Số lượng, cơ cấu giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 77 - 81)

2.2. Thực trạng ĐNGV đại học ngành nghệ thuật trong bối cảnh

2.2.1. Số lượng, cơ cấu giảng viên

2.2.1.1. Số lượng

Theo thống kê, nhân lực của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 4.070 người, gồm 494 cán bộ quản lý, 464 nhân viên phục vụ công tác đào tạo, 3.112 giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, 2.500 đào tạo viên du lịch và 2.626 huấn luyện

viên thể thao các cấp. Trong số 3.112 giảng viên, giáo viên có 1.811 giảng viên, giáo viên cơ hữu (biên chế), 614 hợp đồng và 687 giảng viên, giáo viên thỉnh giảng. Tỷ lệ nam/nữ trong số giảng viên được điều tra, khảo sát như sau:

63,9 36,1

Nam Nữ

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ giảng viên theo giới tính

Đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật so với đội ngũ giảng viên trong cả nước còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ u cầu bố trí và sử dụng vào cơng tác giảng dạy chuyên môn theo cơ cấu từng ngành đào tạo. Đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đầu ngành đang ở trong tình trạng hẫng hụt, số giảng viên được đào tạo nâng cao trình độ không kịp bù đắp số cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu. Đội ngũ giảng viên, giáo viên kế cận chưa được chuẩn bị tốt để thay thế đội ngũ giảng viên đầu ngành là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có nhiều kinh nghiệm nhưng đã cao tuổi.

2.2.1.2. Cơ cấu giảng viên

Theo quy định tại Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường ĐH, cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010” thì tỷ lệ số sinh viên/giảng viên ở các trường đào tạo năng khiếu, nghệ thuật là 5-10 SV/GV.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở các trường đại học ngành nghệ thuật, tỷ lệ này có chun ngành thừa, có chun ngành thiếu. Vì vậy việc quy hoạch số lượng đội ngũ giảng viên khơng thể quy định máy móc mà cần căn cứ vào quy mơ tuyển sinh, quy mô đào tạo của từng ngành, đặc thù đào tạo của từng ngành nghệ thuật, các yếu tố liên quan như: tài chính, điều kiện giảng dạy, cơ sở vật chất, nhu cầu xã hội... để xây dựng quy hoạch.

Về tỉ lệ giảng viên trên số lượng sinh viên ở các trường đào tạo ngành nghệ thuật phổ biến là 01/25 đến – 30 sinh viên (trong khi đó tỉ lệ quy định đối với các trường nghệ thuật là 1/10) [19, tr.26]. Tỷ lệ giảng viên thấp, cơ cấu phân bố cũng không đồng bộ, thiếu cân đối, nhiều chuyên ngành nghệ thuật có nhu cầu xã hội cao nhưng lại rất thiếu giảng viên, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Giảng viên tập sự Giảng viên Giảng viên chính

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giảng viên chia theo ngạch giảng viên

Tiêu chuẩn giảng viên chính u cầu: phải có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp, có ngoại ngữ trình độ C, tin học C, có khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và biên soạn tài liệu giảng dạy môn học, tài liệu tham khảo phụ vụ đào tạo, bồi dưỡng, có đề án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được cấp khoa hoặc cơ sở đào tạo bồi dưỡng công nhận và áp dụng có kết quả trong chun mơn [8]. Theo khảo sát tại 3 trường đại học lớn ngành nghệ thuật, tỷ lệ giảng viên chính chỉ chiếm (7,1%). Đối chiếu với yêu cầu về giảng viên chính, tỷ lệ này phản ánh số giảng viên có trình độ và năng lực cao ở các trường còn thấp.

Bảng 2.1. Thống kê nhân lực các cơ sở ĐH khối nghệ thuật

(Nguồn: Bộ VH, TT&DL - năm 2015)

STT Cơ sở đào tạo

Số lƣợng Tổng BGH CBQL Giảng viên Giáo viên Khác

1 Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam 4 3 174 6 88 448

2

Đại học Mỹ thuật Việt

Nam 2 29 62 42 116

3 Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội 3 67 90 14 241

Hiện nay trong các trường đại học ngành nghệ thuật, số giảng viên có học vị, học hàm cịn ít. Tỷ lệ giảng viên, giáo viên có trình độ đại học Thạc sỹ trở lên

chiếm 26,49% tổng số giáo viên giảng viên thống kê được, trong đó tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 4,6%. Hầu hết các giảng viên, giáo viên đều biết ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu và giảng dạy.

Bảng 2.2. Thống kê trình độ nhân lực các cơ sở ĐH khối ngành NT

(Nguồn: Bộ VH, TT&DL – năm 2015)

STT Cơ sở đào tạo

Học hàm Học vị

GS PGS TS ThS CN, KS Khác

1

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt

Nam 7 18 25 108 290

2 Đại học Mỹ thuật Việt Nam 3 5 57 3 Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội 5 7 54 131 44

Tại các trường đại học nghệ thuật lớn như Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam có 07 Giáo sư, 04 Phó Giáo sư, 14 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 02 tiến sĩ khoa học, 25 Tiến sĩ, trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội có 05 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có 3 phó giáo sư, 5 tiến sĩ. Đây là các cơ sở đào tạo lớn nhất của ngành nghệ thuật, còn ở các cơ sở đào tạo khác mỗi trường chỉ có vài ba người có trình độ tiến sĩ, có những trường đại học và cao đẳng không có giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ.

0 10 20 30 40 50 60 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giảng viên chia theo trình độ

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉ lệ số giảng viên được đào tạo ở trình độ tiến sĩ so với tổng số các nhà giáo của nhóm ngành Âm nhạc

chiếm 9,6%, nhóm ngành mỹ thuật là 1,77% và nhóm ngành sân khấu, điện ảnh là 2,6%, nhóm ngành múa, xiếc chưa có tiến sĩ [19, tr. 27]. Thực trạng trên đặt ra những thách thức không nhỏ cho đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế. Tỷ lệ theo khảo sát thực tế cũng phản ánh điều này: giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 4,9%, thạc sĩ 56,9%, đại học 34,3%.

Trước thực trạng đội ngũ giảng viên của một số ngành đào tạo nghệ thuật có trình độ sau ĐH hiện cịn ít, thậm chí có ngành rất hiếm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có cơng văn gửi Bộ GD-ĐT về việc cho phép áp dụng linh hoạt các điều kiện đặc thù của ngành để đảm bảo đủ số giảng viên cơ hữu trong giai đoạn quá độ từ năm 2014-2017, tạo điều kiện cho các trường có đào tạo các ngành nghệ thuật đặc thù có thời gian kiện tồn đủ đội ngũ theo quy định chung. Kết quả là, Bộ GD- ĐT cho phép các trường tính giảng viên cơ hữu với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành đã nghỉ hưu, có hợp đồng dài hạn, làm việc tồn phần với cơ sở đào tạo. Ngoài ra, các ngành nghệ thuật cũng được tính giảng viên cơ hữu đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành có tham gia giảng dạy dù đang cơng tác ở cơ quan khác, nhưng được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đang công tác tạo điều kiện thời gian để tham gia giảng dạy với mức tính tối đa bằng 50% giảng viên cơ hữu. Trường hợp giảng viên là giáo sư, tiến sĩ ở ngành gần có ít nhất hai cơng trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến ngành, chuyên ngành giảng dạy cũng được tính là giảng viên cơ hữu. Bên cạnh đó, các trường nghệ thuật có thể mời giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành, đang công tác tại các Viện nghiên cứu tham gia giảng dạy. Những ngành khơng thể tìm được tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành có thể thay thế bằng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ ở ngành gần, nhưng phải đảm bảo ít nhất hai cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến ngành, chuyên ngành giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)