệm quản lý hay và những mặt còn hạn chế, bất cập nhằm học tập kinh nghiệm lẫn nhau và giúp các cấp lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác quản lý HĐNGLL của SV có hiệu quả hơn.

+ Thông qua việc triển khai các hình thức hoạt động sinh hoạt khác, như sinh hoạt chi bộ, chi đồn, hội phụ nữ, tổ chức cơng đoàn của nhà trường để quán triệt, tuyên truyền cho mỗi CB, GV nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức HĐNGLL cho SV.

-Đối với SV:

+Cung cấp đầy đủ thông tin các yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung HĐNGLL ngay từ đầu năm học thông qua các buổi học tập, sinh hoạt đầu khóa, đầu năm học cho SV. Giúp họ có nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí vai trị cơng tác quản lý HĐNGLL của SV trong việc giáo dục nhân cách người chiến sỹ CAND.

+ Thường xuyên tuyên truyên bằng nhiều hình thức như sinh hoạt tập thể

theo các nội dung, chủ đề và các hoạt động bổ ích khác do nhiều lực lượng giáo dục tham gia như: Khoa, phịng, Đồn, Hội …đứng ra tổ chức. Từ đó giúp SV có nhận thức đúng và tích cực, tự giác tham gia HĐNGLL, khắc phục những nhận thức sai lệch, đơn giản, không đúng, không đầy đủ về HĐNGLL của SV.

3.2.2.Tăng cường quản lý hoạt động tự học và các hoạt động ngoài lớp khác

3.2.2.1. Tăng cường các biện pháp quản lý tự học * Mục tiêu

Xây dựng được phong trào tự quản, tự học của SV rộng khắp trong toàn Học viện. Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức tự học hiệu quả cho SV, để khuyến khích, lơi cuốn sự tham gia sơi nổi, tích cực, tự giác của SV, không ngừng nâng cao kết quả học của SV tồn trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

*Tổ chức thực hiện

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học, Học viện cần làm tốt giáo dục chính trị tư tưởng cho SV, tập trung đi sâu vào nhiệm vụ, động cơ, thái độ học tập của SV. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị tự học đối với kết quả học tập của SV, tạo cho sinh viên chủ động trong quá trình học tập của mình. Cần có các biện pháp quản lý tự học vừa để SV có điều kiện lựa chọn phương pháp tự học cho mình một cách phù hợp, hiệu quả nhất, vừa đảm bảo thực hiện tốt các quy định về học tập rèn luyện chung của nhà trường. Do vậy Học viện cần duy trì và tổ chức tốt các biện quản lý hoạt động tự học cụ thể như sau:

- Phổ biến nội quy, quy định của Học viện về họat động tự học SV ngay sau khi SV nhập học Học viện. Phòng quản lý SV kết hợp với các khoa, phòng chức năng thực hiện phổ biến nội quy, quy định cho SV, thường xuyên rà soát, xem xét đề nghị Bộ, Ban Giám đốc ra quyết định sửa đổi, bổ sung những quy định cho phù hợp.

- Mở rộng giao lưu giữa các lớp trong cùng một khoá, giữa các khoá với nhau, giữa SV với GV, giữa SV học giỏi với SV học còn kém để mọi người thường xuyên gặp gỡ có thể trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm học tập, để nâng cao kết quả học tập, đồng thời gắn bó tình thầy trị, tình bằng hữu, tình đồng đội.

- Xây dựng động cơ tự học cho SV, Học viện cần phải lấy kết quả học tập là một tiêu chuẩn để xét duyệt tiêu chuẩn thi đua, tiêu chuẩn kết nạp Đảng… tạo động cơ phấn đấu cho SV tích cực, hăng say học tập.

- Phịng quản lý SV cũng với các bộ mơn yêu cầu, chỉ tiêu để mỗi SV tự lập một kế hoạch tự học cho mỗi năm học, học kỳ theo thời khóa biểu đã được biết trước. Các bộ mơn đóng vai trị tư vấn về nội dung, phương pháp tự học cho SV.

- Nhà trường cần có quy định cụ thể đối với các khoa, phòng chức năng trong nhà trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức, phối hợp quản lý hoạt tự học của SV được tốt.

- Xây dựng phong trào tự học, tự quản của SV rộng khắp, tổ chức nhiều các hoạt động để khuyến khích, lơi cuốn sự tham gia tích cực, tự giác của SV. - Các hệ học, khố học thuộc phịng quản lý SV và Đồn thanh niên phải phối hợp chặt chẽ, phát động phong trào thi đua “SV tự quản", xây dựng phong trào tự học, tự quản của SV để phong trào tự quản trong hoạt động tự học của SV thực sự chuyển biến đi vào tự giác.

- Thường xuyên nghiên cứu tổ chức, kiểm tra đánh giá nội dung, phương pháp tự học của SV, duy trì phổ biến, triển khai các biên pháp quản lý tự học có hiệu quả như:

+ Duy trì tự học trên hội trường buổi tối, là một biện pháp cần thiết, bởi vì có đưa SV lên hội trường học theo lớp học tập thể thì có điều kiện quản lý qn số tự học tốt hơn, mới kèm cặp được số SV, học yếu, lười học, lười nghiên cứu và có điều kiện tổ chức các hình thức học nhóm, thảo luận nhóm …và các hình thức tự học hiệu quả khác. Duy trì tự học cho SV trên hội trường học cần có giáo viên với vai trò cố vấn học tập kết hợp với GVCN, cán bộ các lớp học để quản lý, duy trì kiểm tra chắc chắn xẽ đạt hiệu quả tự học cao.

+ Duy trì hoạt động tự học của SV ở KTX, là cần thiết trong tình trạng nhà trường thiếu hội trường học, phòng tự học. Để QL có hiệu quả là tự học tại phòng ở SV cần giáo dục ý thức tự giác của mỗi SV, cũng như vai trò tự kiểm tra, giám sát của cán bộ lớp, cán bộ tiểu đội và của GVCN.

+ GV cần phải tăng cường kiểm tra việc đọc tài liệu, làm bài tập, học bài cũ: là biện pháp QL tự học cần thiết, có hiệu quả để SV có động cơ tích cực hơn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)