Giới thiệu việc tổ chức khảo sát, điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 71)

2.1.1. Khái quát về khảo sát

2.1.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật và công tác phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật ở các trường đại học ngành nghệ thuật của Bộ VHTTDL

2.1.1.2. Nội dung khảo sát

Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đại học ngành nghệ thuật theo các tiêu chí: số lượng, cơ cấu, chất lượng, mơi trường giảng dạy. Trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng giảng viên.

Đồng thời, tập trung xem xét, đánh giá về hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH ngành nghệ thuật qua các nội dung: quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá giảng viên. Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô của nhà trường cũng được đánh giá trong sự tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên.

2.1.1.3. Công cụ khảo sát

Luận án thực hiện khảo sát thông qua hệ thống các phiếu hỏi, bảng hỏi, bảng thống kê như sau:

- Phiếu hỏi dành cho giảng viên, cán bộ quản lý (phụ lục 1)

- Bảng phỏng vấn sâu dành cho giảng viên, cán bộ quản lý (phụ lục 2)

- Bảng thống kê các hoạt động liên quan đến thực trạng đội ngũ giảng viên, thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐH khối ngành nghệ thuật.

2.1.1.4. Phương thức khảo sát

- Thí điểm phiếu hỏi cho 06 giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật tại 03 trường: ĐH Mỹ thuật VN, Học viện Âm nhạc quốc gia VN, ĐH Sân khấu – Điện ảnh HN

- Tiến hành phát phiếu hỏi cho giảng viên của 03 trường ĐH: ĐH Mỹ thuật VN, Học viện Âm nhạc quốc gia VN, ĐH Sân khấu – Điện ảnh HN. Cụ thể là giảng viên trực tiếp giảng dạy các bộ môn nghệ thuật ở các khoa đào tạo các chuyên

ngành nghệ thuật, không phát phiếu hỏi giảng viên ở các bộ môn kiến thức đại chúng. Tổng cộng: số phiếu thu được 250 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu: 220 phiếu

- Phỏng vấn sâu: 03 hiệu trưởng, 03 cán bộ quản lý cấp khoa, 06 giảng viên của 03 trường, đồng thời có tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục của Bộ GD&ĐT, Bộ VH,TT&DL.

- Bảng thống kê: trích từ nguồn thống kê của Bộ VH, TT&DL, đồng thời có sự tổng hợp thống kê từ 3 trường ĐH đươc khảo sát.

- Xử lý kết quả khảo sát: Sử dụng phần mềm SPSS, tổng hợp, phân tích số liệu

2.1.2. Khái quát về các cơ sở đào tạo khối ngành nghệ thuật

Tính đến hết năm 2015, cả nước có 107 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật. Trong đó có 7 trường đại học ngành nghệ thuật trực thuộc Bộ VH, TT&DL, có 36 trường do các tỉnh, thành trực tiếp quản lý, trong đó có 9 trường cao đẳng, 27 trường trung cấp. Đây là các cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về văn hóa và nghệ thuật nhằm cung cấp nguồn nhân lực làm cơng tác văn hóa nghệ thuật ở địa phương và tạo nguồn cho các trường chuyên ngành ở trung ương. Ngoài ra cịn 3 trường đại học văn hóa nghệ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý và 01 trường đại học văn hóa nghệ thuật do Bộ Quốc phịng quản lý.

Hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật những năm qua đã được củng cố và phát triển về mọi mặt. Phần lớn các trường đại học ngành nghệ thuật trực thuộc Bộ VHTTDL đều được giao đào tạo thạc sĩ, trong đó có 4 cơ sở đào tạo tiến sĩ là Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN, Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Trường ĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh HN. Quy mô đào tạo đã tăng song vẫn cịn ít so với các ngành nghề khác và so với nhu cầu về nguồn nhân lực ngành nghệ thuật của xã hội thì cịn quá nhỏ bé. Đặc biệt có một số ngành nghệ thuật truyền thống, quy mơ đào tạo giảm.

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành, dự kiến sẽ có 04 trường được nâng cấp lên thành trường đại học, đó là Cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Cao đẳng VHNT Việt Bắc, Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Cao đẳng Múa Việt Nam. Có thể thấy hệ thống các trường ngành nghệ thuật, đặc biệt là các trường đại học – nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành nghệ thuật đã được Bộ VH, TT&DL và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng. Mạng lưới các trường nghệ

thuật từ trung ương đến địa phương, từ cấp trung học đến sau đại học đang từng bước được hệ thống, đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực của ngành nghệ thuật ở trung ương và địa phương, phục vụ sự nghiệp bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân.

Có thể nói, cơng tác đào tạo tại các trường nghệ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc. Số cơ sở đào tạo, quy mô đào tạo, ngành nghề, cơ cấu đào tạo ngày càng tăng. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dần dần được nâng cao, chuẩn hóa. Chương trình, giáo trình các mơn nghệ thuật từ chỗ khơng có, cịn thiếu, đã dần được hồn thiện, có tính liên thông qua từng cấp học. Công tác nghiên cứu khoa học từ chỗ còn bị xem nhẹ nay đã được chú trọng, gắn liền với công tác giảng dạy, kết quả nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng để nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính dành cho các trường đào tạo ngành nghệ thuật cũng được đầu tư lớn gấp nhiều lần so với trước kia. Nhằm đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế, các trường đều được đầu tư hệ thống trang thiết bị giảng dạy học tập hiện đại, cơ sở vật chất, giảng đường, nhà hát, sân khấu, phòng thực hành…. đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, sự đầu tư của nhà nước và Bộ VHTTDL còn thể hiện ở việc tăng ngân sách cho việc bồi dưỡng, đãi ngộ đội ngũ giảng viên, cán bộ các trường nghệ thuật.

Trong phạm vi của luận án, đề tài chủ yếu nghiên cứu 03 trường ĐH ngành nghệ thuật lớn trên địa bàn TP Hà Nội là: Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam và Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Đây là 03 trường đại học đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật trình độ từ trung cấp đến đại học, sau đại học có uy tín bậc nhất tại Việt Nam.

2.1.2.1. Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu khoa học và biểu diễn âm nhạc. Học viện là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực. Học viện đào tạo các cấp học từ trung cấp, đại học, cao học và nghiên cứu sinh với tổng số gần 1800 sinh viên trong gần 40 chuyên ngành âm nhạc. Đội ngũ giảng dạy với hơn 200 giảng viên, trong đó có 19 Giáo sư, Phó giáo sư, 14 Tiến sỹ, 03 Nhà giáo

Nhân dân, 26 Nhà giáo Ưu tú, 08 Nghệ sỹ Nhân dân, 28 nghệ sỹ Ưu tú. Đây là những giảng viên – nghệ sĩ đầu ngành về âm nhạc, có uy tín và kinh nghiệm trong các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Trong hơn 50 năm qua, Học viện đào tạo hầu hết các nghệ sỹ biểu diễn, các giảng viên âm nhạc, các nhà phê bình, sáng tác, chỉ huy, lý luận âm nhạc của Việt Nam, trong số đó có nhiều người đã giành giải cao tại các cuộc thi âm nhạc trong và ngoài nước. Học viện thường xuyên cử các Giáo sư, giảng viên đến công tác giảng dạy tại các Nhạc viện khác.

Học viện thường xuyên có quan hệ cộng tác với hơn 60 các tổ chức âm nhạc và Nhạc viện có tên tuổi trên Thế giới tại Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ... Đặc biệt là Nhạc viện Quốc gia Maxcơva mang tên Tchaikovsky, Nhạc viện Quốc gia Paris (Pháp), Nhạc viện Trung Quốc (Bắc Kinh), Nhạc viện Thượng Hải, Khoa âm nhạc thuộc trường Tổng hợp Queensland (Úc), Học viện Malmo Thuỵ Điển, Viện Nghệ thuật biểu diễn Hông Kông (APA), Dàn nhạc trẻ Châu Á (AYO), Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á, Dàn nhạc Nagoya, các tổ chức âm nhạc quốc tế như CIM; CIMF; FIJM; JOC; ICTM… Học viện là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Châu Âu và Đông Nam Á.

Hàng năm, nhiều giáo sư, nghệ sĩ, dàn nhạc thính phịng và giao hưởng nổi tiếng của Hoa kỳ, Úc, Pháp, Đức, Nga, Thuỵ Điển, Nhật Bản … đã sang giảng dạy và biểu diễn tại Học viện. Nhiều nghệ sỹ, giảng viên, sinh viên của Học viện đã được mời đi biểu diễn ở các nước như Liên Xô và Đông Âu cũ, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Singapo… Thông qua các cuộc thi tuyển, Học viện thường xuyên cử học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn cùng với các Dàn nhạc giao hưởng nước ngoài: Dàn nhạc giao hưởng Châu Á, Dàn nhạc trẻ Châu Á, Liên hoan Âm nhạc Châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản), Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á (Thái Lan), Dàn nhạc Thế kỷ XXI (Nhật Bản)…

Trong những năm qua, nhiều sinh viên và giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia đã đoạt giải cao, mang vinh dự về cho đất nước. Đặc biệt có NSND Đặng Thái Sơn giải nhất cuộc thi Piano quốc tế mang tên F. Chopin tại Vácxava Ba Lan năm 1980. Tôn Nữ Nguyệt Minh giải ba cuộc thi Piano Quốc tế mang tên Smetana tại Praha - Cộng hoà Séc năm 1980… Thời gian gần đây, Học viện đã có thêm

những tài năng trẻ mới, đã đoạt các giải thưởng quốc tế: Bùi Cơng Duy, Nguyễn Bích Thuỷ, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Quỳnh Trang, Lưu Hồng Quang…

2.1.2.2. Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam

Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương, thành lập từ năm 1925, là trường ĐH chuyên đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực mĩ thuật. Đây là cơ sở đào tạo được đánh giá là nơi đào tạo mĩ thuật chính quy và có chất lượng cao của Việt Nam. Nhiều họa sĩ thành danh đã được đào tạo từ nơi đây.

Hiện nay, trường đang đào tạo 06 mã ngành trình độ đại học hệ chính quy, 02 mã ngành thạc sĩ, với quy mơ > 800 sinh viên. Hiện tại trường có 03 PGS, 04 TS, 49 ThS, 04 NGƯT, 12 cán bộ, giảng viên đang là NCS, 17 cán bộ, giảng viên đang theo học chương trình cao học tại trường và các cơ sở đào tạo khác.

Từ năm 1997 hoạt động hợp tác quốc tế (HTQT) của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam được phát triển thông qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác chính thức giữa nhà trường và các đối tác nước ngồi. Chương trình hợp tác tổ chức triển lãm nghệ thuật đương đại Việt Nam - Thái Lan thường kỳ 2 năm một lần trong khuôn khổ hợp tác giữa 3 trường Đại học Mỹ thuật lớn ở Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và các trường nghệ thuật của Thái Lan được tổ chức luân phiên tại các thành phố của hai nước và được duy trì thực hiện từ năm 1997 đến nay. Từ năm 1999 thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với Trường Mỹ thuật - Đại học Bách khoa Lahti, Phần Lan đã được thực hiện bằng các cuộc trao đổi sinh viên, giảng viên.

Trong những năm qua nhà trường đã có quan hệ hợp tác trao đổi giảng viên và sinh viên với một số trường nghệ thuật của Pháp, Đức, Thụy Điển, Phần Lan. Bên cạnh đó, nhà trường đã phối hợp cùng với các cơ quan văn hóa nước ngồi tại Việt Nam như Trung tâm Văn hóa Pháp (L‟ESPACE), Viện Goethe, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc và cùng nhiều Đại sứ quán các nước tại Hà Nội tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa quan trọng, hoạt động giao lưu nghệ thuật, workshop, triển lãm mỹ thuật quốc tế.

Thông qua các dự án văn hóa, chương trình hợp tác với nước ngồi, nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường có cơ hội được tham gia các khóa học bồi dưỡng về các loại hình nghệ thuật mới, các workshop có quy mơ quốc tế. Điều

đó đã giúp họ có thêm những kiến thức mới, phương pháp mới phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập.

2.1.2.3. Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh HN

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội được thành lập ngày 17/12/1980, theo Quyết định số 372/CP của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập các ngành thuộc khối nghệ thuật của Trường Điện ảnh Việt Nam và Trường Sân khấu Việt Nam. Năm 1995, trường tiếp nhận thêm hai cơ sở của Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) là Viện Sân khấu Việt Nam và Trường Trung cấp Điện ảnh Việt Nam, hình thành hai đơn vị mới là Viện Sân khấu Điện ảnh và Khoa Kinh tế Kỹ thuật Điện ảnh.

Hiện tại trường có 11 khoa và 6 phịng, ban chức năng. Ngồi ra cịn có các viện nghiên cứu, xưởng, nhà hát, các trung tâm kỹ thuật và trung tâm thông tin trực thuộc trường như: Viện Sân khấu Điện ảnh, Xưởng phim thực nghiệm, Nhà hát thể nghiệm, Trung tâm Kỹ thuật Âm thanh - Ánh sáng, Trung tâm Thông tin thư viện (gồm Thư viện sách và Thư viện điện tử), Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ.

Với truyền thống cùng kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm đào tạo các bậc học bằng những loại hình khác nhau, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là nơi đào tạo ra những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, lý luận, phê bình nghệ thuật, những người làm kỹ thuật, kinh tế, công nghệ trong các ngành nghệ thuật sân khấu và điện ảnh cũng như truyền hình. Trong đó, có nhiều người được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Trong những năm gần đây, trường nỗ lực cải tiến hệ thống giáo trình, phương pháp giảng dạy cùng các cơ sở vật chất, kỹ thuật khác nhằm nâng cao chất lượng cũng như mở rộng và đa dạng hố các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, trường tiếp tục đổi mới cơng tác quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, rà soát điều chỉnh hệ thống khung chương trình, giáo trình đào tạo một số chuyên ngành theo đúng qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ năm 1980, bên cạnh việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính do Nhà nước quy định là đào tạo bậc học đại học cho các ngành nghệ thuật sân khấu và điện ảnh, trường còn thực hiện đào tạo các bậc học cao đẳng, trung cấp cho các ngành

nghệ thuật biểu diễn, nghe nhìn và cũng như các ngành kỹ thuật, kinh tế khác trong lĩnh vực nghệ thuật. Trường cũng thực hiện đào tạo theo đặt hàng và đề nghị của các đơn vị nghệ thuật, các đài phát thanh và truyền hình trong cả nước. Từ năm 2000, được Nhà nước cho phép, trường thực hiện việc đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành Nghệ thuật Sân khấu và Nghệ thuật Điện ảnh - Truyền hình.

Cùng với việc giảng dạy của các nhà chuyên mơn đầu ngành, các giảng viên được đào tạo chính quy, bài bản, trường đã quan hệ với các tổ chức, trường đại học cùng chuyên ngành ở nước ngoài để mời các chun gia có uy tín tham gia giảng dạy cho sinh viên của trường. Trường đã thiết lập được mối liên kết đào tạo với các trường nghệ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới như: Trường Nghệ thuật Sân khấu Maxtcơva; Học viện Nghệ thuật Sân khấu Saint – Petersburg; Trường nghệ thuật Sân khấu Quốc gia Hàn Quốc; Học viện Kịch nghệ Trung ương Trung Quốc; Viện Kịch nghệ Quốc gia Australia (NIDA); Viện Kịch nghệ Quốc gia Nauy; Học viện nghệ thuật và truyền thông Dong - A Hàn Quốc…

Trước xu thế hội nhập quốc tế, nhà trường đẩy mạnh các hoạt động giao lưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)