Tuyển chọn giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 98 - 100)

Theo mơ hình lý thuyết PTNNL, việc tuyển chọn giảng viên thuộc yếu tố đầu vào của một tổ chức (ở đây là các trường nghệ thuật). Giáo sư Thomas J.Vallely (ĐH Havard, Hoa Kỳ) đã đánh giá về việc tuyển chọn giảng viên ở các trường đại học Việt Nam như sau:

Cách tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình khơng có chỗ đứng trong khoa học. Hay ơng hiệu trưởng mà khơng có quyền sa thải một cơ rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng. Ông cho rằng, Việt Nam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục đại học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu khơng làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi. Họ đã rất thành cơng trong và ngồi nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trị chủ chốt trong giáo dục nhưng phải đổi mới về vấn đề này [103].

Đánh giá của các giảng viên về quá trình tuyển chọn giảng viên của nhà trƣờng là tƣơng đối tốt. 73.3% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá quá trình tuyển chọn giảng viên đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn đúng ngƣời có năng lực, phẩm chất đạo đức.

Căn cứ vào chuẩn giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật đã nghiên cứu và đề xuất ở chương 1, có thể làm cơ sở để tuyển chọn giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, từ đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học khối ngành nghệ thuật ở trên, có thể thấy, số lƣợng giảng viên đáp ứng đƣợc yêu cầu này ngay từ khâu tuyển chọn là không nhiều.

Thơng thường, bên cạnh số lượng ít ỏi giảng viên được lựa chọn từ những người đi học ở nước ngoài về, nguồn tuyển chọn này thường đến từ chính đối tượng sinh viên của các trường nghệ thuật này. Một thực tế cho thấy, mặc dù được Nhà nước ưu đãi giảm 70% học phí, hằng tháng sinh viên cịn có tiền bồi dưỡng nghề, được cấp quần áo tập và các phương tiện học tập khác nhưng số lượng các thí sinh tham gia thi vào các chuyên ngành nghệ thuật dân tộc ngày càng giảm... Ví dụ, năm 2013, ở Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, chỉ tiêu tuyển sinh diễn viên chèo là

15, nhưng chỉ có 22 thí sinh đăng ký dự thi. Điều đó xảy ra tương tự đối với chuyên ngành đào tạo diễn viên cải lương. Trường tuyển được đủ chỉ tiêu nhưng khơng thể có nhiều lựa chọn. Khơng chỉ ở lĩnh vực biểu diễn, tình trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực lý luận phê bình. Khơng ai có thể phủ nhận được vai trị quan trọng của lý luận phê bình trong sự phát triển của nghệ thuật, tuy nhiên, số lượng các thí sinh dự thi vào các chuyên ngành lý luận phê bình mỹ thuật, sân khấu, lý luận phê bình điện ảnh ngày càng ít đi. Thậm chí như năm 2013, Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội khơng có nguồn thí sinh để tuyển cho chuyên ngành lý luận phê bình sân khấu và rất ít thí sinh để tuyển cho chuyên ngành lý luận phê bình điện ảnh.

Chất lƣợng nguồn nhƣ vậy chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng viên nếu họ đƣợc tuyển chọn sau này.

Hiện nay, các cơ sở đào tạo đã chú trọng phát hiện năng khiếu, tài năng thông qua việc tổ chức các cuộc thi, liên hoan, trại sáng tác… Một số trường có nhiều sinh viên đạt giải quốc gia, quốc tế trong các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp như Học viện Âm nhạc QG Việt Nam, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội… các tài năng nghệ thuật cũng cần có chính sách đào tạo đặc biệt để trở thành những người đào tạo đội ngũ nhân lực ngành nghệ thuật kế cận. Công tác tuyển chọn tài năng ngành nghệ thuật phải được tổ chức từ khi các em cịn nhỏ vì năng khiếu nghệ thuật thường bộc lộ rất sớm. Sau khi đã tuyển chọn được tài năng, phải có chương trình đào tạo đặc thù, bài bản nhằm phát triển tài năng, đồng thời khơng sao nhãng việc phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, cần có chiến lược hợp tác đào tạo, gửi các em có tài năng nghệ thuật đi học tại các trường đào tạo nghệ thuật danh tiếng trên thế giới nhằm giúp các em phát triển toàn vẹn tài năng và trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để hội nhập quốc tế.

Việc tuyển chọn giảng viên cho các trƣờng đại học ngành nghệ thuật cũng gặp khó khăn khi phải cân bằng giữa hai tiêu chí lựa chọn: giỏi lý thuyết và giỏi thực hành. Với đặc thù giảng dạy đòi hỏi của ngành, giảng viên vừa phải có

năng khiếu nghệ thuật vừa phải là người có năng lực tư duy, nghiên cứu, nắm vững lý luận. Việc lựa chọn được giảng viên đáp ứng đủ cả hai tiêu chuẩn trên là khơng dễ dàng. Vì vậy, hiện nay các trường nghệ thuật chủ yếu lựa chọn nghiêng về các ứng viên có năng khiếu nghệ thuật, có năng lực thực hành nghề, cịn khả năng tư duy lý luận, nghiên cứu khoa học sẽ được nhà trường bồi dưỡng, đào tạo thêm.

Một tiêu chuẩn đƣợc nêu ra trong quá trình tuyển chọn giảng viên đó là trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các trường chưa tiến hành

thi tuyển, đánh giá trực tiếp về ngoại ngữ mà chỉ thơng qua bằng cấp, chứng chỉ. Chỉ có một bộ phận người được tuyển chọn do học ở nước ngồi về nên trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu.

Có thể thấy, để đội ngũ giảng viên đạt được chuẩn đề ra, thì khâu tuyển chọn chỉ mới là bước ban đầu, lựa chọn những cá nhân có tiềm năng, triển vọng. Cịn việc phát triển, hồn thiện đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, cần có một q trình đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)