2.4. Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên ở trƣờng mầm non
2.4.4. Thực trạng về duy trì và phát triển nghề nghiệp đội ngũ
mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Trong những năm qua, phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang và các trường vẫn tiến hành đánh giá mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN theo các tiêu chuẩn và tiêu chí được ngành GD quy định. Phịng GD và các nhà trường MN đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến việc phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp GV. Thực hiện Quy trình đánh giá, xếp loại ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GV MN được quy định tại Điều 12 của Thông tư số 26/2018/TT- BGDĐT và nội dung công văn hướng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD, phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang đã chỉ đạo Ban giám hiệu các trường MN thực hiện việc đánh giá, xếp loại ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GV MN. Kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV trung học được Ban giám hiệu các trường MN cơ bản thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ; hầu hết ĐNGV các trường MN trên địa bàn thành phố đều tận tụy với nghề, có năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức tốt.
Sử dụng kết quả đánh giá mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc chuyển đổi, sắp xếp công việc phù hợp cho những GV không đạt chuẩn.
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
1≤X≤ 4
TT Nội dung
Số lƣợng ngƣời cho điểm
theo từng tiêu chí Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 4 3 2 1 1
Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn, tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp GV MN.
73 57 10 0 3,02 3
2
Việc đánh giá, xếp loại được tiến hành theo đúng quy trình đã được hướng dẫn
83 52 5 0 3,14 1
3
Nội dung đánh giá, xếp loại bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV MN.
80 53 7 0 3,03 2
4
Phương pháp đánh giá đa dạng, khoa học, phù hợp với thực tiễn cho kết quả tin cậy
22 78 30 10 2,90 5
5
Kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên các nguồn minh chứng, đảm bảo tính khách quan
15 71 30 15 2,80 6
6
Kết quả đánh giá, xếp loại được sử dụng để tổ chức bồi dưỡng, sử dụng; khen thưởng ĐNGV.
19 76 35 10 3,00 4
2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 1 2 3 4 5 6 3.02 3.14 3.03 2.9 2.8 3 ĐTB
Biểu đồ 2.5: Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV với 6 nội dung cho thấy nội dung đánh giá ĐNGVMN được các trường mầm non ở thành phố Nha Trang (trong đó có trường MN Vĩnh Ngọc) đã được thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 3,02. Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí 2 được đánh giá cao nhất là Kiểm tra, đánh giá theo đúng quy trình (X = 3,14). Khi được hỏi, nhiều CBQL, GV MN cho rằng, hoạt động đánh giá ĐNGV các trường MN ở Nha Trang trong những năm qua có tác dụng tốt trong việc duy trì nền nếp chun mơn và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ. Chất lượng và trình độ đội ngũ được nâng cao cả về chuyên môn, năng lực quản lý, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất đạo đức.
Tuy nhiên, nhiều đánh giá, báo cáo cũng chỉ ra hạn chế công tác này của giáo dục bậc MN thành phố Nha Trang những năm qua là một số nội dung kiểm tra, đánh giá chưa hợp lý, cách tính điểm cịn có những bất cập, mang tính hình thức, khó vận dụng. Một số CBQL và GV chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV; mức độ, thái độ đánh giá cịn có biểu hiện “nương nhẹ”, tỷ lệ xuất sắc, khá chưa phản ánh có lúc chưa đúng thực chất. Phương pháp kiểm tra đánh giá còn mang
tính hành chính, chưa linh hoạt, mềm dẻo; chưa đưa ra hướng giải quyết hiệu quả những tồn tại, khuyết điểm của GV trong các hoạt động chuyên mơn gắn với các u cầu của các tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp GVMN đã được ban hành. Thực tế này cũng thể hiện rất rõ ở trường MN Vĩnh Ngọc.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nội dung yếu nhất của cơng tác này đó là tiêu chí 5 và 4, tính khách quan của kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên các nguồn minh chứng (X = 2,90); trên thực tế, nhiều GV chưa quan tâm lưu trữ các nguồn minh chứng, đây cũng là một trong những khó khăn trong đánh giá ĐNGV MN theo quan điểm chuẩn hóa.
Thực tiễn những năm qua cũng cho thấy: “Việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV MN chưa thực sự đi vào nền nếp và phát huy được tác dụng, thiếu các nguồn minh chứng. Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa thật sát với năng lực, trình độ thực tế của GV, chưa được sử dụng làm căn cứ bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm GV”.
Để làm rõ nội dung vấn đề này chúng tơi có phỏng vấn sâu một vài hiệu trưởng trường MN ở Nha trang, Kết quả phỏng vấn cho thấy vấn đề đánh giá GV cho trường MN công lập theo chuẩn vẫn cịn mang tính hình thức. Đây là ý kiến của một hiệu trưởng khi chúng tôi hỏi “ Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp ở trường của đ/c được thực hiện như thế nào?”; câu trả lời là “Theo quy định chúng tơi vấn đánh giá theo đúng quy trình nhưng nói thực kết quả nói chung chưa phản ảnh mức độ đạt chuẩn vì các minh chứng gắn với các tiêu chí chúng tơi cũng chưa làm tốt”