Sử dụng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 100 - 102)

Kết quả khảo sát từ các trường ĐH đều cho thấy: giảng viên ở mỗi trường cơ bản được bố trí và sử dụng hợp lí trong hoạt động chun mơn (73,3%). Tuy nhiên, do số lượng giảng viên khối ngành nghệ thuật đến nay còn thiếu, tỷ lệ giảng viên/sinh viên khối ngành nghệ thuật ít hơn so với các ngành học khác, nên đa phần giảng viên đều phải dạy vượt giờ tiêu chuẩn (500-700 giờ chuẩn/năm học). Điều này dẫn đến giảng viên khơng cịn thời gian để tham gia nghiên cứu khoa học, viết giáo trình hay tham gia sáng tác, biểu diễn.

Hiện nay, để giải quyết việc thiếu nhân lực giảng dạy, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao (tiến sĩ, phó giáo sƣ, giáo sƣ), các trƣờng ĐH khối ngành nghệ thuật sử dụng giảng viên thỉnh giảng. Giảng viên thỉnh giảng bao gồm: giảng viên của các trƣờng ĐH cùng thuộc khối ngành nghệ thuật và các nghệ sĩ nổi tiếng, có uy tín trong các lĩnh vực nghệ thuật.

Đối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các trường ĐH khối ngành nghệ thuật khác, nhà trường chủ yếu mời tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá và hướng dẫn luận văn, luận án chứ ít mời tham gia trực tiếp giảng dạy vì bản thân giảng viên thỉnh giảng cũng thường quá tải giờ giảng. Một số giảng viên thỉnh giảng được mời giảng dạy thì đều là giảng viên đã nghỉ hưu, chỉ tham gia giảng dạy ở các lớp trình độ cao học, tiến sĩ. Có thể thấy việc liên kết trong sử dụng giảng viên giữa các trường đại học khối ngành nghệ thuật là việc làm cần thiết, nhằm hỗ trợ, tăng cường hoạt động đào tạo của từng trường, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo cho khối ngành nghệ thuật.

Bên cạnh đó, các trường ĐH khối ngành NT cịn thường xun mời các nghệ sĩ nổi tiếng, có uy tín tham gia giảng dạy, đặc biệt ở các bộ môn nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, cải lương, ca trù, nhạc cụ dân tộc… Các loại hình nghệ thuật này vốn được hình thành và phát triển trong dân gian, có nhiều nghệ nhân tài năng, giàu kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, nhiều giảng viên ngành nghệ thuật khơng có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng lại là nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, rất có uy tín trong nghề như NSND Đặng Thái Sơn, NSND Quang Thọ, NSND Đàm Liên…. Ở nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống như: chèo, tuồng, quan họ, hát xẩm, ca trù… giảng viên thực sự lại chính là các nghệ nhân truyền thống, vốn khơng có bằng cấp chính quy.

Vốn sống, vốn kiến thức từ trong thực tiễn của các nghệ nhân là vô cùng quý báu đối với người học. Bên cạnh đó, nhà trường cịn mời thêm các nghệ sĩ nổi tiếng, có uy tín trong nghề tham gia giảng dạy, đặc biệt ở các môn thực hành. Kinh nghiệm sáng tác, kinh nghiệm thực hành là vô cùng cần thiết đối với khối ngành nghệ thuật. Khơng phải lý thuyết và chính thành cơng trong thực tế sáng tác, biểu diễn mới chính là bài học thuyết phục nhất dành cho sinh viên.

Công văn số 452/BGDĐT-GDĐH thơng báo kết quả rà sốt ngành đại học trong trường đại học, theo đó, có tới 30 ngành đào tạo nghệ thuật bị dừng tuyển sinh từ năm 2014 cũng cho thấy những bất cập trong việc đào tạo xuất phát từ tính đặc thù ngành. NSND. Đình Quang – nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa đã nhận xét:

Trên thế giới hay ở Việt Nam cũng vậy thôi, trong lĩnh vực đào tạo nghệ thuật, thước đo về người thầy không phải là học hàm, học vị mà là kinh nghiệm sáng tạo, tác phẩm có giá trị của người thầy đó. Việc địi hỏi phải có số lượng tiến sĩ, thạc sĩ trong đội ngũ giảng viên đối với ngành nghệ thuật giống như các ngành khác là một địi hỏi khơng phù hợp, khơng sát thực tế và sẽ là chính sách khơng thu hút được các nghệ sĩ giỏi tham gia giảng dạy, truyền nghề.

Có thể thấy, để sử dụng, bố trí đội ngũ giảng viên được hiệu quả, hợp lý, các trường khối ngành nghệ thuật gặp khá nhiều khó khăn, phải vận dụng cơ chế đặc thù, được sự đồng ý, cho phép của Bộ VH, TT&DL và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bên cạnh đó, nhà trường cịn phải tính tốn cơ chế cung cầu, đảm bảo việc sử dụng đội ngũ đáp ứng được nhu cầu đào tạo, song vẫn nằm trong khn khổ tài chính cho

phép. Vì thực tế cho thấy, đào tạo khối ngành nghệ thuật, số lượng sinh viên ít, nguồn thu học phí khơng nhiều nên việc đảm bảo chi trả lương cho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cũng cịn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)