Phương hướng đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 124 - 128)

2.4.2 .Yếu tố ảnh hưởng

3.1.1. Phương hướng đề xuất giải pháp

3.1. Phƣơng hƣớng và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3.1.1. Phương hướng đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3.1.1.1. Một số quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ, phát triển đội ngũ giảng viên đại học nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật nói riêng

Giáo dục và đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Sự quan tâm đến giáo dục hay nói cách khác là xây dựng con người phù hợp với xã hội mới đã có ngay từ khi thành lập nước. Tuy nhiên, để khái quát những quan điểm cơ bản và phù hợp với nội dung luận án, nghiên cứu sinh điểm qua những quan điểm cơ bản trong Nghị quyết số 29-NQ/TW tháng 11 năm 2013 về

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Luật Giáo dục đại học năm 2012, Quy hoạch Phát triển nhân lực

ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 6639/QDD-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ- TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Quy định Chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. Cụ thể, các quan điểm trên nhấn mạnh một số điểm sau:

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận

gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thơng giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục cơng lập và ngồi cơng lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Cụ thể, trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, được cụ thể hóa qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chỉnh phủ), Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 808/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 30/5/2011) và Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ) như sau:

- Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.

- Văn học, nghệ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá - tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thời với tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp. Trên cơ sở giữ gìn, phát triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa của các thế lực thù địch.

- Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp. Tơn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần phát huy lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao trách nhiệm công dân, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật *Quan điểm phát triển

- Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo văn hóa nghệ thuật là sự nghiệp của tồn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, trong đó, phát triển đội ngũ giảng viên đại học các chuyên ngành nghệ thuật là một trong những khâu đột phá nhằm bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý hóa về cơ cấu đội ngũ giảng viên. Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên nghệ thuật, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác đào tạo văn hóa nghệ thuật, tạo

điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách và một không gian thân thiện giữa môi trường đào tạo với môi trường thực tiễn cuộc sống để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển đào tạo, nhất là đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống và dân tộc.

- Gắn kết chặt chẽ việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trình độ cao với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển văn hóa nghệ thuật, làm cho văn hóa nghệ thuật thực sự trở thành mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.

- Khai thác thế mạnh đào tạo nghệ thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng yếu kém về nhiều mặt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, trong đó chú trọng đào tạo giảng viên chất lượng cao. Đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật trình độ cao cần được xây dựng trong một thời gian lâu dài, bắt đầu từ việc phát hiện, đào tạo, chăm sóc các tài năng trẻ, đội ngũ chuyên gia đầu ngành cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu khoa học và trình độ lý luận chính trị để đảm đương sự nghiệp đào tạo nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Kế thừa kinh nghiệm truyền thống và phát huy nguồn lực dân tộc trong việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

* Mục tiêu chung

Đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tăng cường năng lực giảng dạy, nghiên cứu, thực hành, tạo cơ sở vững chắc thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống các cơ sở đào tạo đại học nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

* Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020 có ít nhất 65% giảng viên đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên.

- 100% giảng viên có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. 70% có thể sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu tài liệu, trao đổi học thuật, giao lưu quốc tế

- Tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế: đến năm 2020 cử đi đào tạo đại học ngành nghệ thuật ở nước ngoài khoảng 350 người nhằm tạo nguồn cho đội ngũ giảng viên (Theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)