3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên của trường
các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non
* Ý nghĩa của biện pháp
Chỉ đạo là chức năng thứ 3 trong một quy trình quản lý. Chức năng chỉ đạo từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động trong nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.
Đây chính là một biện pháp định hướng cho hoạt động quản lí phát triển đội ngũ nói chung và thực hiện một trong 4 mục đích của việc ban hành chuẩn nghề nghiệp mà thông tư của BGDĐT đã nhấn mạnh khi ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non vào 2018.
* Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp
Chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên gắn với triển khai bồi dưỡng các nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non với 5 tiêu chuẩn 15 tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp GV đối với đội ngũ giáo viên để có được đội ngũ giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp ở các tiêu chuẩn: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực GD cũng như năng lực phát triển nghề nghiệp của bản thân GV. Đây chính là vấn đề cốt lõi để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay.
- Bồi dưỡng để GV thông hiểu các nội dung cụ thể trong quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm quyết định số 26/2018/QĐ – BGDĐT ngày 20/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bồi dưỡng là để GV khi thực hiện nhiệm vụ của mình ln đối chiếu với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp; gắn với các nội dung bồi dưỡng mà các cấp quản lí chỉ đạo trong cơng tác phát triển đội ngũ GV trước yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non gắn với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN gắn với 5 lĩnh vực hay tiêu chuẩn và 15 tiêu chí mà quyết định đã ban hành. Với tinh thần chỉ đạo chung là những lĩnh vực nào đã đạt ở mức độ khá thì duy trì và phát huy, còn tập trung bồi dưỡng những lĩnh vực cịn hạn chế hoặc những tiêu chí mà đa số GV đạt ở mức thấp hoặc chưa đạt.
- Chú trọng chỉ đạo việc bồi dưỡng về Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển tồn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non. Cụ thể gồm các nội dung sau:
+ Phát triển chuyên môn bản thân với yêu cầu tối thiểu là đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hồn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định;
+ Xây dựng kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em với yêu cầu tối thiểu là: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp;
+ Ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em với yêu cầu tối thiểu là: Thực hiện được kế hoạch ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an tồn và phịng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
+ Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em với yêu cầu tối thiểu là: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát
+ Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em với yêu cầu tối thiểu là: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Quản lý nhóm, lớp với yêu cầu tối thiểu là: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;
Khi chỉ đạo cần lưu ý điều kiện hồn cảnh cụ thể, Ví dụ, Đội ngũ giáo viên của trường MN Vĩnh ngọc cũng như một số trường MN trên địa bàn cịn nhiều khó khăn, trường được xây dựng ở nơi cách xa trung tâm thành phố hay giao thơng đi lại khó khăn. Đội ngũ giáo viên hàng năm biến đổi nhiều chủ yếu là giáo viên trẻ mới công tác ở trường từ 1 – 3 năm cho nên mới chỉ làm quen với đối tượng và môi trường giáo dục.
Điều đó đặt ra cho người cán bộ quản lý phải có tiếp cận mềm dẻo trong chỉ đạo và quan tâm đến việc động viên, khuyến khích mặc dù kiên định với định hướng bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn, lấy đó làm thước đo của việc phát triển đội ngũ.
Phải hướng dẫn cho họ cách thức thu nhập và xử lý các nguồn thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau: Tìm hiểu trực tiếp đặc điểm học sinh mà mình được giao trách nhiệm ni dưỡng, giáo dục, kết hợp với cha mẹ học sinh để tìm hiểu qua thâm nhập thực tế xuống địa bàn dân cư,.. và đặc biệt là xử lý các thơng tin thu được một cách chính xác khách quan, đúng mục đích.
Ưu tiên cho vấn đề đổi mới phương pháp nội dưỡng và GD trẻ, biết đánh giá kết phát triển của học sinh. Khuyến khích giáo viên đăng ký những sáng kiến khoa học về các đề tài mở phục vụ cho mơi trường giáo dục.
Tích cực cải tiến nội dung và phương pháp các buổi sinh hoạt chuyên môn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và quản lý.
Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở - Phòng GD&ĐT Nha Trang tổ chức. Đồng thời động viên khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng, tự cập nhật thêm kiến thức.
Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên và kịp thời rút kinh nghiệm để giáo viên điều chỉnh hoạt động của mình đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Muốn làm được điều này, người quản lý phải giúp giáo viên nắm chắc được các nguyên tắc, phương pháp; hướng dẫn GV vận dụng các ngun tắc, phương pháp hình thức đó để tự tổ chức đánh giá, đáp ứng mục tiêu đề ra.
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn về các cơng tác giáo dục, tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động GD trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi.
Hiệu trưởng cần phải tạo cho giáo viên có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài trường như: tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao với địa phương..
Với tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực kiến thức và kĩ năng sư phạm cần tận dụng những GV có kinh nghiệp nghề nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ GV mới. Cần quan tâm tới việc tích luỹ kinh nghiệm chun mơn, kinh nghiệm cơng tác, rèn luyện năng lực phát hiện và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và dạy học của mình.
Điều đó đặt ra cho người cán bộ quản lý là phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nói chung, đặc biệt đối với giáo viên trẻ.
Để việc tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện trở thành thói quen khơng thể thiếu được của người giáo viên thì cần thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện như: khi tổ chức các hoạt động sinh hoạt trong nhà trường; tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cho giáo viên phát biểu ý kiến cá nhân thể hiện quan điểm nhận thức, cách giải quyết của mình vừa là tự đánh giá bản thân mình, vừa là phải tự học, tự rèn luyện mới có được những chứng kiến đúng, hợp lý.
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp, thông qua chỉ đạo những hoạt động cụ thể như sinh hoạt chính trị, hoạt động chun mơn nghiệp vụ, vui chơi, giải trí và cả những lớp bồi dưỡng chuyên đề... người cán bộ quản lý tạo cơ hội và điều kiện, môi trường cho đội ngũ giáo viên của mình từng bước phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến chuẩn NNGVMN.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải kiên định với mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ trước yêu cầu đổi mới GD và quan tâm các điều kiện nguồn lực tối thiểu cần có cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp GV.
Những nội dung chỉ đạo cần được đưa vào kế hoạch và quán triệt kế hoạch cho mọi đối tượng liên quan để kế hoạch để nâng cao tính khả thi của các quyết định trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường.
Tận dụng các kỳ tổng kết học kỳ hay năm học cho giáo viên tự kiểm điểm bản thân mình về các lĩnh vực cơng tác để đối chiếu với Chuẩn một cách thường xuyên và tự điều chỉnh bản thân mình bằng cách tự học, tự bồi dưỡng và tự rèn luyện.