Đào tạo, bồi dưỡng chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 140 - 148)

2.4.2 .Yếu tố ảnh hưởng

3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật trong

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế

quốc tế

Mục tiêu: Xây dựng, hoàn thiện đội ngũ giảng viên theo chuẩn năng lực, đáp

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng kiến thức chun mơn cập nhật trình độ quốc tế, khả năng ngoại ngữ, khả năng giao lưu, sáng tác, biểu diễn ở đẳng cấp quốc tế.

Nội dung:

- Thông qua đánh giá, rà soát giảng viên theo chuẩn, nhà trường xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Cụ thể, đó là các loại nhu cầu: nhu cầu đạt chuẩn chuyên môn, nhu cầu đạt chuẩn kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghiên cứu khoa học, nhu cầu đào tạo kỹ năng hội nhập quốc tế (đảm bảo có trình độ ngoại ngữ, kiến thức trình độ quốc tế song vẫn có nắm vững kiến thức văn hóa dân tộc, có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng), nhu cầu đào tạo hạt nhân cho nhà trường.

- Lựa chọn giảng viên hạt nhân, giảng viên trong quy hoạch đi học tập nâng cao trình độ (tiến sĩ), học tập ở nước ngồi ngắn hạn hoặc dài hạn. Do đặc thù của

ngành nên việc đào tạo chuyên sâu ở trình độ cao (tiến sĩ) khơng nên tiến hành ồ ạt mà cần có lựa chọn đối tượng thực sự có khả năng, giảng dạy các mơn về lý thuyết chun sâu, có tính lý luận cao.

- Bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, nhà trường cần khuyến khích giảng viên tự trau dồi năng lực thực hành, tạo môi trường sáng tác biểu diễn để giảng viên phát huy năng lực thực hành, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật bên cạnh hoạt động giảng dạy.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho giảng viên. Nhà trường xác định yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của giảng viên khi tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao.Tổ chức liên kết đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao năng lực giảng viên, chất lượng đào tạo và quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam với thế giới

- Liên kết đào tạo, đặc biệt là liên kết đào tạo quốc tế là một trong những hoạt động được đánh giá là hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tiến tới đạt chuẩn quốc tế. Đây là hoạt động có hiệu quả trực tiếp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa trình độ biểu diễn, sáng tác nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Hoạt động liên kết đào tạo có thể do các trường đại học ngành nghệ thuật chủ động tiến hành, kết nối trực tiếp với các trường có cùng chuyên ngành. Nhà trường chủ động hợp tác, mời các giáo sư, tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng trên thế giới đến tham gia giao lưu, trao đổi và giảng dạy cho giảng viên cũng như sinh viên của nhà trường. Từ đây hình thành mối giao lưu liên kết lâu dài để cùng hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Các giảng viên của nhà trường cũng có thể sang tham quan, giao lưu, học tập và giảng dạy tại các trường quốc tế.

Hoạt động liên kết đào tạo cũng có thể thực hiện thơng qua sự giới thiệu của các Đại sứ quán, qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các tổ chức phi chính phủ làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Đây là con đường liên kết đào tạo chính, đang ngày càng được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả cao. Chính các nước cũng muốn thơng qua liên kết đào tạo để quảng bá văn hóa, hình ảnh của đất nước mình. Ngược lại, các nhà trường lại có cơ hội tiếp cận các nền văn hóa hiện đại mà khơng mất nhiều cơng sức tìm kiếm và khơng mất nhiều kinh phí để tổ chức.

- Tổ chức triển lãm, lưu diễn quốc tê, hội thảo quốc tế để giảng viên có cơ hội giao lưu, học tập và thể hiện năng lực hội nhập quốc tế.

Tổ chức triển lãm là thế mạnh của các trường khối nghệ thuật như ĐH Mỹ thuật VN, ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội…Còn Học viện Âm nhạc QG VN lại là trường thường xuyên tổ chức các chương trình lưu diễn quốc tế, mời các đoàn nghệ thuật quốc tế sang biểu diễn. Đây thực sự là những hoạt động trao đổi, thực hành nghề rất tốt đối với những người làm nghệ thuật, trong đó có các giảng viên các trường đại học ngành nghệ thuật. Qua đây, họ khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại, chứ khơng chỉ là những người giảng dạy lý thuyết.

Tuy nhiên, các hội thảo chun mơn cịn là điểm yếu của các trường đại học khối ngành nghệ thuật. Hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn nữa, để khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, trao đổi và nâng cao kiến thức lý luận.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đứng ra chủ trì, phối hợp cùng các trường đại học khối ngành nghệ thuật, với các viện nghiên cứu tổ chức Hội thảo quốc tế nghiên cứu chuyên ngành về các loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Các trường đại học khối ngành nghệ thuật chủ động tự tổ chức hoặc liên kết giữa các trường, liên kết với các trường, các tổ chức quốc tế để tổ chức hội thảo, seminar, triển lãm theo chủ đề, lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy của nhà trường.

- Tổ chức triển lãm ở các nước để giới thiệu, quảng bá về văn hóa nghệ thuật Việt Nam, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi cho cán bộ giảng viên, sinh viên.

Các trường ĐH khối ngành nghệ thuật có thể thơng qua các chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật do Bộ VHTTDL tổ chức ở các nước để tổ chức các triển lãm, các chương trình giao lưu nghệ thuật.

Bên cạnh đó, tự mỗi nhà trường có thể độc lập tự tổ chức hoặc hợp tác với các trường đại học trên thế giới để tổ chức các chương trình triển lãm, trao đổi văn hóa nghệ thuật.

Các hoạt động này vừa góp phần quảng bá văn hóa nghệ thuật VN ra thế giới, vừa góp phần đưa đội ngũ những người làm nghệ thuật ở VN hội nhập với đời sống văn hóa nghệ thuật tồn cầu. Qua các chương trình này, thế giới cũng biết đến

văn hóa nghệ thuật ở VN nhiều hơn, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác trong đào tạo và sáng tác, biểu diễn cho các trường ĐH nghệ thuật ở VN.

- Xác định rõ ràng mục đích của việc đưa đi đào tạo ở nước ngoài: Được đào tạo trong môi trường học tập quốc tế, người học vừa có kiến thức căn bản, vừa có kỹ năng và phương pháp thực hành tốt, cập nhật thơng tin tri thức hiện đại, đồng thời có trình độ ngoại ngữ để có thể giao lưu, trao đổi bình đẳng về học thuật. Đây chính là mẫu hình của người giảng viên đại học nói chung, giảng viên đại học ngành nghệ thuật nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Điều kiện thực hiện:

- Có chính sách thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho đến các trường đại học. Để liên kết đào tạo đạt được hiệu quả, cần có cơ chế, chính sách hợp lý từ các cơ quan quản lý như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Ngoại giao. Cơ chế này tạo tiền đề cho liên kết hợp tác đào tạo quốc tế phát triển, đồng thời siết chặt quản lý sự du nhập và ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.

- Triển khai thực hiện tốt Chiến lược văn hóa đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, trong đó chú ý đến phát triển khả năng HNQT của đội ngũ giảng viên nghệ thuật, chiến lược đào tạo của các trường đại học.

- Các nhà trường cũng cần chủ động tìm kiếm hợp tác, liên kết đào tạo trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, cần có cơ chế báo cáo với các Bộ chủ quản liên quan. Các trường có sự kết nối, hợp tác với các học giả trong và ngoài nước.

- Tuyển chọn đảm bảo đúng người có năng khiếu, tố chất phát triển lâu dài. Có chế độ học bổng, sinh hoạt phí đảm bảo cho người học yên tâm học tập lâu dài. Có cam kết thỏa đáng để người học quay trở về phục vụ cơ sở đào tạo sau khi được đào tạo.

- Các cơ sở đào tạo có kế hoạch nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, trong đó chú ý hơn đến trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, vốn đang là điểm yếu của đội ngũ giảng viên nghệ thuật.

- Cán bộ giảng viên chủ động, tích cực tham gia nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sáng tác và trình độ ngoại ngữ.

3.2.5. Cung ứng nguồn lực để phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật phù hợp với yêu cầu của khối ngành nghệ thuật

Mục tiêu: Tham gia hỗ trợ toàn diện để thúc đẩy sự phát triển đội ngũ giảng

viên đại học ngành nghệ thuật cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nội dung: Nguồn lực cần được cung ứng ở đây bao gồm: nguồn lực vật chất

(tài chính, nhân lực…) và nguồn lực phi vật chất (thể chế chính trị, cơ chế quản lý và hệ thống chính sách… ). Nguồn lực này gồm cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài.

Để cung ứng nguồn lực cho hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật cần thực hiện các nội dung sau:

*Tạo nguồn lực về vật chất thông qua các hoạt động:

- Thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục đào tạo nghệ thuật.

Hoạt động giáo dục đào tạo nghệ thuật muốn phát triển phải được coi là hoạt động của toàn xã hội. Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới chỉ rõ: Sứ mệnh của giáo dục Việt Nam là góp phần đào tạo và phát triển những thế hệ con người Việt Nam phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hiện đại, thơng minh, sáng tạo, có trình độ chun mơn cao, giàu lịng nhân ái, có nhân cách cao đẹp về lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về trí tuệ, đạo đức, lối sống, lịng tự tơn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức cơng dân, có năng lực hội nhập quốc tế, có thể chất cao để thực sự là chủ thể vững vàng của quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Sứ mệnh đó được thể hiện với nội dung mới trong mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Hoạt động giáo dục, đào tạo nghệ thuật cũng tham

gia vào việc thực hiện sứ mệnh giáo dục trên.

Hoạt động giáo dục nghệ thuật thực hiện cả hai phương thức nâng cao dân trí về nghệ thuật và nâng cao dân trí thơng qua nghệ thuật.

Nâng cao dân trí về nghệ thuật: các loại hình nghệ thuật thường được giáo dục ở mức độ phổ thông, thường thức nhằm nâng cao dân trí, kiến thức về nghệ thuât, có thể kể đến như: vẽ, hát, múa, chơi nhạc cụ (piano, organ, ghita…). Với vai trò là nhà xã hội học, Bourdieu nhận thấy rằng “nhu cầu văn hóa là sản phẩm của

quá trình trưởng thành và giáo dục. Các cuộc điều tra cho thấy, tất cả các hoạt động văn hóa (tham quan bảo tàng, nghe hịa nhạc, đọc sách báo, v.v...) và sở thích văn chương, hội họa, âm nhạc gắn liền với trình độ giáo dục nhất định (được đánh giá qua văn bằng và thời gian học) và phụ thuộc vào nguồn gốc xã hội” [72, tr.1].

Nâng cao dân trí thơng qua nghệ thuật: Là hoạt động sử dụng nghệ thuật như một công cụ hay phương pháp để thực hiện các nội dung giáo dục khác. Ví dụ giáo dục lịch sử, văn học, giáo dục công dân thông qua nghệ thuật sân khấu, giáo dục tự nhiên, mơi trường thơng qua mỹ thuật, tạo hình,… Phương pháp giáo dục phối hợp này mang tính sáng tạo, linh hoạt, thu hút sự chú ý, chủ động của người học, từ đó đem lại hiệu quả học tập cao hơn. Nghệ thuật ngồi chức năng giải trí, cịn gắn liền với hoạt động thực tiễn trong học tập, sinh hoạt và sáng tạo. Nghệ thuật có 3 chức năng quan trọng là: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ.

Chính vì vậy, hoạt động giáo dục đào tạo nghệ thuật không chỉ là hoạt động của Nhà nước, của Nhà trường, mà trở thành nhu cầu tự thân của mỗi con người trong xã hội. Khi nhu cầu đó ngày một tăng cao, vị trí của nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật cũng ngày càng được đề cao. Từ đó, đội ngũ cán bộ làm cơng tác giáo dục đào tạo nghệ thuật ngày càng phát triển, có nhiều cơ hội và vị trí làm việc tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, yêu cầu của xã hội đối với đội ngũ này cũng ngày một khắt khe hơn. Bản thân đội ngũ cán bộ giảng dạy nghệ thuật (trong đó đặc biệt là đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật – lực lượng giáo dục ưu tú nhất) cũng phải tự trau dồi kiến thức chuyên môn, năng lực sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội đang trong quá trình tồn cầu hóa.

- Tự tạo nguồn lực tài chính thơng qua hoạt động sáng tác, biểu diễn của giảng viên, sinh viên.

Các trường đại học khối ngành nghệ thuật có thế mạnh riêng so với các trường đại học khác, đó là hoạt động sáng tác, biểu diễn của đội ngũ giảng viên, sinh viên nhà trường. Hoạt động này khơng phải là hoạt động mang tính nghiệp dư, phong trào mà mang tính chuyên nghiệp cao, thu hút đông đảo khán giả. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam thường xun tổ chức các chương trình hịa nhạc giao hưởng, hịa nhạc dân tộc, ca nhạc thính phịng, nhạc nhẹ… Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm tranh, triển lãm nghệ thuật sắp đặt… Trường ĐH Sân

khấu – Điện ảnh Hà Nội dàn dựng kịch hiện đại, truyền thống, hợp tác làm phim… Đây là điều kiện giúp tăng thêm nguồn thu tài chính cho nhà trường, đồng thời tạo điều kiện để giảng viên, sinh viên được thực hành nghề.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư ngân sách cho hoạt động giáo dục nghệ thuật nói chung, phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật nói riêng. Mặc dù hoạt động giáo dục đào tạo nghệ thuật đã được xã hội hóa cao, nhà nước vẫn phải đầu tư ngân sách lớn, đặc biệt, trong hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục nghệ thuật để tìm kiếm cơ hội học bổng học tập các chuyên ngành nghệ thuật tại các nước phát triển, cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm biểu diễn, sáng tác, nghiên cứu khoa học cho giảng viên đại học ngành nghệ thuật.

- Xây dựng Quỹ khuyến khích tài năng để hàng năm vinh danh và kịp thời động viên, khen thưởng các cán bộ giảng viên, sinh viên có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Các trường hợp cụ thể được khen thưởng là: bảo vệ tiến sĩ trước thời hạn 6 tháng, bảo vệ tiến sĩ trước 30 tuổi, bảo vệ tiến sĩ đúng hạn và đạt loại xuất sắc; cán bộ được phong hàm PGS trước 40 tuổi, GS trước 50 tuổi; sinh viên thi vào ĐH đạt điểm tuyệt đối, sinh viên đạt các thành tích học tập xuất sắc, đạt các giải thưởng cao,...

*Tạo nguồn lực phi vật chất:

- Nhà trưởng tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng cán bộ làm cơng tác văn hóa nghệ thuật nói chung, giảng viên khối nghệ thuật nói riêng. Từ đó, các nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng đội ngũ, chỉ ra mặt mạnh mặt yếu, xu hướng phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đề xuất các chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ.

- Tổ chức nghiên cứu các chế độ, chính sách hỗ trợ phù hợp cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 140 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)