Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non vĩnh ngọc, thành phố nha trang theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 89 - 117)

phát triển ĐNGVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN

3.3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

Để kiểm nghiệm tính cần thiết cũng như khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGV được đề xuất ở trên chúng tôi tiến khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến gửi tới 140 người (20 phiếu cho cán bộ quản lý và 120 phiếu cho giáo viên của trường MN).

Cách cho điểm: Rất cần thiết/Rất khả thi = 3 điểm; Cần thiết/khả thi = 2 điểm; Không cần thiết/không khả thi = 1 điểm.

Với cách cho điểm như trên thì điểm trung bình của các biện pháp là (3+2+1): 3 = 2,0. Qua khảo sát, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất

NỘI DUNG BIỆN PHÁP

MỨC ĐỘ

Rất

cần thiế Cần thiết

Không

cần thiết X Thứ bậc

1. Tổ chức quán triệt cho CBQL và đội ngũ giáo viên mầm non của trường các yêu cầu, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

120 20 0 2,95 1

2. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung “phát triển nguồn nhân lực” gắn với yêu cầu và các tiêu chí đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.

NỘI DUNG BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ Rất cần thiế Cần thiết Không cần thiết X Thứ bậc 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.

100 35 5 2,80 3

4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên gắn với các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

95 30 15 2,76 4

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp MN

100 35 5 2,80 3

6. Gắn việc chuẩn hóa đội ngũ GVMN với việc chuẩn hóa quản lý trong trường và kiểm định chất lượng nhà trường

90 32 18 2,71 5

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất

NỘI DUNG BIỆN PHÁP

MỨC ĐỘ

Rất

khả thi Khả thi

Không

khả thi X Thứ bậc

1. Tổ chức quán triệt cho CBQL và đội ngũ giáo viên mầm non của trường các yêu cầu, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

NỘI DUNG BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc

2. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung “phát triển nguồn nhân lực” gắn với yêu cầu và các tiêu chí đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.

95 30 15 2,7 5

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.

100 35 5 2,89 2

4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên mầm non gắn với các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

100 36 4 2,88 3

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

100 33 7 2,75 4

6. Gắn việc chuẩn hóa GVMN với việc chuẩn hóa quản lý trong trường và kiểm định chất lượng nhà trường

90 40 10 2,7 5

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 cho ta thấy, tất cả 6 biện pháp được đề xuất ở trên đều đạt điểm trung bình trên mức khá. Trong đó biện pháp 1 và 2 được cho là cần thiết nhất (2,95 và 2,8 điểm) và biện pháp 1 và 3 khả thi nhất (2,95 và 2,89 điểm); biện pháp có điểm trung bình thấp nhất cũng đạt điểm 2,71 đó là biện pháp 6 (đối với tính cần thiết) và biện pháp 2 và 6 (đối với tính khả thi) có điểm trung bình 2,70. Từ kết quả trên, có thể đưa ra kết luận tất cả cả biện pháp đề xuất của luận án đều có tính cần thiết và khả thi cao.

Kết luận Chương 3

Việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở trường MN Vĩnh Ngọc theo chuẩn nghề nghiệp GV là một công việc khá mới đối với các nhà trường mầm non thành phố Nha Trang nói chung và của trường MN Vĩnh Ngọc nói riêng. Để thực hiện chủ trương chuẩn hoá của ngành và của Nhà nước, hiệu trưởng nhà trường cần thấu hiểu các yêu cầu cụ thể về chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; quán triệt cho mọi giáo viên dưới quyền quản lý của mình các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến chuẩn hoá nghề nghiệp để họ phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn và tiêu chí đó. Ở chương 3 đã đề xuất 6 biện pháp quản lí phát triển đội ngũ GVMN của trường MN Vĩnh Ngọc theo chuẩn nghề nghiệp.

1. Tổ chức quán triệt cho CBQL và đội ngũ giáo viên mầm non của trường các yêu cầu, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung “phát triển nguồn nhân lực” gắn với yêu cầu và các tiêu chí đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hồn cảnh của nhà trường.

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.

4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên mầm non gắn với các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

6. Gắn việc chuẩn hóa GVMN với việc chuẩn hóa quản lý trong trường và kiểm định chất lượng nhà trường

Các biện pháp được đề xuất, qua khảo sát cho thấy đều có tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn, đồng thời góp phần định hướng cho cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá..

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của đổi mới GD. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động quản lý GDMN phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GV mà BGDĐT vừa ban hành và các cấp QLGD đang tích cực triển khai thực hiện. Khi phát triển đội ngũ GVMN của nhà trường cần dựa trên đặc thù của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục mà tìm ra những biện pháp cụ thể, tuy nhiên có thể tham khảo những biện pháp do luận văn đề xuất đó là hệ thống 6 biện pháp:

1. Tổ chức quán triệt cho CBQL và đội ngũ giáo viên mầm non của trường các yêu cầu, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung “phát triển nguồn nhân lực” gắn với yêu cầu và các tiêu chí đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đưa chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào công tác quản lý giáo viên của nhà trường.

4. Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên mầm non gắn với các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN

6. Gắn việc chuẩn hóa GVMN với việc chuẩn hóa quản lý trong trường và kiểm định chất lượng nhà trường

Luận văn đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận chung về quản lý, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của trường MN, đặc điểm đội

ngũ giáo viên MN,… Phát triển đội ngũ giáo viên gắn với Chuẩn nghề nghiệp GV thực chất là hiện thực hoá các nội dung và yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí theo thơng tư 26/2018 của BGDĐT đối với mỗi giáo viên đang công tác tại các trường mầm non.

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý phát triển đội ngũ GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GV ở trường MN Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, chúng tơi nhận thấy: CBQL và GVMN đều có quan niệm thống nhất về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản lý GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Các nội dung khảo sát và đánh giá thực tiễn triển khai cũng chỉ rõ điều nêu trên.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và dựa vào kết quả khảo sát thực trạng để rút ra các hạn chế và nguyên nhân của chúng; chúng tôi đề xuất hệ thống 6 biện pháp cho công tác phát triển đội ngũ GVMN ở trường mầm non Vĩnh Ngọc. Với những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp GVMN được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp GVMN, cần phải đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng GVMN của Nha Trang nói chung ở trường MN Vĩnh Ngọc nói riêng trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay. Các biện pháp quản lý GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN được đề xuất cần thực hiện đồng bộ trong phát triển đội ngũ GVMN ở Nha Trang nói chung ở trường MN Vĩnh Ngọc nói riêng theo Chuẩn NNGVMN va đạt hiệu quả cao sẽ là đóng góp có ý nghĩa cho phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp GV.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo Nha Trang

- Tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương ban hành chính sách cụ thể và ưu tiên trong việc phát triển đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp GV thực chất và hiệu quả.,

- Chỉ đạo cụ thể quy trình và cách thức đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp một cách khách quan và nâng cao độ tin cậy của kết quả đánh giá.

- Liên kết với các cơ sở bồi dưỡng GVMN có chất lượng để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GVMN các trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ nhằm khơng ngừng bổ sung và nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên MN của thành phố Nha Trang.

- Tổ chức hội thảo về phát triển các trường MN theo hướng chuẩn hóa và phát triển đội ngũ GV MN theo hướng đáp ứng tốt nhất các quy định về chuẩn nghề nghiệp của GVMN trên địa bàn thành phố Nha Trang

2.2. Đối với Trường Mầm non Vĩnh Ngọc

- Thực hiện tốt các chỉ đạo của phịng GD&ĐT về cơng tác phát triển ĐNGV của trường; xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường. Tăng cường công tác quản lí đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp. Nghiên cứu và vận dụng các biện pháp do luận văn đề xuất trong công tác phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV trong giai đoạn hiện nay.

- Chủ động tổ chức phổ biến và nâng cao nhận thực cho đội ngũ GV của trường về việc phấn đấu đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp GV; góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường

- Phối hợp các lực lượng để đánh giá GV nhằm nâng cao giá trị lan tỏa của chuẩn nghề nghiệp GV

- Tham gia tích cực các cuộc vận động và các phong trảo “đổi mới ngff MN theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện chủ trương đổi mới căn bản GD hiện nay”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Ban Bí thư (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

về việc xây dựng và nâng cao ch t lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

3. Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên Đại học theo hướng chuẩn hóa, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo

dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang

nâng cao năng lực và phẩm ch t đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận Chính

trị, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo phân tích số liệu đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên

trung mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 20/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2011), Quyết định Số 6639/QĐ- BGDĐT, ngày 29 tháng 12 năm 2011 về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí; Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Chính (2008), Đánh giá ch t lượng trong giáo dục, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

11. Vũ Đình Chuẩn (2008), Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung

học phổ thơng theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa, Luận án Tiến sĩ

Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Harold Koontz- Cyril Odonell-Heiz Weihrich (2002), Essentials of

management,(dịch giả Vũ thiếu, Mạnh Quân và Đăng Dậu), Nxb khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

13. Hồ Lam Hồng (2008), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và quy trình xây dựng chuẩn nghề nghiệp”, Tạp chí Giáo dục, (1), tr.20-23. 14. Đặng Thành Hưng (2005), “Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong

giáo dục”, Kỷ yếu hội thảo Viện chiến lược.

15. Trần Kiều, Lê Đức Phúc (2001), “Cơ sở khoa học để xác định chuẩn cho trường mầm non nông thôn trong cơng tác chỉ đạo”, Tạp chí Giáo dục, (2), tr.3-4.

16. Trần Kiều (2003), “Chất lượng giáo dục: Thuật ngữ và quan niệm”,

Tạp chí Thơng tin Khoa học Giáo dục, (100), tr.55-57.

17. Nguyễn Thị Mỹ Loan (2014), Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), “Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu quả”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (7), tr.35-37.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”,

Tạp chí Thơng tin Khoa học Giáo dục (112), tr.67-69.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những v n đề lí luận và thực tiễn, Tham luận Hội thảo

“Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn - Hà Nội.

21. Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (2006), “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giảng viên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (58), tr.53-55.

22. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và việc thể chế hóa việc đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên theo chuẩn”, Tạp chí Giáo dục, (1), tr.8-9.

24. Đặng Xuân Hải (2015) “Quản lí sự thay đổi trong GD”; giáo trình; NXB ĐHQGHN

25. Đặng Xuân Hải (2018) “Năng lực thích ứng của CBQLNT trong bối cnahr đổi mới GD”; chuyên khảo; NXB GD

Danh mục tài liệu tiếng Anh

26. Bland, C.J., Schmitz, C.C., Stritter, F.T., Henry, R.C. & Aluise, J.J. (1990),

Successful Faculty in Academic Medicine, New York, Springer Publishing.

27. Daniel R. Beerens (2003), Evaluating Teachers for Professional Growth: Creating a Culture of Motivation and Learning, Corwin Press, INC-

California.

28. White, M.E., Makkonen, R., and Stewart, K.B. (2009), “Multistate review of professional teaching standards (Issues & Answers Report”, REL 2009-No.75: Washington, D.C: U.S. Department of Education, Institute of Education Sciences, National Center for Education Evaluation and Regional Assistance, Regional Educational Laboratory West. Retrieved from http://ies.ed.gov/edlabs.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 QUY ĐỊNH

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non vĩnh ngọc, thành phố nha trang theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 89 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)