Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 149)

2.4.2 .Yếu tố ảnh hưởng

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp

Nhận định ∑ X Thứ bậc

1.Hoàn thiện chuẩn năng lực giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật theo chuẩn quốc tế

12 2,4 5

2.Quy hoạch đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu

chung của khối ngành nghệ thuật 13 2,6 4

trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế

4.Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế

12 2,4 5

5.Cung ứng nguồn lực để phát triển đội ngũ giảng viên đại học

phù hợp với yêu cầu của khối ngành nghệ thuật 15 3,0 1 6.Hồn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với đặc thù giảng

viên khối ngành nghệ thuật 14 2,8 3

X = 2,66

Kết quả bảng cho thấy các chuyên gia đánh giá 6 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật có sự cấp thiết cao với điểm trung bình X = 2,66 và có 4/6 giải pháp có điểm trung bình trên 2,5. Đặc biệt có 2 giải pháp đạt được sự nhất trí tối đa về sự cấp thiết là giải pháp 3 và giải pháp 5. Hai giải pháp này phù hợp với đặc thù của ngành nghệ thuật, có thể triển khai sớm, đem lại hiệu quả lâu dài.

Tuy nhiên đây cũng là những giải pháp địi hỏi có nguồn kinh phí lớn, cần phải tính tốn và thống nhất trong ngân sách từ trung ương đến Bộ VHTTDL, Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi đến các trường. Để thực hiện được các giải pháp này, nhà trường cần xây dựng đề án cụ thể, đề xuất với cơ quan chủ quản là Bộ VH,TT&DL. Bộ VH,TT&DL nghiên cứu, có kế hoạch phối hợp làm việc với các Bộ, ban ngành liên quan để đề xuất phương án thực hiện.

3.3.2.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Nhận định ∑ X Thứ

bậc 1.Hoàn thiện chuẩn năng lực giảng viên đại học khối ngành

nghệ thuật theo chuẩn quốc tế

12 2,4 6

2.Quy hoạch đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu chung của khối ngành nghệ thuật

13 2,6 4

3.Tổ chức tuyển chọn, sử dụng, đánh giá theo đặc thù của nhà

trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế 14 2,8 2 4.Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực

hội nhập quốc tế

13 2,6 4

5.Cung ứng nguồn lực để phát triển đội ngũ giảng viên đại học

phù hợp với yêu cầu của khối ngành nghệ thuật 15 3,0 1 6.Hồn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với đặc thù giảng

viên khối ngành nghệ thuật 14 2,8 2

Các giải pháp được chuyên gia đánh giá với mức độ khả thi cao, điểm trung bình chung của các giải pháp là 2,76, trong đó 5/6 giải pháp đạt mức khả thi >2,5. Trong đó giải pháp số 5 được đánh giá là những giải pháp khả thi nhất để phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.3.2.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Việc tìm ra tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp là rất cần thiết cho việc áp dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Qua đánh giá này có thể lựa chọn các giải pháp đảm bảo vừa cấp thiết vừa khả thi để thực hiện.

Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi

Nhận định Tính cấp thiết Tính khả thi X Thứ

bậc

X Thứ bậc 1.Hoàn thiện chuẩn năng lực giảng viên đại học

khối ngành nghệ thuật theo chuẩn quốc tế 2,4 5 2,4 6 2.Quy hoạch đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng

yêu cầu chung của khối ngành nghệ thuật

2,6 4 2,6 4

3.Tổ chức tuyển chọn, sử dụng, đánh giá theo đặc

thù của nhà trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế 3,0 1 2,8 2 4.Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành,

năng lực hội nhập quốc tế

2,4 5 2,6 4

5.Cung ứng nguồn lực để phát triển đội ngũ giảng viên đại học phù hợp với yêu cầu của khối ngành nghệ thuật

3,0 1 3,0 1

6.Hồn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với đặc thù giảng viên khối ngành nghệ thuật

2,8 3 2,8 2

Để tìm hiểu hệ số thứ bậc tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp, đề tài sử dụng cơng tức tính hệ số tương quan thứ bậc và thu được kết quả: r = 0,74→ P < 0,01

Kết quả cho thấy tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp là chặt chẽ, có mức độ nhất trí cao với độ tin cậy đạt 99%. Các giải pháp được đánh giá là cần thiết thì cũng khả thi để thực hiện.

Ví dụ như: Giải pháp 5 được đánh giá mức độ cần thiết ở vị trí số 1 thì mức độ khả thi cũng được đánh giá ở vị trí số 1.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5

giải pháp 1 giải pháp 2 giải pháp 3 giải pháp 4 giải pháp 5 giải pháp 6

tính cấp thiết tính khả thi

Biểu đồ 3.2. Tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi 3.4. Thử nghiệm giải pháp

Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của luận án, điều kiện thực tế và thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật, tác giả tiến hành thực nghiệm giải pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế.

3.4.1. Khái qt về q trình thử nghiệm

*Mục đích thử nghiệm: Đánh giá sự phù hợp và tính hiệu quả của việc triển khai áp

dụng giải pháp 4 nhằm minh chứng cho giả thuyết khoa học đã đề ra.

* Đối tượng và thời gian thử nghiệm:

NCS tiến hành thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và tính hiệu quả của giải pháp “Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế” thông qua tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn dành cho giảng viên khoa Đồ họa, khoa Hội họa trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Lớp bồi dưỡng diễn ra từ 6/5 – 19/5/2015 tại Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.

* Phương pháp và tiến trình thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện theo quy trình như sau: Bước 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng

Bước 2: Xây dựng nội dung bồi dưỡng: thời gian, địa điểm, đối tượng, nội dung bồi dưỡng

Bước 3: Triển khai kế hoạch lớp bồi dưỡng Bước 4: Đánh giá kết quả

Bước 5: Xử lý kết quả thử nghiệm

* Các tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm

- Kiến thức thu được của giảng viên trước và sau lớp bồi dưỡng (đo bằng bảng hỏi)

- Nhận thức của giảng viên trước và sau lớp bồi dưỡng (đo bằng bảng hỏi) - Việc phát huy, vận dụng kiến thức sau lớp bồi dưỡng (thống kê sản phẩm) * Cách thức đối chứng

- Thời điểm trước thử nghiệm (TTN): khảo sát lấy ý kiến của 10 giảng viên tham gia lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nhận thức liên quan đến nội dung bồi dưỡng, nhận thức về ý nghĩa, vai trò và hiệu quả của lớp bồi dưỡng.

- Thời điểm sau thử nghiệm (STN): khảo sát lấy ý kiến của giảng viên , thống kê các sản phẩm thu được sau lớp bồi dưỡng, nhận thức về ý nghĩa, vai trò và hiệu quả của lớp bồi dưỡng.

* Nội dung thử nghiệm

Thực hiện chủ trương giao lưu, trao đổi hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên, tác giả lập kế hoạch thực hiện và thử nghiệm giải pháp 4 tại trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Trong khuôn khổ hợp tác giao lưu, trao đổi với các cơ sở đào tạo nước ngoài, với sự giúp đỡ của Viện Goethe, Trường ĐH Mỹ thuật đã mời các giảng viên, nghệ sĩ của CHLB Đức sang giảng dạy về nghệ thuật vẽ truyện tranh cho giảng viên khoa Đồ họa, khoa Điêu khắc.

Giảng viên tham gia giảng dạy:

- Annette Kohn, Giám đốc nhà xuất bản JaJa. Annette Köhn từng theo học ngành truyền thông thị giác và thiết kế truyền thông tại Nurmberg và Berlin.

- Reinhard Kleist, một nghệ sỹ rất nổi tiếng tầm thế giới về truyện tranh của

Đức. Reinhard Kleist sinh năm 1970 gần thành phố Cologne và từng theo học ngành thiết kế đồ họa tại trường Đại học Thiết kế & Đồ họa tại Münster, Đức. Reinhard Kleist sở hữu một số lượng lớn các tác phẩm truyện tranh đã được xuất

bản, đồng thời cũng nhận được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có giải Max và Moritz, giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực văn học đồ họa trong khu vực các nước nói tiếng Đức.

Học viên: giảng viên khoa Đồ họa, khoa Điêu khắc.

Công việc này đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau:

- Ban Giám hiệu nhà trường lên kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên mơn, giao nhiệm vụ cho Phịng Quản lý Khoa học – Hợp tác quốc tế xây dựng kế hoạch cụ thể, liên hệ với các đối tác để làm các thủ tục mời giảng viên đến giảng dạy.

- Sau khi có kế hoạch cụ thể, Ban Giám hiệu phân cơng Phòng Quản lý Khoa học – HTQT phối hợp với các Khoa Đồ họa, Điêu khắc rà soát đội ngũ giảng viên để lựa chọn các đối tượng thích hợp tham gia lớp bồi dưỡng.

- Các Khoa Điêu khắc, Hội họa thông báo chi tiết kế hoạch tham gia lớp bồi dưỡng đến từng giảng viên của Khoa. Các Khoa chịu trách nhiệm đốc thúc, quản lý đội ngũ giảng viên của Khoa trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng, phối hợp với giảng viên, phòng Quản lý Khoa học – HTQT đánh giá chất lượng chuyên môn và chất lượng chuyên cần của đội ngũ giảng viên.

- Phòng Quản lý Khoa học – HTQ T chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất, chương trình lớp bồi dưỡng, chế độ với giảng viên lớp bồi dưỡng.

- Ban Giám hiệu quản lý việc tổ chức, đánh giá lớp bồi dưỡng.

3.4.2. Kết quả thử nghiệm

- Kết thúc lớp học, 100% giảng viên tham gia được cấp chứng chỉ hồn thành

chương trình bồi dưỡng kiến thức về nghệ thuật vẽ truyện tranh.

- Kết quả thử nghiệm và đối chứng hiệu quả của việc áp dụng giải pháp 4 về “Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế” được đánh giá theo nội dung ở Bảng 3.5, Bảng 3.6

Bảng 3. 5. Đánh giá về kiến thức chuyên môn thử nghiệm

Nội dung đánh giá Mức độ (TTN) Mức độ (STN)

1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X

1. Kiến thức về xây dựng cốt truyện, dàn dựng bố cục truyện

2. Kiến thức về xây dựng

đặc trưng tạo hình nhân vật 10 20 3,6 20 10 4,3

3. Hiểu biết về ý tưởng loại hình “tiểu thuyết đồ họa” (graphic novel)

15 15 2,5 20 10 2,6

4. Hiểu biết về ý tưởng “lấy chữ cái để xây dựng cốt truyện”

15 15 2,5 20 10 2,6

5. Nhận thức về vai trò của của đồ họa trong sáng tác truyện tranh

20 10 3,3 20 10 4,3

6. Nhận thức về sự sáng tạo của họa sĩ trong sáng tác truyện tranh

10 10 10 4,0 15 15 4,5

Mức độ 1: Hồn tồn khơng biết – 1 điểm Mức độ 2: Biết rất ít – 2 điểm

Mức độ 3: Có kiến thức cơ bản – 3 điểm Mức độ 4: Có kiến thức chuyên sâu – 4 điểm

Mức độ 5: Có kiến thức chuyên sâu và vận dụng được trong sáng tác – 5 điểm

Bảng 3. 6. Đánh giá về nhận thức thử nghiệm

Nội dung đánh giá Mức độ (TTN) Mức độ (STN)

1 2 3 4 5 X 1 2 3 4 5 X

1. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kiến thức chuyên môn

15 15 2,5 20 10 4,3

2. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến tư duy sáng tạo, ý tưởng sáng tác 15 15 2,5 10 20 3,6 3. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kỹ năng thực hành sáng tác 10 20 2,6 15 15 4,5 4. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến năng lực hội nhập quốc tế 10 20 2,6 10 20 3,6 Mức độ 1: Khơng có tác dụng – 1 điểm Mức độ 2: Tác dụng kém – 2 điểm Mức độ 3: Có tác dụng - 3 điểm Mức độ 4: Có tác dụng tốt – 4 điểm Mức độ 5: Có tác dụng rất tốt – 5 điểm

So sánh mức đánh giá sau khi đã áp dụng thử nghiệm giải pháp (STN) với trước khi thử nghiệm giải pháp (TTN) cho thấy tất cả các nội dung đều được đánh giá theo hướng tích cực ở mức cao hơn. (Bảng 3.6)

Bảng 3.7. So sánh kết quả thử nghiệm giải pháp ở thử nghiệm

Nội dung X (TTN) X (STN)

1. Kiến thức về xây dựng cốt truyện, dàn dựng bố cục truyện

2,6 3,6

2. Kiến thức về xây dựng đặc trưng tạo

hình nhân vật 3,6 4,3

3. Hiểu biết về ý tưởng loại hình “tiểu

thuyết đồ họa” (graphic novel) 2,5 2,6

4. Hiểu biết về ý tưởng “lấy chữ cái để xây dựng cốt truyện”

2,5 2,6

5. Nhận thức về vai trò của của đồ họa

trong sáng tác truyện tranh 3,3 4,3

6. Nhận thức về sự sáng tạo của họa sĩ trong sáng tác truyện tranh

4,0 4,5

7. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kiến

thức chuyên môn 2,5 4,3

8. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến tư duy

sáng tạo, ý tưởng sáng tác 2,5 3,6

9. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến kỹ năng thực hành sáng tác

2,6 4,5

10. Tác dụng của lớp bồi dưỡng đến năng

lực hội nhập quốc tế 2,6 3,6

- Sản phẩm thu được sau lớp bồi dưỡng

+ Hàng loạt bản thảo được trình bày theo nhiều chủ đề phong cách khác nhau và được đánh giá trực tiếp của Ban Giám hiệu, giảng viên và Giám đốc Viện Goethe: bản thảo “Gọi màu xanh trở về” của Nguyễn Thu Thủy, bản thảo “Fly” của Lại Thành Minh…

“Lớp bồi dưỡng đã mở ra định hướng mới trong sáng tác của giảng viên. Đồng thời nội dung của lớp bồi dưỡng cũng là nội dung mới mà nhà trường cần nghiên cứu triển khai giảng dạy cho sinh viên để bắt kịp các xu thế nghệ thuật đương đại” [V.T.Đ, giảng viên Khoa Đồ họa]

+ Ký kết dự án xuất bản một số tác phẩm truyện tranh được sáng tác sau lớp bồi dưỡng tại Nhà xuất bản Jaja, CHLB Đức.

Căn cứ kết quả thử nghiệm giải pháp, có thể thấy, hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế có tác dụng rất tích cực đối với giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Thông qua các lớp bồi dƣỡng, giảng viên đƣợc nâng cao kiến thức chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội sáng tác, giao lƣu quốc tế.

Tiểu kết

Như vậy, kế thừa các kết quả ngiên cứu từ chương 1 và chương 2, trong chương 3, dựa vào các quan điểm lý thuyết và xây dựng cách nhìn từ các giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, tác giả đưa ra một số phương hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên.

Những phương hướng và nguyên tắc này là cơ sở để đưa ra 6 giải pháp, mà tác giả cho rằng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được sự nhất trí cao về việc đề xuất các giải pháp này.

Các giải pháp này cũng được tác giả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi và thử nghiệm áp dụng trong điều kiện của các cơ sở đào tạo hiện nay. Trên phương diện lý thuyết, tác giả cho rằng, các hệ thống giải pháp này là mang tính khả thi, đảm bảo tính thực tiễn, mang tính kế thừa, phát huy được mọi nguồn lực có thể giúp cho PTNNL đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Thông qua việc sử dụng các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu khoa học, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết từ các ví dụ cụ thể là các trường hợp nghiên cứu, luận án có các kết luận và khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)