Tổ chức tuyển chọn, sử dụng, đánh giá theo đặc thù của nhà trường và yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 137 - 140)

2.4.2 .Yếu tố ảnh hưởng

3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật trong

3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, sử dụng, đánh giá theo đặc thù của nhà trường và yêu

cầu của hội nhập quốc tế

Mục tiêu: Cơ chế tuyển chọn phù hợp với đặc thù của khối ngành nghệ thuật.

Nhà trường tuyển chọn được đội ngũ giảng viên đáp ứng chuẩn đề ra, sử dụng và đánh giá đội ngũ theo chuẩn quy định, hướng tới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nội dung

- Tuyển chọn, sử dụng, đánh giá phải theo chuẩn năng lực giảng viên, theo quy hoạch đội ngũ đã được từng trường xây dựng, trên cơ sở tính tốn đầy đủ u cầu của từng vị trí cơng tác, từng bộ môn, nhu cầu của người học, của xã hội.

- Tuyển chọn những cá nhân có năng khiếu đặc biệt (từ tuổi học sinh), có chính sách đào tạo đặc biệt để quy hoạch vào đội ngũ giảng viên trong tương lai vì đào tạo các ngành nghệ thuật địi hỏi thời gian lâu dài. Có kế hoạch đưa sinh viên có năng khiếu đi đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tại nước ngoài để tạo nguồn giảng viên. Lựa chọn các đối tác phù hợp, có chất lượng để đưa sinh viên đi đào tạo. Nghệ thuật là lĩnh vực địi hỏi phải có năng khiếu. Năng khiếu càng được đào tạo sớm, đào tạo đúng hướng thì càng có khả năng phát triển tốt. Để làm được như vậy, cần thiết phải có sự giao lưu, học hỏi ở các tổ chức quốc tế. Các nước phát triển như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc… là nơi nghệ thuật đã có lịch sử phát triển lâu đời. Đây là cái nôi ra đời của nhiều trào lưu nghệ thuật thế giới.

Nhiều trường ĐH khối ngành nghệ thuật có hệ trung cấp, đào tạo từ học sinh phổ thông. Từ đây, nhà trƣờng có thể tuyển chọn những cá nhân có năng khiếu

nổi trội, phối hợp cùng Bộ VHTTDL, Bộ GD-ĐT cấp học bổng đi đào tạo dài hạn tại nƣớc ngồi. Đặc biệt với các ngành đào tạo địi hỏi chuyên sâu, nhiều thời

gian và môi trường học tập quốc tế như: múa bale, piano, violin… cần chú trọng tuyển chọn học sinh năng khiếu đào tạo bài bản. Để bồi dưỡng đội ngũ này trở thành nguồn giảng viên, các trường cần nghiên cứu chế tài hợp lý, đảm bảo cấp học bổng đủ để các em yên tâm học tập, đồng thời có quy định, hợp đồng rõ ràng về việc quay trở về phục vụ giảng dạy cho nhà trường, tránh tính trạng chảy máu chất

xám. Với cách tuyển chọn đột phá này, trong 10 năm, nhà trƣờng sẽ có đội ngũ

giảng viên đạt chuẩn quốc tế cả về chun mơn và trình độ ngoại ngữ. Tuy

nhiên, bên cạnh đó, cần chú trọng giáo dục và đánh giá đạo đức, tác phong, ý thức sư phạm của đội ngũ giảng viên này vì họ được học tập lâu dài trong mơi trường

nước ngồi, dễ xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, ảnh hưởng tư tưởng tự do, lối sống phóng khống, thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật.

- Đặc cách tuyển chọn giảng viên có năng khiếu đặc biệt, được đào tạo chun sâu ở nước ngồi, có thành tích quốc tế. Lao động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động đặc biệt, địi hỏi cá nhân phải có năng khiếu, có tố chất bẩm sinh. Nhà trường cần đánh giá năng lực của người được tuyển chọn không chỉ qua học lực chuyên mơn mà cịn qua thành tích biểu diễn. Trong các tiêu chuẩn năng lực của đội ngũ giảng viên khối ngành nghệ thuật, năng lực biểu diễn, sáng tác cũng là một năng lực quan trọng, được đề cao trong tuyển chọn và đánh giá. Người làm nghệ thuật, được đánh giá cao thơng qua chính các tác phẩm của mình. Người thầy khơng thể giảng dạy thực hành tốt nếu kỹ năng thực hành nghề không tốt. Vừa tham gia giảng dạy, vừa tham gia thực tế sáng tác, biểu diễn, người thầy có nhiều điều kiện cọ sát thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm làm nghề quý báu. Sinh viên tiếp thu và tôn trọng ý kiến của giảng viên cũng một phần vì khả năng và kinh nghiệm thực hành nghề của giảng viên. Tuy nhiên đối tượng giảng viên này thường giỏi kỹ năng thực hành song năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực lý luận còn thiếu. Sau khi tuyển chọn, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên.

- Tuyển chọn, sử dụng các nghệ nhân, nghệ sĩ có bề dày thành tích trong nghệ thuật (được công nhận nghệ nhân dân gian, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân) tham gia công tác giảng dạy, truyền nghề.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, các nghệ sĩ tham gia giảng dạy được sinh viên rất yêu thích, đem lại chất lượng, hiệu quả cao cho các giờ học. Vì những nghệ sĩ này có vốn sống, vốn thực hành biểu diễn rất phong phú. Ở các trường ĐH khối ngành nghệ thuật, nhà trường có thể mời những chuyên gia giỏi về thực hành tham gia giảng dạy. Đặc biệt, trong các giờ học nghệ thuật truyền thống, giảng viên cơ hữu ít và thiếu kinh nghiệm thì các giờ giảng dạy thực hành của nghệ nhân dân gian là vơ cùng q báu, bổ ích. Ví dụ: các nghệ nhân hát Quan họ, hát Xoan…, các họa sĩ nổi tiếng, đã thành danh, các nhà làm phim, các đạo diễn xuất sắc, có phim đạt giải quốc tế… Thực tiễn cho thấy, đội ngũ này, tuy khơng có học hàm, học vị, song lại có kiến thức chun mơn cao, có kinh nghiệm thực tiễn tốt, khiến bài giảng sinh động, thuyết phục, khơi dậy được lòng say mê, khả năng

sáng tạo của sinh viên. Giải pháp này vừa làm phong phú chương trình đào tạo, vừa hài hịa lợi ích kinh tế của nhà trường trong việc đầu tư ngân sách cho đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.

Tuy nhiên, nhà trường cũng cần có kế hoạch đánh giá đội ngũ giảng viên thỉnh giảng này. Nhà trường cần có yêu cầu cụ thể về đề cương, chương trình bài giảng để giảng viên bám sát khi giảng bài. Tránh tình trạng giảng viên sa đà vào việc kể chuyện, truyền đạt những kinh nghiệm khơng đúng mục đích, nội dung mơn học. Năng lực đạo đức, chính trị, kỹ năng sư phạm của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cũng phải được nhà trường kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Nhiều nghệ sĩ rất tài năng nhưng có lối sống phóng khống, tư tưởng chính trị cịn chưa vững vàng, dễ dẫn đến truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa chính xác, gây ảnh hưởng đến tư tưởng của người học. Nhà trường cần có những buổi sát hạch, dự giờ để đảm bảo việc lên lớp của giảng viên được đúng quy định. Bên cạnh đó, nhà trường cần có các lớp bổ túc kiến thức, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng này.

- Sắp xếp, điều chỉnh, sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên hiện có. Nhà trường cần bố trí giảng viên theo đúng chuyên môn, năng lực sở trường của giảng viên. Với những giảng viên có khả năng về ngoại ngữ, được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, cần tạo điều kiện để giảng viên có cơ hội giao lưu, hội nhập với môi trường giảng dạy và sáng tác tầm quốc tế.

Điều kiện thực hiện:

- Nhà trường cần đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ trong việc đưa ra các qui định tuyển chọn phù hợp với đặc thù của ngành nghệ thuật.

- Bên cạnh các tiêu chuẩn chung trong tuyển chọn cán bộ do Bộ Nội vụ đưa ra, nhà trường chủ động xây dựng cơ chế tuyển chọn riêng cho giảng viên. Việc tuyển chọn dựa trên các tiêu chuẩn vừa phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung trong xét tuyển cán bộ, giảng viên, vừa tính đến các yếu tố đặc thù của ngành, nhằm đảm bảo tuyển chọn được những người thực sự có khả năng, đáp ứng được vị trí việc làm. Bên cạnh tiêu chuẩn về chun mơn, đạo đức, chính trị, cần chú trọng tiêu chuẩn về năng lực sư phạm, nghiên cứu khoa học, sáng tác, biểu diễn và trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, đáp ứng yêu cầu HNQT.

- Tuyển chọn giảng viên công khai, minh bạch theo đúng chuẩn của ngành, quy định của Nhà nước. Việc tuyển chọn của các trường khối ngành nghệ thuật tuy có đặc thù riêng song vẫn phải có quy định rõ ràng, cụ thể. Với từng trường, từng ngành, cần nêu rõ các yêu cầu khi xét tuyển để lựa chọn được đối tượng phù hợp, công khai, minh bạch. Ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật, có tình trạng, nhiều giảng viên là người trong một nhà (bố mẹ - con cái, ông bà – cháu, cô chú – cháu, anh chị em…), gây ra sự thắc mắc về tính thiếu minh bạch trong xét tuyển giảng viên khi nhìn từ bên ngồi vào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, năng khiếu nghệ thuật thường được sản sinh và nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Vì vậy, con em các giảng viên – nghệ sĩ chính là những người có nhiều điều kiện để tiếp nối sự nghiệp của cha, anh. Điều quan trọng là, trong khâu tuyển chọn cần có những tiêu chuẩn rõ ràng, hình thức tuyển chọn minh bạch để chọn đúng người thực sự có tài năng.

- Tăng cường vai trò tự chủ của cấp Khoa, tổ bộ môn trong các khâu xét tuyển, đặc biệt là ở khâu đánh giá năng lực thực hành. Vì ở các cấp này, người phụ trách sẽ nắm rõ nhu cầu tuyển chọn, sử dụng giảng viên của Khoa, tổ bộ mơn mình phụ trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên đại học khối ngành nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)