Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 102 - 107)

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các trường sân khấu, điện ảnh ở nước ta hiện có nhiều khó khăn, nhưng vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt của một trường nghệ thuật lại cịn khó hơn nhiều. Chúng ta đều biết vai trò của người thầy đặc biệt quan trọng trong đào tạo nghệ thuật, song hiện tại có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu hụt trong đội ngũ giảng viên. Giảng viên giỏi thì tuổi đã cao. Giảng viên trẻ thì khơng ít người chưa đủ tầm vóc của một người thầy. Số giảng viên, chuyên gia đầu ngành chiếm tỷ lệ thấp. Sinh viên giỏi, có khả năng, thường thích đắm mình thử sức trong thực tế sáng tác, không muốn ở lại trường. Ở các trƣờng khác, sinh viên giỏi đƣợc giữ lại trƣờng, học thạc sĩ, học

tiến sĩ, sau đó có thể đứng lớp nhƣng với trƣờng đào tạo nghệ thuật, học xong tiến sĩ nhiều khi cũng chƣa thể đứng trên bục giảng. Giảng viên khơng có trải nghiệm trong sáng tác, trong nghiên cứu, giảng bài chỉ dựa vào sách vở, sẽ rất khó có sức thuyết phục đối với sinh viên nghệ thuật - một đối tƣợng đào tạo rất đặc thù.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên ở các trường nghệ thuật cần thực hiện song song cả hai nội dung: đào tạo bồi dưỡng chuyên môn (lý thuyết và thực hành) và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, khả năng hội nhập quốc tế. Các nội dung này lại phải tính đến các cấp độ, phạm vi, quy mơ khác nhau.

Trong những năm qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các trường ĐH khối ngành nghệ thuật tương đối quan tâm, số lượng và chất lượng giảng viên được đào tạo chuyên môn cao ngày càng tăng.

Qua khảo sát, đánh giá cũng cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn được các giảng viên nhà trường đánh giá khá cao. Cụ thể: 1) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên (74.5%), 2) Chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên (72.5%), 3) Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ của giảng viên (56.3%).

2.3.4.1.Đào tạo dài hạn: chủ yếu là đào tạo chuyên môn thơng qua các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

a)Đào tạo trong nước:

Trường ĐH Mỹ thuật VN, Học viện Âm nhạc quốc gia VN, trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đều là các cơ sở đào tạo sau đại học hàng đầu của khối ngành nghệ thuật. Hiện nay, các trường này đều có đào tạo trình độ thạc sĩ. Học viện Âm nhạc quốc gia VN có đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Âm nhạc học, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Sân khấu. Đây là điều kiện tốt để các trường đào tạo chuyên mơn cho chính đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Theo thống kê, cho đến năm 2015, hầu hết đội ngũ giảng viên của 3 trường đã được chuẩn hóa ở trình độ thạc sĩ. Ở trình độ tiến sĩ, các nhà trường cũng đang nỗ lực đào tạo tại trường cũng như cử giảng viên đi học tại các cơ sở đào tạo tiến sĩ khác. Tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam – cơ sở đào tạo tiến sĩ khối ngành nghệ thuật lâu đời nhất tại Việt Nam, hiện đang đào tạo 03 mã ngành nghệ thuật: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Lý luận và Lịch sử Sân khấu, Lý luận, phê bình và Lịch sử Điện ảnh, truyền hình. Nghiên cứu sinh tại đây đa phần là các giảng viên của các trường nghệ thuật trong cả nước. Trong đó, tính đến năm 2015, có 06 giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia VN, 16 giảng viên của Trường ĐH Mỹ thuật VN, 09 giảng viên của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh HN, và nhiều trường nghệ thuật khác… Thời gian trước, các giảng viên tham gia đào tạo chun mơn hầu hết đều là các giảng viên nịng cốt của các khoa, các cán bộ quản lý. Vài năm trở lại đây, các giảng viên trẻ ngày càng được tạo điều kiện, khuyến khích đi học để nâng cao trình độ.

Bảng 2.4. Thống kê giảng viên học tâp chuyên môn giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn Bộ VH, TT&DL)

TT Trường 2011 2012 2013 2014 2015 TS Ths TS Ths TS Ths TS Ths TS Ths 1 Học viện Âm nhạc QG VN 8 9 8 14 4 7 8 5 4 1 2 Trường ĐH Sân khấu điện

ảnh HN 2 6 2 5 2 5 1 5 2 4 3 Trường ĐH Mỹ thuật VN 1 1 3 4 3 0 5 1 2 1

Có thể thấy, trong giai đoạn vừa qua, các trường ĐH khối ngành nghệ thuật đã chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc đào tạo còn nặng về bằng cấp, chưa chú trọng đúng ngành, đúng chuyên môn.

b)Đào tạo ở nước ngoài:

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những thỏa thuận và dự án giúp Việt Nam đào tạo nhân lực. Hàng năm, Việt Nam có trên 1000 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngồi, trong đó lĩnh vực văn hóa nghệ thuật từ năm 2010 đến nay có 52 suất. Ngân sách trong nước cũng có 08 suất đề án 322 dành cho ngành văn hóa nghệ thuật từ năm 2010 – 2015.

Ngồi ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề xuất nhiều đề án đưa học sinh, sinh viên, giảng viên khối ngành nghệ thuật đi đào tạo ở nước ngoài nhưng việc triển khai còn chậm chễ, chưa hiệu quả.

Nhiều nhà trường, nhiều cá nhân giảng viên cũng chủ động tìm kiếm nguồn học bổng để đi học ở nước ngồi dưới hình thức tự túc song số lượng này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng giảng viên của nhà trường. Tính từ năm 2010, có 27 suất đào tạo tiến sĩ, 21 suất đào tạo thạc sĩ, 26 suất đào tạo đại học ở nước ngồi. Trong đó có một số ngành được ưu tiên đào tạo như: biểu diễn âm nhạc: 06 tiến sĩ, 17 thạc sĩ, 25 đại học, ngành mỹ thuật: 12 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 1 đại học… Số liệu này bao gồm cả đào tạo theo học bổng của nhà nước, học bổng hợp tác song phương, đề án 322 và tự túc. Trong số đó, có nhiều người là giảng viên đã đi học và trở về tiếp tục công việc giảng dạy như: Bùi Công Duy, Nguyễn Huy Phương…giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Nguyễn Nghĩa Phương, Nguyễn Tuấn Phong… giảng viên của Trường ĐH Mỹ thuật VN, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hạnh Lê, … giảng viên Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh HN.

Bảng 2.5. Thống kê giảng viên đi học ở nƣớc ngoài giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Bộ VH, TT&DL)

TT Trƣờng 2011 2012 2013 2014 2015

1 Học viện Âm nhạc quốc gia VN 3 1 0 0 3

2 Trường ĐH Sân khấu điện ảnh HN 0 0 0 0 0

2.3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

a) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn lý thuyết và thực hành sáng tác, biểu diễn

Các trường ĐH khối ngành nghệ thuật chủ yếu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên thông qua các chương trình giao lưu, nói chuyện chun đề, trao đổi học thuật của các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam và các đoàn giảng viên VN ra nước ngoài.

Cũng như các trường đào tạo nghệ thuật khác trên thế giới, mỗi năm Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã mời khoảng 150 đến 160 nghệ sĩ và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, uy tín về giảng dạy. Đó là những người thầy góp phần tạo nên sức sống và mang đến hơi thở nóng hổi của lĩnh vực nghệ thuật cho giảng viên, sinh viên, nhưng giải quyết mối quan hệ giữa tính nghệ sĩ và sự nghiêm cẩn cần thiết của nghề sư phạm trong các thầy không phải là điều đơn giản.

Trường ĐH Mỹ thuật VN là cơ sở đào tạo có các hoạt động chun mơn hợp tác quốc tế khá mạnh. Trường thường xuyên tổ chức các buổi workshop, các lớp học ngắn hạn giữa giảng viên, sinh viên nhà trường với các nhà nghiên cứu nghệ thuật, các nghệ sĩ lớn trên thế giới. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, nghệ sĩ Việt Nam có cơ hội được làm việc, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chun mơn với các chun gia nước ngồi cũng như các nghệ sĩ quốc tế giúp nâng cao năng lực và tư duy sáng tác.

Học viện Âm nhạc quốc gia VN cũng là cơ sở đào tạo được đánh giá rất cao trong hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường hiện hợp tác với hơn 30 trường ĐH, các tổ chức quốc tế trên thế giới như: Đại học Tổng hợp Queensland, Học viện âm nhạc Malmo, Học viện Nghệ thuật Vân Nam, Trung Quốc, Dàn nhạc trẻ châu Á, Nhạc viện Tchaicopvsky (LB Nga), Quỹ Văn hóa SIDA (Thụy Điển)… Hoạt đồng đào tạo, bồi dưỡng với các đối tác nước ngoài được nhà trường tổ chức cả trong lĩnh vực lý luận và sáng tác biểu diễn. Rất nhiều các chương trình biểu diễn hịa nhạc giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các giảng viên của nhà trường và các nghệ sĩ của nhiều nước khác nhau trên thế giới đã được tổ chức.

Việc tổ chức, giao lưu, hợp tác quốc tế về chuyên môn được giảng viên các trường đánh giá cao (74,8%). Đây cũng có thể coi là thế mạnh của 3 trường ĐH nghệ thuật hàng đầu ở Việt Nam.

b) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lý luận chính trị, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học

Thầy nghệ sĩ quá mà quên vai trò của nhà sư phạm, coi nhẹ vai trò của nhà sư phạm sẽ dẫn tới những hệ lụy không đáng có. Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực sư phạm là vơ cùng quan trọng ở các trường đại học ngành nghệ thuật. Người giảng viên khơng chỉ cần có kiến thức chuyên mơn mà cần biết cách truyền đạt kiến thức đó đến sinh viên, là tấm gương sáng để sinh viên noi theo cả trong nghề lẫn trong đời. Tuy nhiên, các hoạt động tổ chức dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ở các trường cịn ít, nặng tính hình thức.

Khơng chỉ cần có kỹ năng sư phạm, người giảng viên cần được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, để nắm bắt đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về các vấn đề văn hóa – kinh tế - xã hội nói chung và về lĩnh vực nghệ thuật chun mơn nói riêng.

Kỹ năng nghiên cứu khoa học cũng là kỹ năng còn yếu của giảng viên khối ngành nghệ thuật. Xác định được điều này, nhà trường đã chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên (72,5% đánh giá tốt). Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học được thể hiện qua việc đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, giáo án, tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học….

Bên cạnh đó, các lớp đào tạo ngoại ngữ, các chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế cũng là những hình thức bồi dưỡng kỹ năng hội nhập quốc tế không thể thiếu được đối với các giảng viên đại học ngành nghệ thuật. Tuy nhiên, việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên ở các trường còn chưa được chú trọng nhiều. Chỉ có 56,3% số giảng viên đánh giá cao công tác đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ của nhà trường.

Có thể thấy, theo Bảng 2.3 trong 3 nội dung đào tạo, bồi dưỡng được nhà trường thực hiện là: chuyên mơn, nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ, thì hoạt động đào tạo bồi dưỡng chuyên môn được đánh giá tốt nhất (xếp thứ 2 trong các nội dung phát triển đội ngũ), sau đó đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học (xếp thứ 3), còn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ chỉ được xếp ở vị trí thứ 5 trên tổng số 8 nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)