2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và GD - ĐT của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa
2.1.1. Khái qt chung về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội
Nha Trang là một thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch. Nha Trang có vùng lãnh hải rộng lớn, có chiều dài bãi biển hơn 30 km, với 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong vịnh Nha Trang, trong đó lớn nhất là đảo Hịn Tre rộng 36 km². Nha Trang có lợi thế để tổ chức các sự kiện về biển đảo.
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 252,6 km², dân số năm 2011 có 397.563 người, mật độ dân số 1.5834 người/ km². Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hịa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đơng giáp Biển Đông. Thành phố Nha Trang có 27 xã phường; trong đó có 19 phường và 8 xã.
Nha Trang nằm trên trục đường giao thông quan trọng của cả nước về đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy.
Ngành nghề ở Nha Trang đa dạng, trong đó ở các xã nơng nghiệp vẫn duy trì các nghề truyền thống như: nghề nơng, nghề thủ công như dệt chiếu, nghề làm đồ gốm, làm gạch nung, nghề thủ công mỹ nghệ; nghề đánh bắt thủy hải sản, đóng tàu thuyền và có một số ngành nghề mới như phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, làm công nhân trong các khu công nghiệp như khu công nghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Văn Phong.
Nha Trang là thành phố có nền kinh tế phát triển chủ yếu ngành du lịch - dịch vụ. Nha Trang có diện tích chiếm 4,84% tổng diện tích tồn tỉnh, dân số chiếm đến hơn 1/3 và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa.
2.1.2. Khái qt về tình hình GD và ĐT nói chung và GD MN nói riêng của thành phố Nha Trang thành phố Nha Trang
Về GD, tồn thành phố có 116 trường với gần 68.000 HS, trong đó có, 24 trường Trung học cơ sở và 7 trường Trung học phổ thơng. Có 44 trường MN công lập, 10 trường MN tư thục và trên 120 nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo tư thục..
Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Tỷ lệ giáo viên trên lớp của cấp mầm non Nha Trang là phù hợp, đáp ứng đủ giáo viên để thực hiện được yêu cầu dạy học của cấp mầm non. Tuy về số lượng, cơ bản đáp ứng được theo quy định, nhưng trong đó cịn có sự chênh lệch khá rõ về trình độ đào tạo; chênh lệch về độ tuổi; thâm niên nghề nghiệp và địa bàn công tác nơi thuận lợi và chưa thuận lợi.
Ưu điểm
Phần lớn giáo viên mầm non đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng về năng lực nghề nghiệp, đạo đức tác phong; có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng cơ bản yêu cầu giáo dục học sinh.
Những yếu kém
Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cịn thấp; có sự mất cân đối giữa trình độ đào tạo và chất lượng giảng dạy của giáo viên;
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như sức khỏe đã giảm, tư duy sáng tạo ít, tiếp thu kiến thức mới chậm và kém phát huy được hiệu quả các nội dung được bồi dưỡng, động lực học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chưa cao. Một số giáo viên ít coi trọng việc rèn luyện tác phong, đạo đức theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Mặt tích cực: Đa số giáo viên mầm non trên địa bàn toàn Thành Phố
đều có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, có hiểu biết đúng đắn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các giáo viên luôn trung thực trong cơng tác, có mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè tốt, được phụ huynh tin, yêu. Cụ thể cả 2 đối tượng được khảo sát đều đánh giá lĩnh vực này của giáo viên đều ở mức độ tốt (>3,8).
Hạn chế: Vẫn cịn một số ít giáo viên mầm non có biểu hiện vi phạm
đạo đức, làm ảnh hưởng đến nhân cách nhà giáo như thiếu gương mẫu trước học sinh, giao tiếp ứng xử với phụ huynh chưa thật nhã nhặn, chưa gần gũi, quan tâm học sinh… . Ý thức tự phát triển nghề chưa cao nên việc tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế. Như vậy, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải có những biện pháp phù hợp bồi dưỡng và nâng cao ý thức tự học tự rèn cho đội ngũ giáo viên mầm non để hồn thiện mình hơn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Các chính sách đối với giáo viên mầm non như chế độ tiền lương, tiền phụ cấp, thâm niên, các chính sách thu hút và các chính sách khác được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên đối với giáo viên mầm non để có những chính sách phù hợp là vấn đề trăn trở, nhiều giáo viên mầm non cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế gia đình, đặc biệt là các giáo viên cơng tác ở địa bàn xa, khó khăn như ở các đảo thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang.
Phòng GD- ĐT đã triển khai làm tốt công tác chỉ đạo, lập kế hoạch và triển khai đến các trường mầm non thực hiện đầy đủ việc mua sắm trang thiết bị dạy học; xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo; thực hiện tốt công tác tự làm đồ dùng dạy học. Về chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thời gian qua thực hiện khá tốt. Các trường đã thực hiện có hiệu quả việc xây dựng một mơi trường sư phạm đồng thuận, thân thiện. Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt mọi hoạt động của các nhà trường và công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, một số trường còn thiếu phòng họp, phịng sinh hoạt chun mơn và các phương tiện phục vụ như máy photocopy, vi tính…. để giáo viên chuẩn bị bài giảng…, một số trường gần chợ, bến xe, nhà ga nên còn ảnh hưởng tiếng ồn và giao thơng đơng đúc… đã có sự chi phối trong quá trình dạy học trên lớp.
Nhận định chung về công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa
Cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non Thành phố Nha Trang đã thực hiện có hiệu quả. Từ khâu quy hoạch, đến cơng tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ. Đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng chuẩn và xây dựng các điều kiện hỗ trợ.
Tuy nhiên vẫn cịn có những bất cập: Kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm non chưa đồng đều. Điều kiện dạy học vẫn còn thiếu; ý thức tự bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xã hội, ngoại ngữ, vi tính của giáo viên chưa cao. Các trường còn bị động trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trong một bộ phận đội ngũ giáo viên mầm non cịn hạn chế. Cơng tác đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp chưa thật chính xác, khoa học.
Chế độ đãi ngộ của nhà nước và chính sách của địa phương đặc biệt là tiền lương của cán bộ quản lý và giáo viên chưa thực sự khuyến khích được sự phấn đấu, say mê, tận tuỵ vì nghề nghiệp của họ.