Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt cho CBQL và đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non vĩnh ngọc, thành phố nha trang theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 70 - 75)

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt cho CBQL và đội ngũ giáo

non của trường các yêu cầu, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

* Ý nghĩa của biện pháp

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng việc quán triệt Chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên MN nói chung và giáo viên MN ở trường MN Vĩnh Ngọc ở Nha Trang nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định hiệu quả phát triển đội ngũ giáo viên trong các nhà trường. Muốn thực hiện phải thấu hiểu vì vậy biện pháp này định hướng nhận thức và tạo điều kiện cho nhận thức đi trước hành động

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

- Trước hết khi quán triệt cho giáo viên và CBQL ở trường mầm non Vĩnh Ngọc các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN đã được ngành GD quy định, người quản lý phát cho mỗi giáo viên phiếu đánh giá nhận thức của đối với các yêu cầu và quy định trọng chuẩn nghề nghiệp GVMN để giáo viên tự đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân và tự nhận xét bản thân mình xem tiêu chuẩn nào hoặc tiêu chí nào trong các tiêu chuẩn nào đã đạt chuẩn ở mức độ cao, lĩnh vực nào chưa đạt chuẩn hoặc mới đạt ở mức độ thấp, từ đó vạch kế hoạch phát đấu đạt chuẩn cho bản thân theo chuẩn đã ban hành.

- Tuy nhiên việc quán triệt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN cho đội ngũ giáo viên MN từ mục đích xây dựng chuẩn và nội dung của bộ chuẩn. Đặc biệt là việc vận dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí đó vào việc tự đánh giá bản thân và điều chỉnh bản thân mình cho đạt chuẩn và đạt chuẩn ở mức độ cao. Chính vì vậy khi quán triệt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN cho đội ngũ giáo viên MN cần phải giúp họ nắm được: Mục đích, căn cứ xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN, cấu trúc Chuẩn và việc vận dụng chuẩn vào việc đánh giá xếp loại giáo viên.

Để làm được điều đó ta có thể áp dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức như phổ biến chung cho toàn thể giáo viên của trường; yêu cầu nghiên cứu kỹ những tiêu chí mà khi đánh giá còn phân vân về nội hàm của tiêu chí. Hướng dẫn giáo viên tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các Chuẩn và yêu cầu từng cá nhân giáo viên xác định cho mình một kế hoạch phấn đấu đạt theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

Quán triệt tới giáo viên cơ sở pháp lí của việc Chuẩn hoá giáo viên trong bối cảnh hiện nay các căn cứ xây dựng Chuẩn, Mục đích xây dựng Chuẩn, quy trình đánh giá theo chuẩn... Cần quán triệt cho các đối tượng liên quan về những nhận thức khi triển khai việc chuẩn hóa GV:

- Hiện nay giáo viên MN khơng chỉ đóng vai trị là người tham gia hoạt động GD mà còn là người tổ chức hoạt động giáo dưỡng trẻ; giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp GD trẻ theo các phương pháp GDMN tiên tiến.

- Trong bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, giáo viên trước hết phải là nhà giáo có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ hành vi bảo đảm cho người học làm chủ bản thân trong sự yêu thương của các GV ở nhà trường, ở mơi trường gia đình.

- Khi nghiên cứu chuẩn nghề nghiệp cần đối chiếu với nội dung hoạt động thực hiện nhiệm vụ của bản thân.

- Giáo viên phải rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD trẻ. Cần lưu ý khi thực hiện chuẩn hóa cần quan tâm đến các vấn đề sau: Đánh giá giáo viên theo chuẩn là quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ, năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là đánh giá giáo viên theo chuẩn địi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, Hiệu trưởng và của cán bộ quản lý giáo dục. Hiện nay bệnh thành tích trong bình xét thi đua hàng năm có thể ảnh hưởng đến công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp nên phải quán triệt tính khách quan, chính xác trong đánh giá dựa vào minh chứng..

- Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chí vì vậy coi trọng cơng tác lưu giữ minh chứng và mọi hoạt động phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra trong quá trình áp dụng chuẩn nghề nghiệp GVMN.

- Cần hướng dẫn giáo viên phải hiểu được các nguồn minh chứng này lấy từ đâu, từ đó coi trọng các loại hồ sơ, sổ sách chuyên môn đã được quy định trong điều lệ trường MN hay quy chế hoạt động của trường..

- Cần nhấn mạnh cho các đối tượng liên quan nhận thức sâu sắc: Năng lực nghề nghiệp gắn với các nội dung hoạt động nghề nghiệp và nghề của GV là “nghề DH và GD”, cần đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Chuẩn nghề nghiệp giáo dục MN, ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống còn nêu ra 2 loại năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên MN theo các tiêu chuẩn và tiêu chí quy định trong chuẩn nghề nghiệp GVMN. Đặc biệt quán triệt cho GV và CBQLNT phương pháp đánh giá xếp loại giáo viên. Khi thảo luận về phương pháp đánh giá xếp loại giáo viên cần lưu ý và quy trình đánh giá và tự đánh giá; vai trò của các khâu trong quy trình đánh giá đó…

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải xác định được các điều kiện nguồn lực tối thiểu cần có cho việc thực hiện các khâu trong quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV.

- Phải đa dạng hóa phương thức tổ chức nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan và chú ý cơng tác truyền thơng về vấn đề chuản hóa nói chung và phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.2. Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung “phát triển nguồn nhân lực” gắn với yêu cầu và các tiêu chí đối với giáo viên theo một lộ trình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường

* Ý nghĩa của biện pháp:

Theo lí thuyết quản lý thay đổi để đi từ cái hiện tại, cái đang có đạt đến trạng thái mong muốn cần có một lộ trình khoa học. Tính khoa học ở đây thể hiện nhận rõ khoảng cách giữa cái hiện hữu đến đích cần đạt trong mối liên hệ với điều kiện nguồn lực đang có của tổ chức và bối cảnh, điều kiện khách quan mà tổ chức đang là một yếu tố của hệ thống này để tìm bước đi thích hợp với điều kiện hồn cảnh riêng có của đơn vị mình mà ở đây là đối với trường MN Vĩnh ngọc và các trường MN trên địa bàn

* Nội dung và cách thức tổ chức tiến hành biện pháp

Có thể tham khảo các bước kế hoạch hóa một hoạt động bất kỳ trong việc thực hiện chức năng kế hoạch của một người quản lí để trình bày nội dung và cách thức tiến hành biện pháp này:

-Nội dung thứ nhất của biện pháp này là phân tích tình hình và trong vài trường hợp có thể sử dụng tiếp cận của phân tích SWOT vào việc đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV hiện có của trường trong so sánh với các yêu cầu và các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn NNGVMN do BGDĐT ban hành; tiếp đến cần phân tích các cơ hội và thách thức nếu không thực hiện chuẩn NNGVMN trong bối cảnh mới, bối cảnh mọi nhà trường cần thương hiệu để

khẳng định mình và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh giữ các loại hình trường có trong địa bàn..

- Nội dung thứ 2 là xác định các nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong phát triển đội ngũ GVMN gắn mục tiêu cần đạt trong lộ trình đến đích. Nội dung này gắn với các nội dung cụ thể sau:

Chuẩn hố GVMN là q trình làm cho các GVMN đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó.

Thực chất phát triển ĐNGV MN theo quan điểm chuẩn hóa chính là việc tiếp cận phát triển NNL từ khâu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và bồi dưỡng cũng như tạo điều kiện cho đội ngũ phát triển kết hợp việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp GV MN đã ban hành và thực hiện đúng quy trình gắn với các chuẩn mực. Khi sử dụng tiếp cận phát triển NNL theo quan điểm chuẩn hóa cho phát triển ĐNGV MN cần lưu ý:

- Xác lập các chuẩn mực, quy trình liên quan đến nội dung phát triển ĐNGV MN: các chuẩn về quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng, đánh giá...

- Đối chiếu các hoạt động với các chuẩn, quy trình đã xác định và tổ chức triển khai các chuẩn. Đó chính là việc chỉ ra thủ tục, quy trình thực hiện các công việc.

- Kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được so với các chuẩn đã định: Kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành gắn với các minh chứng cụ thể; Kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục theo đúng quy định đã cơng bố; Kiểm tra kết quả thơng qua các minh chứng có được, khơng chỉ theo các báo cáo.

- Thực hiện quy trình đánh giá theo chuẩn: Tự đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí thơng qua minh chứng; Đánh giá của đồng nghiệp theo tiêu chuẩn, tiêu chí thơng qua minh chứng; Đánh giá của cấp trên theo tiêu chuẩn, tiêu chí thơng qua minh chứng.

- Nội dung thứ 3 là sử dụng kết quả đánh giá để lựa chọn nội dung cách thức bồi dưỡng chuẩn hóa; phân cơng người phụ trách, bộ phân phối hợp và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cần có để triển khai kế hoạch sau này.

- Nội dung cuối cùng là dự kiến các tiêu chí đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu đã dự kiến trong từng giai đoạn và dự kiến các điều chỉnh nếu cần.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải xác định được các điều kiện nguồn lực tối thiểu cần có cho việc thực hiện các khâu trong kế hoạch phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GV.

- Các nội dung của phát triển nguồn nhận lực phải được cụ thể hóa cho hoạt động phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp

Những nội dung nêu trên cần được đưa vào kế hoạch và quán triệt kế hoạch cho mọi đối tượng liên quan để kế hoạch để nâng cao tính khả thi của kế hoạch trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non vĩnh ngọc, thành phố nha trang theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)