Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non vĩnh ngọc, thành phố nha trang theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 81 - 84)

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ

chuẩn nghề nghiệp GV mầm non

* Ý nghĩa của biện pháp

Công tác quản lý, điều hành và công tác kiểm tra, đánh giá tiến hành song song với nhau. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển GV theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn NNGVMN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra, đánh giá không những giúp đánh giá được thực chất đội ngũ GVMN, Kết quả đánh giá sẽ sử dụng để động viên khích lệ GV nỗ lực vươn lên, giúp tìm ra những phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ. Biện pháp này không chỉ định hướng cho việc thực hiện một chức năng quản lí trong phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp mà còn chỉ ra cách thức

thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá quy trình phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực phải bám sát các nội dung sau:

+ Tạo mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa “phát triển đội ngũ giáo viên mầm non” với việc “sử dụng giáo viên mầm non” và “môi trường hoạt động của giáo viên mầm non”.

+ Hồn thiện chính sách cho giáo viên mầm non phù hợp với những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên mầm non trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

Trong đánh giá phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp phải quán triệt 4 mục đích của việc ban hành chuẩn, đặc biệt lưu ý mục đích để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như định hướng cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.

Đồng thời bám sát có 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí Theo quyết định ở thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT chuẩn nghề nghiệp GVMN. Trong công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV, trước hết phải làm cho ĐNGV nhận thức được ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá với chính bản thân họ; hai là, cần tạo cho ĐNGV tin tưởng ở sự công bằng, vô tư, khách quan, khoa học của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của họ; ba là, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải được bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá giáo viên; coi trọng việc mở rộng và dân chủ trong đánh giá; khuyến khích ĐNGV tự kiểm tra, đánh giá đối với bản thân.

mạnh của đội ngũ giáo viên để khuyến khích nhân rộng những điển hình làm nịng cốt trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường, đồng thời phải phát hiện những sai lệch, những yếu kém của ĐNGV để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.

- Thơng qua kiểm tra, đánh giá hình thành nguyên lý tự kiểm tra trong ĐNGV và trong từng giáo viên, tạo cơ sở để mỗi giáo viên có thể tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá để lãnh đạo có những thơng tin chính xác, từ đó kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lý. Vì kiểm tra là “mối liên hệ ngược” trong chu trình quản lý.

- Xây dựng qui trình kiểm tra, đánh giá một cách hệ thống trên cơ sở dựa vào hành lang pháp lý như: Các quy định của các cấp QL về phát triển GDMN, Quy định về phát triển đội ngũ GV theo quan điểm chuẩn hóa; Qui chế nội bộ…

- Cơng tác kiểm tra, đánh giá cần có kế hoạch cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các đồn thể chính trị - xã hội trong nhà trường.

- Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau nhưng cần thống nhất quan điểm không ngừng nâng cao tính chính xác, khách quan trong đánh giá để có thể sử dụng kết quả đánh giá vào công tác phát triển đội ngũ

- Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những quyết định trong công tác quản lý ĐNGV, đảm bảo để ĐNGV luôn vận động, phát triển đi lên theo đúng mục tiêu đã đề ra của nhà trường.

- Coi kiểm tra, đánh giá như một qui định, qui trình khơng thể thiếu được đối với từng giáo viên và hoạt động chuyên môn của nhà trường.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của ĐNGV, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn, thiếu ý thức tổ

chức kỷ luật làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như làm giảm uy tín và niềm tin trong học sinh và phụ huynh học sinh

- Hiện nay công tác đánh giá có nhiều loại như đánh giá thi đua; đánh giá viên chức theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ…Nên kết hợp với đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp để có kết quả đánh giá có độ tin cậy cao hơn; giảm bớt các quy định, thủ tục không cần thiết, tránh gây áp lực cho GV….

Tận dụng các kỳ tổng kết học kỳ hay năm học cho giáo viên tự kiểm điểm bản thân mình về các lĩnh vực cơng tác để đối chiếu với Chuẩn một cách thường xuyên và tự điều chỉnh bản thân mình bằng cách tự học, tự bồi dưỡng và tự rèn luyện.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải kiên định với mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ trước yêu cầu đổi mới GD và giảm ệnh thanhf tích trong đánh giá đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GV.

Những nội dung đổi mới cách đánh giá theo chuẩn cần được đưa vào kế hoạch và quán triệt kế hoạch cho mọi đối tượng liên quan để kế hoạch để nâng cao tính khả thi của các quyết định trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Tận dụng các kỳ tổng kết học kỳ hay năm học cho giáo viên tự kiểm điểm bản thân mình về các lĩnh vực công tác để đối chiếu với Chuẩn một cách thường xuyên và nâng cao tính trách nhiệm và khách quan trong tự đánh giá và đánh giá theo đúng quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non vĩnh ngọc, thành phố nha trang theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)