Đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 107 - 109)

Việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên phải được các trường thực hiện thường xuyên, định kỳ. Trên cơ sở đó có biện pháp khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích trong giảng dạy và nâng cao năng lực cá nhân, phê bình, kỷ luật những cá nhân chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của giảng viên (đặc biệt là tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức), có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho toàn bộ đội ngũ giảng viên nhà trường.

Lịch sử đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường nghệ thuật cho thấy Việt Nam cũng đã có những hướng đi theo một số quan điểm mà chúng ta đã biết như chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất, chất lượng là

sự phù hợp với các tiêu chuẩn, chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng, hay chất lượng với tư cánh là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường đại học, hoặc chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao động được đào tạo).

Như chúng ta thấy, nghệ thuật thường được xem xét như những sáng tạo về cái đẹp chân – thiện – mỹ. Trong đào tạo, Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tự hào với nhiều sinh viên và giảng viên đã đoạt giải cao, mang vinh dự về cho đất nước như NSND Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Nguyệt Minh, Bùi Cơng Duy, Nguyễn Bích Thuỷ, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Quỳnh Trang, Lưu Hồng Quang… đoạt nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế. Trong khi đó, với một cơ sở đào tạo đại học về nghệ thuật khác là Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, bên cạnh việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính do Nhà nước quy định là đào tạo bậc học đại học cho các ngành nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, từ năm 1980, trường còn thực hiện đào tạo các bậc học cao đẳng, trung cấp cho các ngành nghệ thuật biểu diễn, nghe nhìn và cũng như các ngành kỹ thuật, kinh tế khác trong lĩnh vực nghệ thuật. Trường cũng thực hiện đào tạo theo đặt hàng và đề nghị của các đơn vị nghệ thuật, các đài phát thanh và truyền hình trong cả nước. Như vậy, rõ ràng, với cơ sở đào tạo này, việc chú trọng đến mục đích sử dụng, hay đáp ứng nhu cầu của khách

hàng chính là tơn chỉ của việc đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng nhà trường nói

chung, đội ngũ giảng viên nói riêng. Có thể thấy, việc đánh giá đội ngũ giảng viên của các trƣờng khối ngành nghệ thuật, nhìn chung cịn phiến diện, dựa vào một số tiêu chuẩn nổi bật (nhƣ khả năng sáng tác, biểu diễn...) chứ chƣa

chú trọng đến đầy đủ các tiêu chuẩn năng lực của giảng viên. Nội dung này cũng xếp thứ 7 trong tổng số 8 nội dung phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật.

Thực tế đặc thù đào tạo của ngành nghệ thuật cũng gây khó khăn cho việc xây dựng bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá giảng viên.

Giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật có đặc thù, vừa là giảng viên, vừa là nghệ sĩ. Vì vậy, trong lối sống, suy nghĩ, ít nhiều mang tư tưởng tự do, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, dễ dẫn đến những sai lệch trong quan điểm, tư tưởng. Một bộ phận giảng viên, tiếp xúc gần gũi với thế giới showbiz xa hoa, nhiều cám dỗ, dễ bị tha hóa, biến chất, đánh mất phẩm chất của một giảng viên.

Về năng lực chuyên môn, giảng viên ngành nghệ thuật thường được tuyển chọn từ sinh viên trong chính nhà trường, một số ít được tuyển từ nước ngoài về, nên chủ yếu là thiên về kiến thức thực hành, kỹ năng trình diễn, sáng tác, biểu diễn mà ít có chun mơn, kiến thức lý luận, nghiên cứu khoa học. Trong khi đó, địi hỏi của giảng viên đại học nói chung là phải có khả năng nghiên cứu khoa học, có trình độ kiến thức lý luận. Một số trường đại học ngành nghệ thuật đã chú trọng đến vấn đề này bằng việc cho cán bộ đi đào tạo nâng cao lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Song thực tế đánh giá thì các nghiên cứu sinh ngành nghệ thuật thường gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức thực hành vào nghiên cứu khoa học, khái quát kiến thức thực hành lên tầm lý luận. Năng lực tư duy, diễn đạt ngôn ngữ khoa học của các nghiên cứu sinh ngành nghệ thuật cũng kém hơn so với nghiên cứu sinh ngành văn hóa. Điều này đặt ra vấn đề, ngay trong khâu xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật, cần chú ý hài hòa cả hai yếu tố thực hành và lý luận, từ đó thực hiện tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đúng theo tiêu chuẩn.

Quá trình hội nhập, giao lưu về văn hóa nghệ thuật cũng đòi hỏi giảng viên đại học ngành nghệ thuật cần trang bị thêm các kiến thức chuyên môn như ngoại ngữ, tin học để cập nhật kiến thức chuyên ngành trên thế giới và góp phần quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế, phương pháp giảng dạy của giảng viên các trường đại học ngành nghệ thuật cũng

cần có nhiều thay đổi, giảm bớt tính truyền nghề, thị phạm mà có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng đa dạng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Để làm được điều này, địi hỏi nhà trường phải có nghiên cứu tìm tịi, đổi mới phương pháp giảng dạy và chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm, phương pháp giảng dạy hiện đại cho đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)