Chất lượng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 81 - 98)

2.2. Thực trạng ĐNGV đại học ngành nghệ thuật trong bối cảnh

2.2.2. Chất lượng giảng viên

Trong việc đào tạo nghệ thuật, đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định vì ở đâu có giảng viên giỏi, trình độ cao thì ở đó có sinh viên giỏi, chương trình đào tạo chất lượng tốt, được xã hội đánh giá cao. Đó chính là thước đo chất lượng đào tạo của nhà trường, làm nên thương hiệu của nhà trường, thu hút người học. Từ đó giải quyết bài toán kinh tế cho nhà trường.

Căn cứ vào chuẩn năng lực của đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật đã được xây dựng ở chương 1, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên so với chuẩn đề ra như sau:

2.2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Giảng viên đại học ngành nghệ thuật có đặc thù, vừa là giảng viên, vừa là nghệ sĩ. Vì vậy, trong lối sống, suy nghĩ, ít nhiều mang tư tưởng tự do, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, dễ dẫn đến những sai lệch trong quan điểm, tư tưởng. Một bộ phận giảng viên, tiếp xúc gần gũi với thế giới showbiz xa hoa, nhiều cám dỗ, dễ bị tha hóa, biến chất, đánh mất phẩm chất của một giảng viên.

Tự đánh giá về việc thể hiện những phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp và lịng say mê khoa học, các giảng viên có đánh giá như sau:1) Tơn trọng những chuẩn mực, quy tắc, hành vi ứng xử và chấp hành đúng pháp luật (88.6%), 2) Có ý thức duy trì và xây dựng uy tín nghề nghiệp (78.8%), 3) Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo (77.1%), 4) Có hồi bão và tâm huyết với nghề dạy học và nghiên cứu khoa học (59.6%), và 5) Có lối sống, tác phong mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho người học noi theo (58.1%). Kết quả chỉ ra rằng, đa số giảng viên đánh giá bản thân tốt trong việc tôn trọng những chuẩn mực, quy tắc, hành vi ứng xử và chấp hành đúng pháp luật, duy trì và xây dựng được uy tín nghề nghiệp, giữ gìn, bảo vệ và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo. Đây cũng là những tiêu chuẩn cơ bản về đạo đức, lối sống. Nhìn chung các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp và lòng say mê khoa học đều được > 50% số giảng viên đánh giá đạt. Trong đó tiêu chuẩn được đánh giá cao nhất là: tôn trọng những chuẩn mực, quy tắc, hành vi ứng xử và chấp hành đúng pháp luật. Đây cũng là tiêu chuẩn căn bản nhất đối với một giảng viên.

Tuy nhiên, do tính cách của giảng viên ngành nghệ thuật cịn có nhiều chất “nghệ sĩ” nên tự bản thân họ đánh giá họ chưa thực sự có hồi bão và tâm huyết với nghề dạy học và nghiên cứu khoa học (58,1% đánh giá tốt, 40,0% đánh giá khá), chưa có lối sống, tác phong mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho người học noi theo (59,6% đánh giá tốt, 26,9% đánh giá khá, 13,5% đánh giá mức trung bình).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tôn trọng những chuẩn mực quy tắc, hành vi ứng xử và chấp hành đúng pháp luật Có ý thức duy trì và xây dựng uy tín nghề nghiệp Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và thực hiện tốt những quy định về đạo đức nhà giáo Có lối sống, tác phong mẫu

mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho người học

noi theo Có hồi bão và tâm huyết với nghề dạy học và nghiên

cứu khoa học

Biểu đồ 2.4. Đánh giá phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp và lịng say mê khoa học

2.2.2.2. Năng lực chun mơn

Về năng lực chuyên môn, giảng viên ngành nghệ thuật thường được tuyển chọn từ sinh viên trong chính nhà trường, một số ít được tuyển từ nước ngoài về, nên chủ yếu là thiên về kiến thức thực hành, kỹ năng trình diễn, sáng tác, biểu diễn mà ít có chun mơn, kiến thức lý luận, nghiên cứu khoa học.

Quá trình hội nhập, giao lưu về văn hóa nghệ thuật cũng địi hỏi giảng viên đại học ngành nghệ thuật cần trang bị thêm các kiến thức bổ trợ như ngoại ngữ, tin học để cập nhật kiến thức chuyên ngành trên thế giới và góp phần quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới.

Kết quả điều tra cho thấy, giảng viên ngành nghệ thuật đánh giá họ thiếu các kiến thức về ngoại ngữ, quản lý, hội nhập quốc tế cũng nhƣ kiến thức về tin học (tƣơng ứng là chỉ 25.7%, 29.1% và 33.0% tự nhận có kiến thức tốt về các lĩnh vực này). Đây lại là những kiến thức căn bản cần có để đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trình độ ngoại ngữ của giảng viên đại học ngành nghệ thuật chưa cao. Tỉ lệ giảng viên sử dụng được ngoại ngữ vào việc nghiên cứu giảng dạy, học tập, cập nhật kiến thức, trao đổi học thuật nói chung yếu hơn so với giảng viên các khối ngành khác. Theo thống kê của ngành văn hóa nghệ thuật, tại trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, số giảng viên có trình độ ngoại ngữ ngang đại học chỉ chiếm <5%, cịn lại chủ yếu chỉ có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B, C; Học viện Âm nhạc Việt Nam, tỉ lệ có trình độ ngoại ngữ ngang đại học chiếm 8,5%, trình độ tương đương C chiếm 35%, trình độ tương đương B chiếm 42 %; Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trình độ tương đương đại học chiếm 4,5%, trình độ tương đương C chiếm 40%, trình độ tương đương B chiếm 50%. Số liệu trên cho thấy, hầu hết giảng viên đại học ngành nghệ thuật mới chỉ có trình độ ngoại ngữ đạt mức trung bình, chưa đủ để giao tiếp xã giao chứ chưa nói đến việc đọc tài liệu, nghiên cứu, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ. Những giảng viên có trình độ ngoại ngữ ngang đại học hầu hết là những người được đào tạo tại nước ngồi, tuy nhiên trong số đó có nhiều người được đào tạo tại Nga, Đông Âu từ nhiều năm trước nên không sử dụng được tiếng Anh – ngơn ngữ quốc tế chính.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do việc hợp tác quốc tế về đào tạo các ngành nghệ thuật cịn nhiều khó khăn. Trước năm 2000, việc gửi cán bộ, học sinh đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước bị gián đoạn do chi phí đào tạo nghệ thuật ở nước ngoài quá cao. Việc gửi đi đào tạo nghệ thuật ở nước ngoài chỉ được nối lại sau khi có Quyết định của Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) từ tháng 4 năm 2000. Tuy nhiên, với Đề án 322, số lượng cán bộ và giảng viên được cử đi đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học ngành nghệ thuật là rất ít. Thứ hai, các trường đại học chưa chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên thông qua việc hợp tác giao lưu với các trường đại học nước ngồi, tạo mơi trường trao đổi học thuật quốc tế cho giảng viên, tổ chức đào tạo ngoại ngữ tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo nước ngoài. Thứ ba, bản thân các giảng viên đại học cũng khơng có ý thức tự trau dồi ngoại ngữ cho bản thân. Tuy nhiên, việc khơng có trình độ ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) gây cản trở rất lớn cho công tác nghiên cứu, cập nhật thông tin, kiến thức chuyên môn, trao đổi học thuật của giảng viên. Từ đó dẫn đến việc truyền dạy kiến thức ngày càng lạc

hậu, xa rời thực tiễn, xa rời nhu cầu của xã hội. Trình độ ngoại ngữ kém cũng gây khó khăn cho việc tuyển chọn giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài hoăc tham gia các hội thảo, giao lưu về văn hóa nghệ thuật ở nước ngồi. Trên thực tế, nhiều giảng viên có kiến thức chuyên mơn sâu, có năng lực nghệ thuật, tư duy sáng tạo tốt nhưng khơng có trình độ ngoại ngữ nên khơng thể đủ điều kiện tham gia.

Kiến thức về tin học cũng còn là một hạn chế của giảng viên ngành nghệ thuật. Với đặc thù đào tạo thiên về thực hành, ít sử dụng các phương tiện cơng nghệ thơng tin nên nhiều giảng viên cịn thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành tin học. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của thời đại cơng nghệ thơng tin, nhiều loại hình nghệ thuật đã sử dụng nhiều đến công nghệ thông tin mới như: mỹ thuật đa phương tiện, kỹ xảo điện ảnh, hịa âm phối khí… Điều này địi hỏi các giảng viên đại học cũng phải cập nhật kiến thức về cơng nghệ thơng tin, thậm chí phải là những chuyên gia đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tác, biểu diễn và giảng dạy.

0 20 40 60 80 100

Kiến thức cơ bản Kiến thức chuyên ngành Kiến thức về tâm lí, giáo dục học Kiến thức về quản lí, hội nhập quốc tế Kiến thức về lý luận chính trị Kiến thức về ngoại ngữ Kiến thức về tin học Hiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng trong

lĩnh vực giáo dục

Hiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Hiểu biết về đào tạo tín chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục

Hiểu biết về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Xét một cách tương đối, thứ tự kiến thức được đội ngũ giảng viên đánh giá thực hiện tốt theo Top 3 như sau: 1) Kiến thức cơ bản (87.6%), 2) Kiến thức chuyên ngành (87.5%), 3) Hiểu biết về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (68.6%). Đây là những kiến thức căn bản, truyền thống mà một giảng viên đại học cần nắm được. Về cơ bản, các giảng viên đại học ngành nghệ thuật cũng đã đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Dù sao đây cũng là kết quả khả quan khi đánh giá về giảng viên đại học ngành nghệ thuật. Đa phần giảng viên đều có kiến thức chun mơn vững vàng, làm cơ sở để phát huy năng lực trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như tạo tiền đề trao đổi, giao lưu hợp tác trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2.2.3. Năng lực sư phạm

Kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm hạn chế là vấn đề chung của giảng viên đại học trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học khơng thể khơng nói đến việc đổi mới, nâng cao năng lực giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên. Với đặc thù riêng của ngành nghệ thuật, việc giảng dạy của giảng viên đại học bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm chung, còn đòi hỏi những kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm chuyên biệt. Như chương 1 đã trình bày, đặc

thù riêng trong phương pháp giảng dạy của giảng viên ngành nghệ thuật là việc giúp sinh viên hình thành, ni dưỡng và thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật. Tuy nhiên, để làm được điều này, địi hỏi chính người giảng viên phải có sự sáng tạo, có niềm say mê và có khả năng truyền lại niềm say mê sáng tạo đó cho sinh viên.

Giảng viên đại học của các trường đại học nghệ thuật đa phần là các sinh viên xuất sắc được giữ lại trường. Họ là những người sau quá trình học tập tại trường, được đánh giá có khả năng chun mơn tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, tuy nhiên chưa được đào tạo gì về nghiệp vụ sư phạm. Hầu hết việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của các giảng viên đều qua các khóa học lấy chứng chỉ ngắn ngày, qua quá trình tham gia trợ giảng… Việc truyền đạt kiến thức ở các ngành nghệ thuật cũng chủ yếu qua thực tiễn, thị phạm, ít có sách vở, giáo trình lý thuyết. Theo thống kê trong Báo cáo tổng kết công tác đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và

du lịch giai đoạn 2007 – 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 9/2011, cịn rất

nhiều môn học các chuyên ngành nghệ thuật chưa có giáo trình. Cho đến nay (2015), tình trạng này chưa được cải thiện bao nhiêu. Vì vậy, giảng viên truyền đạt

chủ yếu bằng năng lực, kinh nghiệm của bản thân. Quá trình giảng dạy này mang nặng tính chất truyền nghề. Nó có ưu điểm là gần gũi, dễ tiếp thu, song lại thiếu tính lý luận, khái quát, mang nặng yếu tố cá nhân, chủ quan của người giảng. Sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức song cũng dễ học theo lối bắt chước, dập khn máy móc (ví dụ: ảnh hưởng theo cách hát, phong cách sáng tác tranh, lối diễn xuất… của thầy).

Ngoài ra, việc lựa chọn giảng viên ở các trường đại học nghệ thuật chủ yếu là dựa trên năng lực nghệ thuật, ít chú trọng đến năng lực sư phạm. Nhiều giảng viên có khả năng biểu diễn, sáng tác nghệ thuật tốt song lại khơng có khả năng truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Nhiều giảng viên chỉ chú trọng đến việc biểu diễn, sáng tác mà quên mất sứ mệnh của người thầy trong việc đào tạo kiến thức, giáo dục nhân cách cho sinh viên.

Kết quả cho thấy, đánh giá theo Top 5 năng lực sư phạm mà các giảng viên thực hiện tốt xếp một cách tương đối như sau: 1) Năng lực hướng dẫn thực hành chuyên môn (81.7%), 2) Năng lực lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp (63.5%); 3) Năng lực xử lý tình huống sư phạm (61.5%); 4) Năng lực thiết kế bài giảng và lập kế hoạch dạy học, giáo dục (56.7%); và 5) Năng lực tổ chức thảo luận, hoạt động ngoài giờ (51.9%).

Kết quả này phản ánh đúng tính đặc thù của việc giảng dạy các môn học nghệ thuật – cịn mang nặng tính thực hành. Các giảng viên ngành nghệ thuật có thế mạnh trong giảng dạy hướng dẫn thực hành, thị phạm nhưng lại yếu trong các môn lý luận, lý thuyết.

Kỹ năng sư phạm cũng là điểm cịn yếu của giảng viên vì hầu hết giảng viên được tuyển chọn từ sinh viên tốt nghiệp, có năng khiếu, tài năng nhưng thiếu kỹ năng sư phạm.

Đánh giá theo Top 5 những năng lực sư phạm mà giảng viên còn yếu, xếp một cách tương đối như sau: 1) Năng lực khai thác công nghệ, các phương tiện dạy học và thông tin trong giảng dạy (30.5%); 2) Năng lực triển khai chương trình dạy học, tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học (39.4%), và Năng lực phối hợp các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường (39.4%); 4. Năng lực tổ chức lớp học, điều khiển, tiếp nhận sự phản hồi, đánh giá của người học (41.9%); 5) Năng lực kích thích, duy trì sự hứng thú và tham gia học tập của người học (46.7%).

0 20 40 60 80 100 Năng lực thiết kế bài giảng và lập kế hoạch dạy học

Năng lực lựa chọn phương pháp nghiên cứu Năng lực khai thác công nghệ, phương tiện dạy học và

thông tin

Năng lực tổ chức lớp học, điều khiển, tiếp nhận sự phản hồi, đánh giá của người học Năng lực kích thích, duy trì sự hứng thú và than gia

học tập

Năng lực hướng dẫn thực hành chuyên môn Năng lực tổ chức thảo luận, hoạt động ngồi giờ Năng lực triển khai chương trình dạy học Năng lực diễn thuyết, trình bày Năng lực xử lí tình huống sư phạm Năng lực tổ chức, quản lý sinh viên Năng lực phối hợp các nguồn lực giáo dục trong và

ngoài nhà trường

Biểu đồ 2.6. Đánh giá năng lực sƣ phạm

Có thể thấy, những năng lực sư phạm mới, được đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế, còn khá mới mẻ đối với đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật, đa phần giảng viên chưa tiếp cận với những năng lực sư phạm này, vì vậy họ tự đánh giá năng lực này của mình cịn yếu kém.

2.2.2.4. Năng lực nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học cũng là một trong những nhiệm vụ của người giảng viên đại học. Vì vậy, năng lực nghiên cứu khoa học cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá giảng viên.

Nhìn chung, khơng có sự khác biệt nhiều lắm trong cách đánh giá về năng lực nghiên cứu của các giảng viên. Hầu hết các giảng viên thừa nhận họ chưa thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu khoa học (hầu hết các chỉ báo đều dưới 50% mức đánh giá thực hiện tốt, chỉ có duy nhất 1 chỉ báo Năng lực xác định vấn đề nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 81 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)