Nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 82 - 92)

1.3.3 .Đặc điểm quản lý HĐNGLL của sinh viên trong trường CAND

3.2. Những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ

3.2.1. Nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng

công tác quản lý HĐNGLL của sinh viên, cho cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường

3.2.1.1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HĐNGLL cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và SV là việc làm hết sức cần thiết, có tính chất cấp bách và lâu dài, nên cần phải có kế hoạch, chương trình và cách làm phù hợp.

Tuyên truyền, quán triệt làm cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị, GV và SV toàn trường nhận thức đầy đủ, đúng đắn, về vai trị, vị trí tầm quan trọng của HĐNGLL và tích cực tham gia quản lý HĐNGLL và thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao giáo dục tồn diện người chiến sĩ Cơng an khi ra trường.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- Đối với cán bộ lãnh đạo nhà trường:

+ Cần xác định HĐNGLL là hoạt động giáo dục bắt buộc song song với hoạt động học tập trên lớp trong nhà trường, để có kế hoạch bồi dưỡng tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phân công trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên tổ chức các HĐNGLL.

+ Cần xác định HĐNGLL liên quan trực tiếp đến tất cả các hoạt động quản lý khác của nhà trường nên cần có kế hoạch quản lý cụ thể, tỉ mỉ chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho hoạt động này và tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường trong quản lý HĐNGLL của sinh viên.

- Đối với cán bộ, giáo viên:

+ Tổ chức học tập một cách đầy đủ, nghiêm túc các mục đích, yêu cầu và nội dung, chương trình hoạt động của cơng tác quản lý HĐNGLL của SV cho tất cả CB, GV tồn trường, bằng cách thơng qua các hội thảo, đánh giá sơ kết, tổng kết các HĐNGLL…

+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, quán triệt các văn bản của bộ, của trường liên quan đến quản lý, tổ chức các HĐNGLL.

+ Cần tổ chức tập huấn các kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, quản lý giáo dục để tạo sự chuyển biến nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV trực tiếp làm quản lý HĐNGLL của SV.

+ Tổ chức hội nghị quản lý HĐNGLL của SV (2 năm 1 lần), hội thảo, trao đổi các chuyên đề về cơng tác QL-GD học viên ngồi giờ lên lớp.

+ Tiến hành sơ kết, tổng kết về công tác quản lý HĐNGLL của SV (làm từ đơn vị lớp học).

+ Thường xuyên cho cán bộ đi tham quan, học hỏi, tìm hiếu phương pháp tổ chức, quản lý các HĐNGLL của SV của các trường, cơ sở đào tạo có kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động này trong và ngoài nghành. Qua đó để rút ra những bài học, kinh nghiệm quản lý hay và những mặt còn hạn chế, bất cập nhằm học tập kinh nghiệm lẫn nhau và giúp các cấp lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác quản lý HĐNGLL của SV có hiệu quả hơn.

+ Thông qua việc triển khai các hình thức hoạt động sinh hoạt khác, như sinh hoạt chi bộ, chi đồn, hội phụ nữ, tổ chức cơng đoàn của nhà trường để quán triệt, tuyên truyền cho mỗi CB, GV nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức HĐNGLL cho SV.

-Đối với SV:

+Cung cấp đầy đủ thông tin các yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung HĐNGLL ngay từ đầu năm học thông qua các buổi học tập, sinh hoạt đầu khóa, đầu năm học cho SV. Giúp họ có nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí vai trị cơng tác quản lý HĐNGLL của SV trong việc giáo dục nhân cách người chiến sỹ CAND.

+ Thường xuyên tuyên truyên bằng nhiều hình thức như sinh hoạt tập thể

theo các nội dung, chủ đề và các hoạt động bổ ích khác do nhiều lực lượng giáo dục tham gia như: Khoa, phịng, Đồn, Hội …đứng ra tổ chức. Từ đó giúp SV có nhận thức đúng và tích cực, tự giác tham gia HĐNGLL, khắc phục những nhận thức sai lệch, đơn giản, không đúng, không đầy đủ về HĐNGLL của SV.

3.2.2.Tăng cường quản lý hoạt động tự học và các hoạt động ngoài lớp khác

3.2.2.1. Tăng cường các biện pháp quản lý tự học * Mục tiêu

Xây dựng được phong trào tự quản, tự học của SV rộng khắp trong toàn Học viện. Có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức tự học hiệu quả cho SV, để khuyến khích, lơi cuốn sự tham gia sơi nổi, tích cực, tự giác của SV, không ngừng nâng cao kết quả học của SV tồn trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

*Tổ chức thực hiện

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học, Học viện cần làm tốt giáo dục chính trị tư tưởng cho SV, tập trung đi sâu vào nhiệm vụ, động cơ, thái độ học tập của SV. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị tự học đối với kết quả học tập của SV, tạo cho sinh viên chủ động trong quá trình học tập của mình. Cần có các biện pháp quản lý tự học vừa để SV có điều kiện lựa chọn phương pháp tự học cho mình một cách phù hợp, hiệu quả nhất, vừa đảm bảo thực hiện tốt các quy định về học tập rèn luyện chung của nhà trường. Do vậy Học viện cần duy trì và tổ chức tốt các biện quản lý hoạt động tự học cụ thể như sau:

- Phổ biến nội quy, quy định của Học viện về họat động tự học SV ngay sau khi SV nhập học Học viện. Phòng quản lý SV kết hợp với các khoa, phòng chức năng thực hiện phổ biến nội quy, quy định cho SV, thường xuyên rà soát, xem xét đề nghị Bộ, Ban Giám đốc ra quyết định sửa đổi, bổ sung những quy định cho phù hợp.

- Mở rộng giao lưu giữa các lớp trong cùng một khoá, giữa các khoá với nhau, giữa SV với GV, giữa SV học giỏi với SV học còn kém để mọi người thường xuyên gặp gỡ có thể trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm học tập, để nâng cao kết quả học tập, đồng thời gắn bó tình thầy trị, tình bằng hữu, tình đồng đội.

- Xây dựng động cơ tự học cho SV, Học viện cần phải lấy kết quả học tập là một tiêu chuẩn để xét duyệt tiêu chuẩn thi đua, tiêu chuẩn kết nạp Đảng… tạo động cơ phấn đấu cho SV tích cực, hăng say học tập.

- Phòng quản lý SV cũng với các bộ môn yêu cầu, chỉ tiêu để mỗi SV tự lập một kế hoạch tự học cho mỗi năm học, học kỳ theo thời khóa biểu đã được biết trước. Các bộ mơn đóng vai trị tư vấn về nội dung, phương pháp tự học cho SV.

- Nhà trường cần có quy định cụ thể đối với các khoa, phòng chức năng trong nhà trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để tổ chức, phối hợp quản lý hoạt tự học của SV được tốt.

- Xây dựng phong trào tự học, tự quản của SV rộng khắp, tổ chức nhiều các hoạt động để khuyến khích, lơi cuốn sự tham gia tích cực, tự giác của SV. - Các hệ học, khố học thuộc phịng quản lý SV và Đồn thanh niên phải phối hợp chặt chẽ, phát động phong trào thi đua “SV tự quản", xây dựng phong trào tự học, tự quản của SV để phong trào tự quản trong hoạt động tự học của SV thực sự chuyển biến đi vào tự giác.

- Thường xuyên nghiên cứu tổ chức, kiểm tra đánh giá nội dung, phương pháp tự học của SV, duy trì phổ biến, triển khai các biên pháp quản lý tự học có hiệu quả như:

+ Duy trì tự học trên hội trường buổi tối, là một biện pháp cần thiết, bởi vì có đưa SV lên hội trường học theo lớp học tập thể thì có điều kiện quản lý qn số tự học tốt hơn, mới kèm cặp được số SV, học yếu, lười học, lười nghiên cứu và có điều kiện tổ chức các hình thức học nhóm, thảo luận nhóm …và các hình thức tự học hiệu quả khác. Duy trì tự học cho SV trên hội trường học cần có giáo viên với vai trò cố vấn học tập kết hợp với GVCN, cán bộ các lớp học để quản lý, duy trì kiểm tra chắc chắn xẽ đạt hiệu quả tự học cao.

+ Duy trì hoạt động tự học của SV ở KTX, là cần thiết trong tình trạng nhà trường thiếu hội trường học, phòng tự học. Để QL có hiệu quả là tự học tại phòng ở SV cần giáo dục ý thức tự giác của mỗi SV, cũng như vai trò tự kiểm tra, giám sát của cán bộ lớp, cán bộ tiểu đội và của GVCN.

+ GV cần phải tăng cường kiểm tra việc đọc tài liệu, làm bài tập, học bài cũ: là biện pháp QL tự học cần thiết, có hiệu quả để SV có động cơ tích cực hơn trong tự học. Đây chính là thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa biện pháp QL hoạt động HT trên lớp với biện pháp quản lý tự học ngoài lớp, mà chủ yếu là hoạt động tự học của SV. Nên cần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhệm lớp với GV giảng dạy (đồng chủ nhiệm) để nâng cao hiệu quả học tập của SV. + Cần tổ chức tự học nhóm, theo phịng ở, buổi tối để SV có thể lựa chọn cho mình cách tự học tốt nhất, hiệu quả nhất, thuận lợi cho SV vừa tiện trao đổi, tranh luận những vấn đề chưa rõ. Để duy trì tự học nhóm, theo phịng ở buổi tối

có kết quả cần có sự quản lý kiểm tra, của GVCN, cán bộ lớp, cán sự học tập, lưu ý và tập trung vào số HV còn lười học tập.

+ Cần tổ chức nhiều các hình thức học tập ngọai khoá như: các cuộc thi tìm hiểu có chủ đề, hái hoa dân chủ, toạ đàm trao đổi phổ biến kinh nghiệm tự học , học tập nhóm,…bởi đa số SV rất thích tham gia các loại hình tự học như trên song để tổ chức được rất cần sự phối hợp của các khoa, bộ môn, của GV, các tổ chức thanh niên, phụ nữ.

Tóm lại: Các biện pháp cụ thể đưa ra để QL việc tự học cần được tiến hành đồng thời, đồng bộ, biện pháp này hỗ trợ biện pháp kia, luôn gắn liền với các biện pháp QL hoạt động HT trên lớp, tạo thành một hệ thống các biện pháp liên hồn thì mới có hiệu quả, tránh việc tách rời, chia cắt các biện pháp.

3.2.2.2. Tăng cường các biện pháp quản lý việc thực hiện điều lệnh CAND của sinh viên Học viện

* Mục tiêu, ý nghĩa

Giáo dục cho SV nhận thức tốt yêu cầu, nội dung thực hiện điều lệnh CAND có ý nghĩa quan trọng giáo dục nhân cách người cán bộ CA trong q trình đào tạo. Để cho mỗi sinh viên ln tự giác chấp hành và thực hiện tốt các quy định của điều lệnh CAND để nâng cao tính kỷ luật, bản lĩnh, phẩm chất, tư cách người Công an khi ra trường.

* Tổ chức thực hiện

- Giáo dục phổ biến các chỉ thị, văn bản , tổ chức thực hiện về điều lệnh CAND

cho SV: Là biện pháp rất cần thiết và quan trọng. SV chỉ có thể thực hiện tốt

khi nắm vững các văn bản nội quy về điều lệnh.. Trong từng thời điểm khác nhau nên chọn nội dung và cách làm phù hợp:

+ Đầu năm học mới, phải tổ chức cho SV học tập và tập luyện điều lệnh đội ngũ. Khi triển khai nội dung này đối với SV nên lấy lớp học là đơn vị phổ biến, quán triệt.

+ Duy trì các chế độ về điều lệnh về thời gian học tập, hội họp, sinh hoạt, giao ban theo đúng quy định. Yêu cầu SV thực hiện nghiêm tức có kiểm tra đánh giá, có hình thức xử lý nghiêm túc đối với SV vi phạm.

+ Duy trì chế độ điều lệnh trong sinh hoạt như: mặc trang phục CSND đúng điều lệnh, sinh hoạt hội họp tập thể, sinh hoạt ăn ở, sinh hoạt giao ban… khi thực hiện phải làm đúng quy trình đầy đủ nội dung.

+ Duy trì thực hiện tốt lễ tiết, tác phong đối với SV đặc biệt lưu ý lễ tiết trong giao tiếp chào hỏi, cần phải quán triệt, tuyên truyền thật sâu rộng nội dung này trong SV tồn Học viện, có chế tài thật nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân vi phạm

-Tăng cường kiểm tra:

+ Nội dung tăng cường kiểm tra: là kiểm tra việc chấp hành điều lệnh đội ngũ, trật tự nội vụ, vệ sinh, thực hiện giờ giấc học tập, sinh hoạt, việc ra vào đơn vị, việc trực ban của các đơn vị lớp học. Kiểm tra điều lệnh là nhiệm vụ của cán bộ lớp, GVCN, phịng QLHV, lãnh đạo nhà trường, tránh khốn trắng cho đội cờ đỏ, đội điều lệnh của các đơn vị SV…

+ Cần thành lập các tổ kiểm tra điều lệnh tiến kiểm tra học tập trên lớp, tự học ngoài lớp của SV, kiểm tra chéo giữa các lớp học để có sự đánh giá khách quan, tạo sự thi đua giữa các lớp học. Nhà trường kiểm tra có thể thường xuyên hoặc đột xuất. Kiểm tra là biện pháp quan trọng và cần thiết, do vậy cần lưu ý, lên kế hoạch hết sức cụ thể, kết quả kiểm tra phải được xử lý một cách nghiêm túc các sai phạm, các tập thể, cá nhân SV và khen - chê đúng mức, kịp thời.

- Duy trì chế độ trực ban ngoài giờ: Các đơn vị HV (lớp học) luân phiên làm

nhiệm vụ trực ban ngoài giờ. SV vi phạm chủ yếu ngoài giờ lên lớp trong hoạt động HT ngoại khóa, điểm danh, sinh hoạt, hội họp … Ngồi giờ lên lớp rất cần phải có các đơn vị SV làm nhiệm vụ trực ban để duy trì, đảm bảo cho các hoạt động học tập, sinh hoạt của SV có trật tự, nề nếp, theo đúng điều lệnh CAND. Để biện pháp này có hiệu quả phải có sự phân cơng rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ

thể và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của phòng QLHV, giáo viên chủ nhiệm trực ban, đảm bảo chế độ thông tin báo cáo kịp thời.

Chú ý: Các biện pháp cụ thể để duy trì nề nếp, kỷ cương theo điều lệnh CAND khi áp dụng các biện pháp đó phải đặc biệt chú ý các đối tượng SV học tập rèn luyện kém. Số SV này cần tăng cường QL chặt chẽ để hạn chế vi phạm, đưa họ vào sự quản lý của tập thể lớp học. Đồng thời lắng nghe các góp ý hợp lý từ phía cán bộ, giáo viên và SV để điều chỉnh sao cho các biện pháp quản lý những sinh viên này đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa sự bất mãn của họ.

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể. giao lưu và các hoạt động khác

* Mục tiêu

Thường xuyên tổ chức các hoạt động VHVN- TDTTđể thỏa mãn nhu cầu tinh thần rất lớn của SV ngoài giờ lên lớp, để rèn luyện sức khoẻ và giải trí sau các giờ học tập căng thẳng. Tăng cường các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động giao lưu để nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho SV.

* Tổ chức thực hiện

Tổ chức và QL các hoạt động VHVN- TDTT nhằm thu hút HV tham gia là một trong những biện pháp rất quan trọng trong quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp.Từ kết quả khảo sát thực trạng về các biện pháp quản lý tổ chức và quản lý các hoạt động VHVN- TDTT cho thấy, cần thiết duy trì và tổ chức tốt các biện pháp quản lý hoạt động này như sau:

- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động này cụ thể, tỉ mỉ, như: thời gian tiến hành, cách thức tổ chức, đơn vị, các nhân tổ chức, và kế hoạch kiểm tra đánh giá, và tổng kết, sơ kết sau mỗi đợt hoạt động.

- Tổ chức nhiều các hoạt động TD-TT, VH-VN, Sinh hoạt tập thể, Giao lưu… cho sinh viên bằng nhiều hình thức phong phú hấp dẫn:

+ Phịng QLHV, Phịng Tổ chức chính trị & tổ chức cán bộ, Đồn trường, Khoa, bộ môn căn cứ vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, lựa chọn thời gian thích hợp đứng ra tổ chức các hoạt động TD-TT, VH-VN cho SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)