Mục đích, đối tượng và cách tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 52 - 64)

1.3.3 .Đặc điểm quản lý HĐNGLL của sinh viên trong trường CAND

2.2. Phân tích kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động

2.2.1. Mục đích, đối tượng và cách tiến hành khảo sát

* Mục đích khảo sát: nhằm nắm được tình hình SV tham gia hoạt động ngồi giờ lên lớp và cơng tác quản lý công tác này, đồng thời phát hiện được

những ưu điểm, khuyết điểm tồn tại, nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý HĐNGLL của SV.

* Đối tượng và cách tiến hành khảo sát :

- Khảo sát 10 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Học viện gồm có một số Đồng chí trong Ban Giám Đốc, Lãnh đạo các khoa, phịng, Bộ mơn ; 40 cán bộ của các phòng chức năng và GV bao gồm ở hầu hết các đơn vị khoa chuyên nghành trong trường, trong đó chủ yếu là cán bộ của Phòng Quản lý học viên, . Khảo sát 200 SV trong đó 2/3 SV học năm thứ 2 và 1/3 là SV học năm thứ 4 gồm nhiều lớp, ở các chuyên ngành khác nhau (gồm: 100 SV hệ Đào tạo (ĐT) học năm thứ 2 và năm thứ tư; 50 SV hệ Chuyên tu và 50 SV hệ vừa làm vừa học).

- Thời gian tiến hành khảo sát tháng 9/2009.

* Kết quả khảo sát được thể hiện qua các số liệu trong các bảng biểu thông qua các phiếu điều tra với các thông số cụ thể sau:

- Mức độ nhận thức và đánh giá:

+ Rất quan trọng: (kí hiệu: R.Q.T); Quan trọng: (kí hiệu: Q.T);

+ Tương đối quan trọng: (kí hiệu:T.Đ.Q.T); Khơng quan trọng:(kí hiệu:

K.Q.T)

+ Rất cần thiêt (RCT); Cần thiêt (CT); không cần thiết (KCT)

- Mức độ thực hiện: dựa trên 4 mức độ

+ Rất tốt: (kí hiệu: R.T); Tốt: (kí hiệu: T);

+ Bình thường:(kí hiệu:B.T); Chưa tốt:(kí hiệu: C.T)

2.2.2. Thực trạng nhận thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Học viện CSND

2.2.2.1.Nhận thức của cán bộ chủ chốt (Ban giám đốc và lãnh đao khoa, phòng) trong Học viện

Để đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ chủ chốt của Học viện về hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên tiến hành khảo sát từ phiếu trưng cầu ý kiến 10 Đ/C cán bộ chủ chốt thu được kết quả cụ thể như sau:

*Nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động ngồi giờ lên lớp đối với q trình giáo dục trong nhà trường trong bảng sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về vị trí, vai trị của HĐNGLL trong quá trình giáo dục

STT Nội dung Mức độ nhận thức

R. Q.T Q.T T.Đ.Q.T K.Q.T

1 -Hoạt động ngoài giờ lên lớp là 1 trong các

hoạt động giáo dục trong nhà trường 90% 10% 0 0 2 -Hoạt động ngoài giờ lên lớp củng cố kết quả

hoạt động dạy học trên lớp 90% 10% 0 0 3 -Hoạt động ngồi giờ lên lớp giúp SV hình

thành phát triển nhân cách (đạo đức, bản lĩnh, năng lực, Sở trường…)

90% 10% 0 0 4 -Hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo nên sự hài

hịa cân đối trong q trình sư phạm tồn diện 60% 20% 10% 10% 5 -Hoạt động ngoài giờ lên lớp củng cố phát triển

quan hệ giao tiếp cho SV trong trường và ngoài XH

70% 10% 20% 0 6 -Hoạt động ngồi giờ lên lớp rèn tính kỷ luật,

tính tập thể và tính cộng đồng 70% 10% 20% 0 Kết quả khảo sat ở bảng 2.3. cho thấy:

Về mức độ nhận thức rất quan trọng ở các mục1,2,3 (90%) thể hiện nhận thức của lãnh đạo chủ chốt của Học viện đã có đánh giá cao vai trị, vị trí của HĐNGLL trong q trình giáo dục-đào tạo, góp phần củng cố kiến thức cho SV học tập trên lớp. Còn các mục 4,5,6 với thể hiện nhận thức về vị trí, vai trị của HĐNGLL ở mức độ rất quan trọng là (60% , 70% , 70%). Đặc biệt ở mục 4 vẫn còn 10% cán bộ cho rằng, HĐNGLL tạo nên sự hài hòa, cân đối trong q trình sư phạm tồn diện là khơng quan trọng.

*Nhận thức về nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với quá trình giáo dục trong nhà trường trong bảng sau:

Bảng 2.4. Nhận thức về nhiệm vụ HĐNGLL trong quá trình giáo dục

STT Nhiệm vụ Mức độ nhận thức

R. Q.T Q.T T.Đ.Q.T K.Q.T

1 -Giúp SV củng cố và hoàn thiện kiến

thức đã học, mở rộng, có thêm hiểu biết mới. 70% 20% 10% 0 2 -Giúp SV vận dụng những tri thức để giải quyết

vấn đề thực tiễn đạt ra. 90% 10% 0 0 3 -Giúp SV tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống

cho phù hợp làm giàu thêm kinh nghiệm thực tế. 70% 10% 10% 10% 4 -Giúp SV hiểu biết về xã hội, truyền

thống văn hóa dân tộc 60% 20% 20% 0 5 -Giúp SV kĩ năng giao tiếp,ứng xử có văn hóa

của mình trong trường và ngồi XH 80% 10% 10% 0 6 - Giúp SV nâng cao bản lĩnh chiến đấu ,

tính kỷ luật, tính tập thể và tính cộng đồng 90% 10% 0% 0 7 -Bồi dưỡng cho SV tính tích cực, năng

động trong học tập rèn luyện 90% 10% 0% 0 8 -Rèn cho SV kĩ năng tự quản, kỹ năng tổ

chức, điều khiển và kĩ năng tự đánh giá. 90% 10% 0 0 Kết quả bảng 2.4. cho thấy:

Hầu hết cán bộ chủ chốt của Học viện CSND qua khảo sát đã nhận thức về mức độ của mỗi nhiệm vụ cụ thể đều tập trung có trọng điểm. Trong đó cán bộ chủ chốt đều đánh giá rất quan trọng nhiệm vụ giúp SV vận dụng những tri thức để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra (90%), điều này rất phù hợp với nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”. Nhiệm vụ Bồi dưỡng cho SV tích cực, năng động trong học tập rèn luyện và Rèn cho SV kĩ năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển và kĩ năng tự đánh giá, có 90% cán bộ chủ chốt được phỏng vấn có quan điểm coi trọng 2 nhiệm vụ này . Điều này phù hợp với mục tiêu giáo dục nói chung là tăng cường việc rèn kỹ năng mềm cho SV, biến quá trình đào tạo, thành tự đào tạo. Cũng được cán bộ chủ chốt đánh giá rất cao (90%) với nhiệm vụ: giúp SV nâng cao bản lĩnh chiến đấu , tính kỷ luật, tính tập thể và tính cộng đồng. Cịn các nhiệm vụ khơng được đánh giá cao lắm

như: Giúp SV hiểu biết về xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc (60%) và Giúp SV tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp làm giàu thêm kinh nghiệm thực tế (70%) . Đặc biệt ở mục 3 trong bảng có 10 % cán bộ chủ chốt cho rằng nhiệm vụ: Giúp SV tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp làm giàu thêm kinh nghiệm thực tế, là không quan trọng.

*Nhận thức về mức độ quan trọng các nội dung động ngoài giờ lên lớp của sinh viên trong bảng sau:

Bảng 2.5. Mức độ quan trọng các nội dung HĐNGLL của sinh viên

STT Loại hình hoạt động Mức độ

R. Q.T Q.T T.Đ.Q.T K.Q.T

1 -Hoạt động tự học ngoài giờ nói chung 90% 10% 0 0 2 -HĐNGLL : điều lênh đội ngũ, võ thuật, văn

hóa văn nghệ, TD-TT, lao động cơng ích do nhà trường tổ chức

80% 10% 10% 0 3 -Hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, sinh

hoạt chính trị trong Học viện … 70% 10% 10% 10% 4 -Hoạt động thực hành, thực tập, thực hành

chính trị xã hội ngồi Học viện … 80% 20% 0 0 Kết quả bảng 2.5 cho thấy:

Ban giám đốc Học viện và cán bộ lãnh đạo các khoa phòng đã rất quan tâm đến các loại hình HĐNGLL của SV đặc biệt là hoạt động tự học của SV (90%) ý kiến cho rằng rất quan trọng. Các hoạt động khác như: điều lênh đội ngũ, võ thuật, văn hóa văn nghệ ,TD-TT, lao động cơng ích do nhà trường tổ chức (80%). Hoạt động thực hành, thực tập, thực hành chính trị xã hội ngoài Học viện... (80%). Hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị trong Học viện (70%). Lưu ý hơn, vẫn cịn có (10%) cho rằng loại hình hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị của SV trong Học viện là khơng quan trọng nên ít được quan tâm hơn.

2.2.2.2.Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên trong Học viện

Để tìm hiểu vấn đề nhận thức của giáo viên đối với HĐNGLL của SV chúng tôi đã tiến hành điều tra trên tổng số 40 cán bộ, giáo viên trong đó có 25 cán bộ trực tiếp quản lý SV và 15 giáo viên các khoa, bộ môn trong Học viện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tác dụng và mức độ cần thiết HĐNGLL

S T T Tác dụng và mức độ cần thiết của HĐNGLL Tác dụng Cần thiết Rất tác dụng Ít tác dụng Khơng tác dụng Cần Không cần SL % SL % SL % SL % SL % 1 Củng cố và hoàn thiện kiến

thức đã học, mở rộng, có thêm hiểu biết mới cho SV.

38 95 2 5 0 0 40 100 0 0

2 SV vận dụng tốt những tri thức được học để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.

37 92,5 3 7,5 0 0 40 100 0 0

3 Điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp và làm giàu thêm kinh nghiệm thực tế cho SV.

36 90 4 10 0 0 40 100 0 0

4 Giáo dục chính trị tư tưởng,

tình cảm cho SV. 39 97,5 1 2,5 0 0 40 100 0 0 5 Nâng cao hiểu biết về xã hội,

truyền thống văn hóa dân tộc cho SV

37 92,5 3 7,5 0 0 40 100 0 0

6 Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong trường và ngồi xã hội cho SV

38 95 2 5 0 0 40 100 0 0

7 Nâng cao bản lĩnh chiến đấu, tính kỷ luật, tính tập thể và tính cộng đồng cho SV

39 97,5 1 2,5 0 0 40 100 0 0

8 Bồi dưỡng cho SV tính tích cực, sự năng động trong học tập rèn luyện 39 97,5 1 2,5 0 40 100 0 0 9 Để hòa nhập cộng đồng, xã hội Cho SV 36 90 4 10 0 40 100 0 10 Để giải trí 3 7,5 8 20 29 72,5 6 12,5 34 87,5

Kết quả bảng 2.6 cho thấy:

Hầu hết cán bộ, giáo viên đánh giá cao tác dụng của HĐNGLL đối với SV trên các mặt: Củng cố và hoàn thiện kiến thức ...(95%); Để SV vận dụng

tốt những tri thức ...(92,5%); Điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống ...(90%); Giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm cho SV ( 97,5), Nâng cao hiểu biết về xã hội...(92,5%); Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử ...(95%); Nâng cao bản lĩnh chiến đấu , tính kỷ luật..(97,5); Để hòa nhập cộng đồng, xã hội ...(90%). (100%) cán bộ, giáo viên cho rằng HĐNGLL cần thiết đối với SV ở các mặt trên. Cịn tác dụng HĐNGLL để giải trí ở mục 10 trong bảng chỉ có (7,5%) cho rằng rất tác dụng; cịn đến 72,5% cán bộ giáo viên cho rằng ít và khơng có tác dụng, chỉ có 12,5% cho rằng cần thiết cịn đến 87,5% cho rằng không cần thiết.

2.2.2.3.Thực trạng nhận thức của sinh viên trong Học viện

Để tìm hiểu vấn đề nhận thức của SV đối với HĐNGL, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên tổng số 200 SV của các hệ học và các khóa học, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Nhận thức của sinh viên đối với HĐNGLL

ST T Tác dụng và mức độ cần thiết của HĐNGLL Tác dụng Cần thiết Rất tác dụng Ít tác dụng Khơng tácdụng Cần Khơng cần

1 Củng cố và hồn thiện kiến thức đã học,

mở rộng, có thêm hiểu biết mới cho SV. 93% 7% 0 100% 0 2 Để SV vận dụng tốt những tri thức được

học để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. 85% 15% 0 100% 0 3 Điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho

phù hợp và làm giàu thêm kinh nghiệm thực tế cho SV.

87% 13% 0 100% 0

4 Giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm cho

SV 90% 10% 0 100% 0

5 Nâng cao hiểu biết về xã hội, truyền

thống văn hóa dân tộc cho SV 89% 11 0 100% 0 6 -Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa

trong trường và ngồi XH cho SV 91% 9% 0 100% 0 7 Nâng cao bản lĩnh chiến đấu, tính kỷ luật

tính tập thể và tính cộng đồng cho SV 92% 8% 0 100% 0 8 Bồi dưỡng cho SV tính tích cực,

sự năng động trong học tập rèn luyện 84% 16% 0 10% 0 9 Để hòa nhập cộng đồng, xã hội cho SV 89% 11% 0 100% 0

Kết quả bảng 2.7cho thấy:

Phần lớn SV đánh giá rất cao tác dụng của HĐNGLL trên các mặt như: Củng cố và hoàn thiện kiến thức ...(93%); Để SV vận dụng tốt những tri thức ...(85%); Điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống ...(87%); Giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm cho SV (90%), Nâng cao hiểu biết về xã hội...(89%); Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử ...(91%); Nâng cao bản lĩnh chiến đấu, tính kỷ luật.. (92%); Để hòa nhập cộng đồng, xã hội ...(89%). 100 SV cho rằng HĐNGLL cần thiết đối với SV ở các mặt trên. Cịn tác dụng HĐNGLL để giải trí ở mục 10 trong bảng chỉ có (22%) SV cho rằng rất tác dụng; còn đến (78%) SV cho rằng ít và khơng có tác dụng, và chỉ có (21%) cho rằng cần thiết cịn đến (79%) SV cho rằng khơng cần thiết.

Bảng 2.8. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết tổ chức các nội dung HĐNGLL

STT Nội dung hoạt động Mức độ cần thiết

Rất cần Cần Không cần

1 -Tự học ngoài giờ lên lớp 79% 21% 0 2 -Các hoạt động điều lênh đội ngũ, VH-VN,

TD-TT, lao động cơng ích …do nhà trường tổ chức

75% 15% 10 3 -Các hoạt động đoàn thể: giao lưu, sinh hoạt

tập thể, sinh hoạt chính trị trong Học viện 70% 10% 20% 4 -Thực hành, thực tập, thực hành chính trị xã

hội ngồi Học viện 80% 20% 0

Kết quả bảng 2.8 cho thấy:

Hầu hết sinh viên đều nhận thức được sự cần thiết tham gia các nội dung HĐNGLL. Hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp có (79%, 21%) SV cho rằng rất cần thiết và cần thiết; Hoạt động thực hành, thực tập, thực hành chính trị xã hội ngồi Học viện có (80%, 20%) SV cho rằng rất cần thiết và cần thiết; Các hoạt động như tập điều lênh đội ngũ, võ thuật, văn hóa văn nghệ, TD-TT, lao động cơng ích do nhà trường tổ chức Hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể,

sinh hoạt chính trị trong Học viện có (75%, 25%) SV cho rằng rất cần thiết và cần thiết; Cịn các hoạt động đồn thể: giao lưu, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị trong Học viện sinh viên mức độ hào hứng, thích thú hạn chế hơn có (70%, 10%) SV cho rằng rất cần thiết và cần thiết. Điều đáng lo ngại là còn đến 20% SV cho rằng: tham gia các hoạt động đoàn thể: giao lưu, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị trong Học viện …và (10%) cho rằng: Tham gia Các hoạt động điều lênh đội ngũ, VH-VN ,TD-TT, lao động cơng ích …do nhà trường tổ chức là điều khơng cần thiết. Vì thế phịng quản lý SV, các đơn vị chức năng và Đoàn thanh niên, hội phụ nữ …cần tăng cường công tác giáo dục nhận thức cho SV về vị trí vai trị của các hoạt động này trong quá trình đào tạo và trách nhiệm của SV trong việc tham gia các HĐNGLL.

Tóm lại, qua khảo sát thực trạng nhận thức về HĐNGLL của cán bộ Lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và SV Học viện CSND chúng tơi có nhận xét rằng: Nhìn chung HĐNGLL đã được nhận thức đúng đắn trong Học viện, được khẳng định, đánh giá là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọng góp phần bồi dưỡng, phát triển nhân cách SV. Tuy nhiên vẫn cịn có các biểu hiện về nhận thức chưa thực sự đúng đắn trong cán bộ, giáo viên và SV Học viện làm ảnh hưởng, hạn chế nhất định đến hiệu quả quản lý HĐNGLL. Bởi vậy Người quản lý nhà trường biết phân tích, đánh giá và có biện pháp tổ chức tuyền truyền nhằm chuyển biến, nâng cao nhận thức của mọi người về HĐNGLL tại cơ sở đào tạo của mình.

2.2.3. Thực trạng sinh viên, đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

2.2.3.1. Thực trạng sinh viên tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp

Để tìm hiểu mức độ sinh viên tham gia HĐNGL, chúng tôi đã tiến hành

khảo sát trên 40 cán bộ, giáo viên và 200 sinh viên của các hệ học và các khóa học, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Mức độ SV tham gia các nội dung HĐNGLL S T T Nội dung ĐT KS Mức độ Tốt Trung bình Yếu % % %

1 -Tự học ngoài giờ lên lớp

GV 37,5 37,5 25

SV 54 35 11

2

-Các hoạt động điều lênh đội ngũ, VH-VN ,TD-TT, lao động cơng ích …do nhà trường tổ chức

GV 83,4

16,6 0

SV 95 5 0

3

-Tham gia các hoạt động đoàn thể: giao lưu, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị trong Học viện GV 40 50 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)