Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 68 - 71)

1.5. Kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển ĐNGV ĐH ngành NT

1.5.4. Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật, có thể rút ra một số bài học ở Việt Nam như sau:

- Giảng viên các trường đại học nghệ thuật phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cả lý thuyết và thực hành. Kiến thức và kỹ năng nghề là hai yếu tố phát

triển song song, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy, sáng tác, biểu diễn và nghiên cứu của người giảng viên. Các giảng viên cũng phải chú trọng phát huy khả năng sáng tác, biểu diễn để nâng cao thương hiệu của nhà trường.

- Nhà trường phải tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên tham gia sáng tạo nghệ thuật. Để làm được vậy, nhà trường cần chú trọng tạo môi trường thực hành cho giảng viên thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật, hoặc tham gia các hoạt động sáng tác nghệ thuật trong thực tiễn tại các đơn vị biểu diễn, sáng tác nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc không những làm nên tên tuổi của người nghệ sĩ mà còn tạo nên thương hiệu của nhà trường nơi người đó tham gia giảng dạy. Các trường đại học khối ngành nghệ thuật cũng phải trở thành 1 đơn vị nghệ thuật biểu diễn, thậm chí là đơn vị nghệ thuật biểu diễn có uy tín và chất lượng cao. Vì đây là nơi tập trung đội ngũ những người làm nghệ thuật xuất sắc nhất.

- Các nghệ sĩ nổi tiếng trực tiếp tham gia giảng dạy tại các trường đại học ngành nghệ thuật. Với các ngành nghệ thuật, phát triển đội ngũ giảng viên, không chỉ chú trọng việc đào tạo giảng viên có trình độ lý luận cao, mà cịn cần cả những giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong sáng tác, biểu diễn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường có thể mời các nghệ sĩ có uy tín, có kinh nghiệm tham gia giảng dạy. Với các nghệ sĩ có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân…có thể xem xét quy đổi tương đương trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi xét yêu cầu đối với các chuyên ngành đào tạo.

- Tự chủ trong đào tạo là một xu hướng chung của các trường nghệ thuật trên thế giới. Chính vì vậy, các trường nghệ thuật thường có các chương trình đào tạo riêng nhằm vừa để phát triển đội ngũ giảng viên, vừa là cơ hội để thu hút sinh viên cho mình. Đây là những kinh nghiệm quý báu, có thể áp dụng trong phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết

Trong chương này, tác giả luận án đã đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến PTNNL nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật nói riêng. Những phân tích trong chương này cho thấy, PTNNL là một ngành nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, đã được nhiều ngành nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm đến. Phát triển đội ngũ giảng viên cũng là vấn đề được

quan tâm nhiều trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa được quan tâm nghiên cứu sâu.

Chương 1 của luận án, trên cơ sở phân tích đặc thù của đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật, dựa vào mơ hình PTNNL của Swanson, dựa vào các cách tiếp cận phát triển đội ngũ, nghiên cứu sinh đã đưa ra nội dung phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Đây là cơ sở để chương 2 đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ này.

Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng đề cập đến một số kinh nghiệm ở một số nước trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật. Những kinh nghiệm này là các bài học bổ ích cho việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)