1.3.3 .Đặc điểm quản lý HĐNGLL của sinh viên trong trường CAND
3.2. Những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ
3.2.6. Xây dựng, điều chỉnh, bổ xung hệ thống văn bản quy định về quản
- Mặt khác bản thân mỗi GVCN phải không ngừng HT, RL, nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐNGLL, luôn cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản lý đáp ứng với tình hình của thực tế quản lý SV hiện nay.
* Đối với đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ phụ trách đoàn, hội
Đây là thành phần quan trọng trong lực lượng tham gia quản lý HĐNGLL của của SV bởi vậy:
- Cần quan tâm thực sự đến bồi dưỡng khả năng, năng lực quản lý lớp học và các tổ chức đoàn, hội cho đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ phụ trách đồn, hội. Trong đó, hàng năm tiến hành rà soát, tuyển chọn và bổ xung kịp thời đủ số lượng cán bộ theo quy định.
- Đảm bảo cho đội ngũ này hoạt động tốt, cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng năng lực cách thức, biện pháp quản lý lớp học, quản lý tổ chức đoàn, hội và bồi dưỡng năng lực tổ chức các phong trào trong SV cho họ.
- Thường xuyên giáo dục nhận thức, nâng cao vai trò trách nhiệm đối với tập thể, trách nhiệm đối với SV cho cán bộ lớp, cán bộ phụ trách đoàn, hội.
- Đề xuất khen thưởng kịp thời và giải quyết các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ phụ trách đồn, hội để động viên, khuyến khích đội ngũ này phát huy hết khả năng, trách nhiệm đảm bảo công tác đạt hiệu quả tốt nhất.
3.2.6. Xây dựng, điều chỉnh, bổ xung hệ thống văn bản quy định về quản lý HĐNGLL HĐNGLL
3.2. 6.1. Ý nghiã, mục tiêu
Xây dựng, điều chỉnh, bổ xung hệ thống văn bản quy chế, quy định về quản lý HĐNGLL là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết công việc. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Học viện CSND quy định phòng quản lý học viên cần tiến hành xây dựng, củng cố, bổ xung văn bản, hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐNGLL của sinh viên.
3.2. 6.2. Tổ chức thực hiện
* Xây dựng, điều chỉnh, bổ xung văn bản quy định về mơ hình quản lý, cơ chế hoạt động
- Cần xây dựng văn bản, quy định mơ hình quản lý HĐNGLL trong tình hình mới là một yêu cầu tất yếu. Thực tế các văn bản quy định đã ban hành khi thực hiện có nhiều điều khơng cịn phù hợp, khơng khả thi, vì vậy cần thường xun nghiên cứu điều chỉnh, bổ xung cho phù hợp với thực tiễn. ví dụ: điều chỉnh, bổ xung các quy chế về đào tạo theo Luật giáo dục, về Quy chế QLHV- quản lý HĐNGLL, Quy chế thi và kiểm tra, các quy định về phân loại xếp hạng SV theo tháng, học kỳ, năm học…
- Công tác quản lý HĐNGLL của SV thực sự có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, trong đó việc quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, của các tập thể, cá nhân trong lĩnh vực quản lý HĐNGLL đã tạo ra một cơ chế hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. của các tập thể, cá nhân ví dụ: điều chỉnh bổ xung văn bản quy định về cơ chế phối hợp của các đơn vị chức năng trong Học viên, thực hiện quy định đồng chủ nhiệm giữa GVCN của phòng quản lý học viên với giáo viên của các khoa, bộ mơn với cán bộ phịng quản lý đào tạo, quy định rõ các chức năng nhiệm vụ cho cố vấn học tập…vv.
* Xây dựng, điều chỉnh, bổ xung văn bản về chuẩn cán bộ
Để đảm bảo cho việc thực thi công việc một cách hệu quả, trước hết đội ngũ cán bộ, giáo viên quản lý HĐNGLL phải được chuẩn hóa. Trên cơ sở quy định về tiêu chuẩn cán bộ, giáo viên của bộ Công an, thực tiễn hoạt động quản lý HĐNGLL của SV chúng tôi xin đề xuất một số tiêu chuẩn cụ thể cán bộ, giáo viên làm công tác quản lý HĐNGLL như sau:
- Đối với lãnh đạo phịng QLHS:
Ngồi các tiêu chuẩn được quy định chung về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo của Bộ Cơng an thì cịn cần, có năng lực và kỹ năng và kinh nghiệm trong quản lý tổ chức, quản lý HĐNGLL và thực sự có uy tính đối với cán bộ, giáo viên và SV nhà trường.
+ Là người trực tiếp quản lý, duy trì các HĐNGLL của SV trong lớp do mình phụ trách chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng, lãnh đạo khoa về HĐNGLL của SV . Ngoài tiêu chuẩn người cán bộ cơng an nhân dân cần có tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ cử nhân trở lên, được bồi dưỡng qua các lớp về nghiệp vụ quản lý giáo dục - quản lý HĐNGLL, có trình độ chun mơn vững vàng , biết sử dụng thành thạo vi tính.
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khả năng tổ chức hoạt động học tập, sinh hoạt khác NGLL cho các lớp học.
+ Có tâm huyết với nghề nghiệp, có trách nhiệm với cơng việc được giao, luôn là tấm gương mẫu mực về mọi mặt đối với SV.
+ Luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ SV tự giác học tập rèn luyện với phương châm “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
- Đối với đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn…
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khả năng duy trì hoạt động học tập, sinh hoạt khác NGLL cho các lớp học khi được ủy quyền của GVCN. Có khả năng tổ chức các hoạt động bề nổi trong đơn vị lớp học…
+ Có trách nhiệm với công việc được giao, luôn gương mẫu mọi mặt về học tập rèn luyện đối với SV.Đấu tranh phê bình thẳng thắn với mọi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm trong SV
+ Luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ SV tự giác học tập, rèn luyện ,
* Xây dựng, điều chỉnh, bổ xung văn bản về phân công trách nhiệm công việc từng tổ, từng bộ phận chuyên môn
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý học viên trưởng phịng quản lý học viên có trách nhiệm lập kế hoạch xây dựng các chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ cơng tác, bố trí nhân sự, phân cơng cơng việc đúng với chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với từng người.
1)Tổ trợ lý:
- Giúp trưởng phịng theo dõi tổng hợp mọi tình hình quản lý các hoạt động
học tập, rèn luyện của SV trong toàn Học viện. theo tuần, tháng, năm học.
- Tham mưu cho lãnh đạo phòng xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức, thực hiện các HĐNGLL cho SV học viện.
- Đề xuất cải tiến hệ thống các loại sổ sách quản lý, đảm bảo khoa học, hợp lý và thống nhất trong nhà trường, cần có những biểu mẫu thống nhất để ghi nhận và nắm được tình hình HĐNGLL của SV được đầy đủ, kịp thời, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của hệ thống sổ sách này trong công tác quản lý HĐNGLL của SV.
2) Tổ quản lý SV hệ đào tạo 5 năm:
+ Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo phòng về tổ chức, triên khai quản lý các hoạt động của sinh viên các khóa đào tạo chính quy 5 năm theo quy định:
+ Tổ chức nhập học cho SV hệ đào tạo 5 năm, đề xuất bố trí, tổ chức các đơn vị SV (lớp học) để quản lý.
+ Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế đối với SV. + Căn cứ vào chỉ tiêu năm học tiến hành tổ chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện trong SV.
+ Hàng tháng, kỳ học, năm học tiến hành tổ chức phân loại đánh giá SV thông qua kết quả học tập rèn luyện trong và ngoài giờ lên lớp.
+ Đề nghị khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân có thành tích hoặc vị phạm quy chế quy định về HĐNGLL.
3) Tổ quản lý SV hệ liên thông 3 năm
+ Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo phòng về tổ chức, triển khai quản lý các hoạt động của sinh viên các khóa đào tạo Liên thông 3 năm theo quy định, nhưng cần chú xem xét, vân dụng các biện pháp quản lý phù hợp bởi vì:
- Đối tượng quản lý ở đây là cán bộ công an trước khi vào trường, nên ngoài quản lý theo quy định đối với SV nói chung cần vận dụng biện pháp quản lý cán bộ trong ngành.
- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ đi học như lương bổng, phụ cấp, phong cấp nâng lương, các chính sách bảo hiểm theo quy định
- Đề xuất các biện pháp quản lý HĐNGLL thật mềm dẻo, phù hợp có hiệu quả đối với đối tượng SV này, không quá cứng nhắc mà cũng không quá lơi lỏng.
4) Tổ quản lý SV hệ quốc tế và vừa làm vừa học và đào tạo nâng cao
- Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo phòng về tổ chức, triên khai quản lý các hoạt động của sinh viên các khóa đào tạo quốc tế và vừa làm vừa học và đào tạo nâng cao theo quy định.
- Cần chú ý thực hiện nghiêm túc các quy định riêng trong ký kết hợp tác đào tạo giữa bộ công an việt nam với bộ cơng an các nước có SV học tập tại Học viện.
- Đối với quản lý Học viên vừa làm vừa học và đào tạo nâng cao áp dụng quản lý theo quy định đối với đối tượng người học này. Cần tập trung hơn về quản lý học tập, cịn các hoạt động ngồi giờ khác cần vận dụng, xắp xếp cho phù hợp với thời gian học tập của học viên trong trường. Kết hợp chặt chẽ với đơn vị Công an địa phương nơi công tác của Học viên để quản lý các HĐNGLL đạt kết quả tốt nhất.