Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 128)

2.4.2 .Yếu tố ảnh hưởng

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

nghệ thuật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

3.1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống

Đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật là một bộ phận của đội ngũ giảng viên, vì vậy, để phát triển đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật cần phải đặt trong một hệ thống hồn chỉnh, theo đó, sự phát triển của đội ngũ nói chung có ảnh hưởng đến đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật.

Bên cạnh đó, nguyên tắc hệ thống cho thấy, đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật không chỉ tập trung vào một khâu nhất định nào đó mà phải tập trung vào cả quá trình. Kinh nghiệm trong nghiên cứu của các học giả nước ngoài cho thấy, PTNNL cần chú ý đến cả hệ thống theo lơgíc gồm yếu tố mơi trường bên ngoài và yếu tố bên trong của cơ sở đào tạo; kết hợp đánh giá cả đầu vào, quá trình thực hiện và cả đầu ra. Xét trong một bối cảnh mang tính chỉnh thể như vậy, các giả pháp đưa ra mới phù hợp với điều kiện và hồn cảnh Việt Nam nói chung, ngành văn hóa – nghệ thuật nói riêng.

3.1.2.2. Ngun tắc bảo đảm tính thực tiễn

Thực tiễn là thước đo cao nhất của mọi nỗ lực PTNNL. Tính thực tiễn trong giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật thể hiện ở các điểm sau: 1. Phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế; 2. Phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy… của các cơ sở đào tạo đại học khối ngành nghệ thuật hiện nay; 3. Phù hợp với điều kiện, trình độ thực tế của đội ngũ giảng viên hiện nay ở các cơ sở đào tạo đại học khối ngành nghệ thuật; 4. Phù hợp với khả năng, điều kiện và trình độ sinh viên khối ngành nghệ thuật hiện nay.

3.1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa

Trên thực tế, phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật đã có từ khi xuất hiện các ngành học này. Dù các hoạt động PTNNL này có thể chủ

yếu mang tính kinh nghiệm, chưa được đúc kết thành khoa học, nhưng đã có những thành tựu và gặp phải những hạn chế nhất định. Giải pháp hoàn thiện, phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật phải tính tốn, kế thừa các kết quả, nỗ lực phát triển nguồn nhân lực đã có từ trước tới nay. Chỉ có làm như vậy, mới tránh việc áp đặt một cách máy móc, khiên cưỡng các giải pháp chung chung cho những trường hợp cụ thể.

3.1.2.4. Nguyên tắc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và kết hợp hài hòa giữa nội lực với ngoại lực

Nguyên tắc này như sau: cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên của các trường khối ngành nghệ thuật đã được hình thành qua thời gian và hiện đang dần dần phát triển theo những định hướng nhất định. Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và lường trước các khó khăn trong việc sử dụng, phát triển cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên này là một công việc cần thiết. Phát huy tối đa nguồn lực hiện tại của các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên vừa đáp ứng được nguyên tắc kế thừa, vừa đảm bảo nguyên tắc hệ thống trong đề xuất giải pháp.

Tuy nhiên, những nguồn lực bên ngồi có những tác dụng nhất định đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật. Kinh nghiệm cho thấy, sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các nguồn lực bên ngoài như học hỏi kinh nghiệm, trao đổi giảng viên, sinh viên, các đầu tư tài chính, cơ sở vật chất… từ bên ngồi có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

3.2.1.5. Nguyên tắc định hướng đặc thù, chuyên biệt

Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù. Như trong phân tích của tồn bộ luận án, tính đặc thù này thể hiện ở cả việc giảng dạy và học tập, cả ở cơ sở vật chất đến tài liệu giảng dạy… Chính vì lý do đó, các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật cần phải có cách nhìn linh hoạt, mang tính đặc thù đối với lĩnh vực đặc biệt này. Khơng có ngun tắc định hướng đặc thù này, các giải pháp sẽ không phù hợp và không có hiệu quả.

3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Kết quả điều tra của luận án cho thấy, hầu hết các giảng viên được hỏi đều đánh giá cao, đồng tình với các giải pháp đã được đưa ra trong bảng hỏi.

Xét một cách cụ thể, các giải pháp đều đạt mức nhất trí cao 0 20 40 60 80 100 Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp 4 Giải pháp 5 Giải pháp 6 Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý

Biểu đồ 3.1. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Trong đó, các giải pháp được lựa chọn theo thứ bậc như sau:

Bảng 3.1. Thứ bậc giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Giải pháp Đánh giá X Thứ bậc Đồng ý Khơng ý kiến Khơng đồng ý 1.Hồn thiện chuẩn năng lực giảng

viên đại học khối ngành nghệ thuật theo chuẩn quốc tế

196 15 9 2,85 2

2.Quy hoạch đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu chung của khối ngành nghệ thuật

181 26 13 2,76 5

3.Tổ chức tuyển chọn, sử dụng, đánh giá theo đặc thù của nhà trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế

175 21 24 2,68 6

4.Đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng năng lực thực hành, năng lực hội nhập quốc tế

180 34 6 2,79 4

5.Cung ứng nguồn lực để phát triển đội ngũ giảng viên đại học phù hợp với yêu cầu của khối ngành nghệ thuật

200 13 7 2,88 1

6.Hồn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với đặc thù giảng viên khối ngành nghệ thuật

Có thể thấy, giải pháp “Cung ứng nguồn lực để phát triển đội ngũ giảng viên đại học phù hợp với yêu cầu của khối ngành nghệ thuật” được nhiều lựa chọn nhất (xếp vị trí số 1), sau đó là các giải pháp về hồn thiện chuẩn năng lực và hồn thiện chính sách đãi ngộ. Có thể thấy, đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các trường đại học khối ngành nghệ thuật nói riêng, đối với Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ VH,TT&DL nói chung. Để thực hiện các giải pháp này, địi hỏi sự nỗ lực không chỉ của nhà trường mà cịn có sự hỗ trợ, phối hợp của các Bộ, ban ngành liên quan, sự chỉ đạo từ Nhà nước.

3.2.1. Hoàn thiện chuẩn năng lực giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật theo chuẩn quốc tế

Mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện chuẩn năng lực giảng viên là căn cứ lâu

dài để tuyển chọn, đánh giá và đào tạo đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Trước mắt là chuẩn chung dành cho giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật. Sau đó, từng trường, từng ngành nghệ thuật tự xây dựng chuẩn riêng cho giảng viên, dựa trên đặc thù của từng loại hình nghệ thuật.

Nội dung:

- Trên cơ sở chuẩn năng lực chung về giảng viên đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, nhà trường tự xây dựng chuẩn riêng theo đặc thù của khối ngành nghệ thuật và đặc thù của nhà trường. Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có ĐH Quốc gia HN đưa ra chuẩn cho giảng viên đạt chuẩn quốc tế. Theo đó, giảng viên giảng dạy chun mơn phải có trình độ tiến sĩ, có thể giảng dạy và trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của chương trình. Cũng từ đặc thù của khối ngành nghệ thuật, bên cạnh những tiêu chuẩn chung về đội ngũ giảng viên đã được quy định trong Điều lệ Trường Đại học, giảng viên khối ngành nghệ thuật cịn cần có thêm những tiêu chuẩn riêng. Đề tài đã đề xuất Khun chuẩn chung về năng lực cho đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế để làm cơ sở tham khảo trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giảng viên. Bên cạnh các tiêu chuẩn chung, đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật cịn có tiêu chuẩn về năng lực sáng tác, biểu diễn nghệ thuật.

Đây là tiêu chuẩn khơng thể thiếu, thậm chí cũng phải được đặt ngang với tiêu chuẩn về năng lực kiến thức chuyên môn.

- Tiêu chuẩn về đạo đức cũng cần có cách đánh giá riêng. Người nghệ sĩ đơi khi có phong cách, nền nếp, trang phục,… hơi khác so với chuẩn mực chung của nhà giáo. Khơng nên vì thế mà đánh giá về mặt đạo đức của cá nhân. Tuy nhiên, với vai trò là người đi tiên phong trong mặt trận văn hóa – tư tưởng, người giảng viên – nghệ sĩ cần có tư tưởng, chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- Nhà trường xây dựng chuẩn giảng viên cho từng chuyên ngành nghệ thuật. Cùng thuộc nhóm ngành nghệ thuật song mỗi ngành lại có những đặc điểm riêng, dẫn đến những tiêu chí tuyển chọn giảng viên riêng. Ví dụ, đối với các ngành biểu diễn như thanh nhạc, diễn viên kịch, điện ảnh…còn đòi hỏi về hình thức, các ngành thực hành như múa, xiếc …địi hỏi có sức khỏe tốt, các ngành lý luận địi hỏi giảng viên phải chú trọng kiến thức chuyên mơn, khả năng nghiên cứu khoa học, cịn các ngành thực hành địi hỏi giảng viên phải có kinh nghiệm biểu diễn, sáng tác…

Vì vậy cần xây dựng tiêu chuẩn giảng viên cụ thể cho từng ngành để từ đó việc tuyển chọn được công khai, minh bạch và đem lại hiệu quả về chất lượng. Ở các bộ mơn nghệ thuật mang tính quốc tế như: Opera (ở Học viện Âm nhạc), múa bale (ở Trường CĐ múa VN), … tiêu chuẩn tuyển chọn nên ưu tiên những giảng viên đã được học tập ở nước ngoài, dần hướng đến tiêu chuẩn mang tính quốc tế.

- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiêu chuẩn ngoại ngữ phải được đề cao, ưu tiên và thực hiện nghiêm túc trong khâu tuyển chọn. Hiện nay, khi tuyển chọn giảng viên để ký hợp đồng làm việc, nhà trường thường chỉ xét tiêu chuẩn này thông qua văn bằng, chứng chỉ. Trong q trình giảng dạy, giảng viên cũng ít phải sử dụng đến ngoại ngữ. Vì vậy, ngoại ngữ chưa được chú trọng khi xét tuyển và đánh giá giảng viên. Để tăng cường khả năng ngoại ngữ của giảng viên, nhà trường cần tạo môi trường để giảng viên nhận thấy sự cần thiết phải trang bị ngoại ngữ, có điều kiện cọ sát, thực hành ngoại ngữ. Trong các ngoại ngữ, nhà trường có thể ưu tiên tiếng Anh nhưng cũng cần có các ngoại ngữ khác, có thể tính tiếng Anh theo tiêu chuẩn giao tiếp thơng thường, cịn giảng viên phải trang bị thêm 01 ngoại ngữ khác chuyên sâu phục vụ cho chuyên môn.

Điều kiện thực hiện:

- Bên cạnh các nghiên cứu, đánh giá đồng bộ về thực trạng, đặc thù của đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật hiện nay, có sự so sánh, đối chiếu với

các tiêu chuẩn của giảng viên các ngành khác, với tiêu chuẩn giảng viên nghệ thuật trên thế giới, nhà trường cần chủ động xây dựng được chuẩn riêng cho cơ sở đào tạo của mình theo từng cấp học từ đại học đến sau đại học.

- Từ tiêu chuẩn chung này, mỗi trường ĐH có các quy định cụ thể riêng theo từng chuyên ngành đào tạo, căn cứ vào thực tiễn đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhu cầu và chiến lược phát triển của nhà trường. Ví dụ, với các chuyên ngành đào tạo đẳng cấp quốc tế, giảng viên phải được đào tạo ở nước ngoài, với các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống, có thể xem xét tiêu chuẩn năng lực chuyên môn khơng cần học vị tiến sĩ nếu có các danh hiệu như nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ nhân…Với các ngành nghệ thuật truyền thống, tiêu chuẩn về tuổi.

- Cần tính tốn lộ trình quy hoạch, tuyển chọn và đào tạo để đội ngũ giảng viên đạt chuẩn đề ra trong thời gian ngắn nhất. Với các giảng viên tuyển trong giai đoạn từ 2015, cần lựa chọn theo tiêu chuẩn trên. Ưu tiên các đối tượng giảng viên có trình độ chun mơn cao, có ngoại ngữ, có khả năng hội nhập và giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, với các đối tượng này, tuổi tác thường cao. Trong khi đó, cần tính đến lựa chọn các giảng viên trẻ, tuy trình độ chun mơn chưa cao, nhưng sắp xếp để đào tạo lớp kế cận.

- Đối với các giảng viên đã được tuyển nhưng chưa đáp ứng chuẩn đề ra, cần phân loại để có chiến lược đào tạo lâu dài. Với đối tượng từ 25- 45 tuổi, nhà trường sắp xếp cho đi học các lớp nâng cao trình độ chun mơn. Với các giảng viên trẻ, ưu tiên đi đào tạo dài hạn tại nước ngồi để nâng cao cả trình độ ngoại ngữ. Với các đối tượng ngồi 45 nếu trình độ chun mơn chưa đảm bảo chuẩn, cần sắp xếp lại vị trí việc làm, đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Áp dụng chuẩn nghiêm túc, chặt chẽ trong quá trình tuyển chọn và đánh giá giảng viên. Có sự thử nghiệm đánh giá theo chuẩn mới để đảm bảo chuẩn đề ra phù hợp với thực tiễn và đặc thù của đội ngũ giảng viên.

3.2.2. Quy hoạch đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu chung của khối ngành nghệ thuật

Mục tiêu:

- Định hướng được sự phát triển của đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật phù hợp với đặc thù của ngành và bối cảnh HNQT. Vì đặc thù đào tạo khác biệt, đội ngũ này có số lượng, cơ cấu giảng viên/sinh viên, cơ cấu giảng viên

lý thuyết/ giảng viên thực hành, tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị, tỷ lệ giảng viên nam/nữ… khác so với chuẩn chung.

- Đảm bảo quy hoạch phù hợp với đặc thù giảng dạy khối ngành nghệ thuật. Những ngành thực hành đòi hỏi tỉ lệ giảng viên/sinh viên thấp, tỉ lệ giảng viên trẻ cao. Những ngành lý luận lại đòi hỏi tỉ lệ giảng viên có học hàm, học vị cao….

- Đảm bảo quy hoạch phù hợp với khả năng hoạch toán thu chi của nhà trường. Một số ngành giảng viên nhiều, nhưng sinh viên lại ít hoặc ngược lại. Việc quy hoạch hợp lý giúp tập trung được nguồn lực cho phát triển đội ngũ.

Nội dung:

- Cần căn cứ chuẩn năng lực đề ra để rà soát, đánh giá đội ngũ giảng viên

hàng năm. Với đội ngũ giảng viên hiện có chưa đạt chuẩn, phải có đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao để đạt chuẩn. Cần căn cứ tình hình thực tế đội ngũ giảng viên của nhà trường (độ tuổi, vị trí cơng tác, kế hoạch cơng tác giảng dạy…) để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Ví dụ: ưu tiên cán bộ chủ chốt, lãnh đạo khoa đi học trước, ưu tiên cử đi học theo độ tuổi, thâm niên…Đảm bảo vừa thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy của nhà trường, vừa nâng cao được trình độ cho đội ngũ giảng viên, đảm bảo tính kế thừa, tiếp nối trong đội ngũ giảng viên.

- Cải cách hành chính nhằm xây dựng một đội ngũ giảng viên tinh gọn, có chất lượng. Hiện nay các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật đang xây dựng đề án tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về tinh giản biên chế và cơng tác tổ chức cán bộ. của chính phủ, theo đó giảm 10% số biên chế hiện có (năm 2015) đến thời điểm năm 2021.

- Có hình thức tinh giản biên chế, thanh loại những đối tượng khơng đạt chuẩn, khơng có triển vọng đào tạo, bồi dưỡng. Hiện nay, nhiều giảng viên có tâm lý ỉ lại, chậm tiến, lười học, lười cập nhật tri thức. Với đối tượng này, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, yêu cầu đi học nâng cao trình độ, nếu khơng chấp hành, hoặc tiến độ chậm, phải có hình thức phạt từ cảnh cáo, kỷ luật đến buộc thôi đứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)