Đánh giá chun g( SWOT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 47)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Đánh giá chun g( SWOT)

2.3.1. Mặt mạnh

Trong những năm qua, kể từ khi nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trường TC KT-KT đã thực sự là nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho phía Bắc Hà Nội và các vùng lân cận,

trực tiếp góp phần phát triển sản xuất, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và đất nước. Đào tạo nghề đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, cho khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn, chương trình xuất khẩu lao động, chương trình giải quyết việc làm và xố đói giảm nghèo.

Trường TC KT-KT BTL có Đảng bộ đồn kết thống nhất, có đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, phần lớn đã được đào tạo đạt chuẩn trình độ , trẻ và nhiệt huyết , nhanh nhạy trong công tác thiết lập quan hệ với các đơn vị sử dụng lao động, cũng như khả năng tự khai thác và tạo thêm công việc phù hợp với các ngành đào tạo. Đây không những là lợi thế cạnh tranh riêng của nhà trường, mà còn là tiền đề tốt để phát triển thêm các mối quan hệ mới với đơn vị sản xuất.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần phấn đấu trong chuyên môn, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần quyết tâm xây dựng nhà trường. Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay tương đối đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, được bố trí sử dụng đúng ngành nghề đào tạo nên đã phát huy năng lực giảng dạy.

Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập.

Công tác tuyển sinh của nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc và đảm bảo đúng quy chế, cơ cấu ngành nghề ngày càng gắn với nhu cầu xã hội, phù hợp với thị trường lao động nên nhận được sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh, học sinh, số lượng học sinh của nhà trường ngày càng tăng và đảm bảo về chất lượng khi tốt nghiệp ra trường.

Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường đã được xây dựng một cách có hệ thống và tương đối hoàn thiện giúp nhà trường đưa hoạt động dạy và học vào nề nếp.

Thêm vào đó , Nhà trường ln quan tâm đến công tác quan hệ liên kết với các đơn vi ̣ sử dụng lao động. Xuất phát từ quan điểm đổi m ới, ngay

từ khi thành lâ ̣p , nhà trường đã có hướng mở rộng quan hệ liên kết giữa nhà trường và các đơn vi ̣ trong liên kết đào ta ̣o và sử dụng lao đô ̣ng . Đến nay nhà trường đã liên kết được với 11 đơn vi ̣ trong liên kết đào ta ̣o và hơn 50 đơn vi ̣ sử dụng lao đô ̣ng trong khu vực Đông Anh (Khu công nghiê ̣p Bắc Thăng Long, Quang Minh , Sân gôn Vân Trì… .) và Thành phố Hà Nô ̣i , đồng thời khai thác tốt mối quan hệ quốc tế với Hàn Quốc . Tuy nhiên, với quy mô đào tạo mỗi năm một tăng như hiện nay của nhà trường, cùng với việc đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ nghề TCCN, vẫn cần có những biện pháp khả thi để bổ sung , nhằm phát huy tối đa và phát triển thêm nữa các mối quan hệ liên kết với các đơn vị sử dụng lao động .

2.3.2. Mặt hạn chế

Công tác quản lý chất lượng đào tạo của trường TC KT-KT BTL còn một số điểm yếu sau đây và cần có hướng giải quyết:

* Cơng tác quản lý tuyển sinh:

- Nhìn chung cịn chạy theo số lượng, thể hiện ở việc tuyển sinh quá đơng chưa có sự chọn lọc nên chất lượng đầu vào còn thấp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo.

- Nhà trường đã chú trọng bố trí cán bộ làm cơng tác đào tạo tư vấn cho học sinh về cơ cấu ngành nghề đào tạo trong cơng tác tuyển sinh. Tuy nhiên do lực lượng cịn mỏng, cùng với kinh nghiệm còn hạn chế nên nhiều học sinh chưa hiểu đầy đủ về ngành nghề mình đã đăng ký nên khi vào học dẫn đế tình trạng chán nản và bỏ học.

* Công tác quản lý tổ chức quá trình đào tạo:

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên: Việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên chưa thật sát sao, chưa phát huy tốt tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của toàn thể giáo viên trong nhà trường. Một số giáo viên

trong giảng dạy còn sử dụng phương pháp giảng dạy không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, hồ sơ sổ sách cịn mang tính chiếu lệ, khơng đảm bảo chất lượng.

- Quản lý hoạt động học của học sinh: Do đặc trưng học sinh của nhà trường chủ yếu là công nhân trong các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Quang Minh, Nội Bài, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc… nên việc bố trí thời gian học trên lớp còn nhiều hạn chế, thời gian tự học chưa có, khả năng nhận thức cịn chậm, ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức. Vì vậy, một bộ phận học sinh cịn mang nặng tư tưởng bình quân chủ nghĩa, chỉ cố gắng vừa đủ để đạt kết quả, khơng có trí tiến thủ vươn lên. Một bộ phận học sinh cịn lười học, tìm mọi cách để gian lận trong thi cử, thời gian đầu tư cho việc lên lớp và ghi chép bài cịn ít, dẫn đến kết quả học tập chưa cao, tỷ lệ khá, giỏi còn chưa tương xứng với tiềm năng của học sinh. Công tác quản lý hoạt động học của học sinh vì thế cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy q trình học tập đạt hiệu quả cao. Mặt khác, việc động viên khuyến khích thành tích học tập đơi khi cịn chậm, chưa kịp thời nên hiệu quả tác động đến các em học sinh còn thấp. Hơn nữa, do đa số các em ở các tỉnh xa nên mối quan hệ giữ nhà trường và gia đình chưa được chặt chẽ nên việc quản lý việc tự học của các em chưa được thực hiện tốt.

* Đánh giá kết quả đào tạo:

Mặc dù chất lượng đào tạo trung cấp từng bước được cải thiện thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng như nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Tuy nhiên, các điều kiện trên cịn nhiều hạn chế, vì vậy chất lượng đào tạo một mặt chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức lao động, của áp lực cạnh tranh nguồn nhân lực, của nhu cầu của sản xuất và đặc biệt trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của xã hội; mặt khác, chất lượng đào tạo cũng chưa được kiểm định.

* Quản lý quá trình đảm bảo chất lượng:

- Quản lý chương trình đào tạo:

Mặc dù trong q trình xây dựng và hồn thiện mục tiêu, nội dung chương trình nhà trường đã chú trọng đến nhưng chưa huy động được tối đa sự tham gia, đóng góp trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, việc xác định nhu cầu đào tạo một cách toàn diện còn hạn chế. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thị trường lao động, nhu cầu xã hội, mềm hoá và linh hoạt trong cấu trúc nội dung để thuận lợi cho tổ chức đào tạo và đáp ứng điều kiện học tập của học sinh nhiều khâu cịn chậm, chưa thích ứng với cơng nghệ, với thực tế sản xuất.

- Quản lý cơ sở vật chất:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy Đông Anh, UBND thành phố, Sở GD&ĐT cùng các sở ban ngành cũng như địa phương nơi nhà trường hoạt động thì việc đầu cho trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất đã có những bước tiến mới nhưng nhìn chung cịn chậm nên cơ sở vất chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo ở một số ngành nghề còn thiếu thốn, lạc hậu và chưa đáp ứng được quy mô cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường. Công tác quản lý cơ sở vật chất còn thiên về thủ tục hành chính, dễ làm cho các khoa, tổ chuyên môn và giáo viên thiếu chủ động trong quản lý và điều hành công việc, chưa đáp ứng kịp thời những thiết bị cần có theo chương trình mơn học. Thiết bị phục vụ đào tạo thực hành chuyên môn nghề nghiệp đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơng nghệ hiện đại hố thiết bị. Việc sửa chữa, duy trì tăng cường thiết bị thực hành thực sự chưa đáp ứng yêu cầu về chủng loại, chất lượng.

- Quản lý đội ngũ giáo viên:

Số lượng giáo viên cơ hữu của nhà trường còn thiếu giáo viên phải dạy nhiều giờ, nhiều mơn nên có ít thời gian nghiên cứu chun sâu về bộ mơn mình giảng dạy. Tính chun mơn hố trong giảng dạy chưa cao.

Trình độ kỹ năng tay nghề hiện nay của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập do các ngành nghề luôn biến động theo sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất và yêu cầu của thị trường sức lao động. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng hàng năm của giáo viên để cập nhật kiến thức chuyên môn kỹ thuật, tiếp cận với thiết bị sản xuất hiện đại, trau dồi năng lực sư phạm còn chưa thường xuyên nên khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cịn nhiều hạn chế.

Như vậy, nhìn chung hoạt động dạy và học của nhà trường đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Xu thế tồn cầu hố, quốc tế hóa đã tạo ra một động lực thúc đẩy nền giáo dục phát triển và có những biến đổi sâu sắc. Tồn cầu hố cũng tạo ra cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách. Có thể thấy, cơ hội lớn nhất là thông qua cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp thu và đón đầu cơng nghệ hiện đại để áp dụng ngay vào quá trình phát triển KT-XH mà không mất thời gian nghiên cứu và thử nghiệm. Hồ chung cùng xu thế đó, sự nghiệp CNH, HĐH của Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung cũng đang ngày càng phát triển, điều đó dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng ngày một lớn. Đó cũng chính là cơ hội để trường TC KT-KT BTL thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, khi ra nhập WTO chúng ta phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh theo xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Nếu chúng ta không chuẩn bị kịp và kỹ nguồn nhân lực có chất lượng cao để làm chủ những cơng nghệ thì phần thua thiệt khó tránh khỏi. Mặt khác, thị trường việc làm hiện nay đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng nhanh số lượng việc làm địi hỏi có trí tuệ cao và tập trung ở nhiều khu vực dịch vụ và khu công nghệ cao. Đây là thách thức rất lớn đối với nền giáo dục của bất kỳ một quốc gia nào khi đi vào CNH, HĐH. Và đó cũng là thách thức lớn đối

với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp CNH, HĐH của nhà trường.

Khi đào tạo nghề của nhà trường hướng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu thị trường và chịu sự điều tiết của thị trường cũng bộc lộ một số vấn đề mới, mâu thuẫn mới cần phải giải quyết, đó là:

- Mâu thuẫn giữa tính ổn định tương đối của nội dung chương trình đào tạo với biến động nhanh chóng của thị trường sức lao động làm nảy sinh các vấn đề đạo tạo mới, đào tạo lại.

- Mâu thuẫn giữa chủ trương người học đóng các khoản chi phí với tính cơng bằng được hưởng cơ hội học tập nghề nghiệp và tính dân chủ trong GD&ĐT.

- Việc tham gia cạnh tranh trong thị trường sức lao động, thị trường đào tạo, nhà trường sẽ phải chấp nhận sự rủi ro, và đồng thời cũng luôn xuất hiện nguy cơ gây khó khăn cho nhà trường trong cơng tác đào tạo và phát triển trong tương lai.

Kết luận chƣơng 2

Qua điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực trạng quản lý quá trình đào tạo của trường TC KT-KT BTL, chứng tỏ nhà trường đã có những bước phát triển rất tích cực. Kết quả của q trình đào tạo TCCN đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường trong thời kỳ mới. Điều này được thể hiện: quy mô tuyển sinh tăng theo từng năm; cơ cấu các ngành nghề đã có sự thay đổi; xây dựng biên soạn giáo trình, chương trình, hoạt động giảng dạy, hỗ trợ chuyên gia, kinh phí, cơ sở vật chất đặc biệt là việc thực tập sản xuất và việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp, hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng lao động... có những bước phát triển nhảy vọt.

thực tế cho thấy là chưa được như mong muốn, tác dụng ở một số khâu còn hạn chế.

Nội dung chương trình đào tạo một số ngành nghề còn cứng nhắc, chưa được đổi mới thường xuyên và liên tục. Liên quan tới đó , cơ cấu ngành nghề đào tạo mất cân đối so với nhu cầu sử dụng lao đô ̣ng dẫn tới tình trạng có ngành nghề dư thừa nhưng cũng có ngành lại thiếu. Đây cũng là một hạn chế cho công tác gắn kết đào tạo với lao động sản xuất.

Cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa đáp ứng với sự thay đổi và phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo TCCN trong thời kỳ mới. Đặc biệt là các xưởng thực hành, thực tập, phịng nghiên cứu, thí nghiệm ứng dụng công nghệ vật liệu mới hoàn toàn chưa được đầu tư phù hợp, cịn thiếu, quy mơ nhà trường còn nhỏ ; cơ sở vâ ̣t chất chưa thực sự đáp ứng vớ i tiềm năng của n hà trường.

Nhà trường đã có bộ phận tư vấn tuyển sinh cho học sinh khi bước vào trường, tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp nhưng vẫn là bước đầu , chưa phát huy hết tiềm năng vớn có. Việc phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường về công tác này hiệu quả chưa cao, vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm. Người học sau khi tốt nghiệp vẫn cịn vất vả trong tìm kiếm cơng việc.

Mặt khác, quy định nội bộ của nhà trường chưa thật sự phù hợp và đủ mạnh để động viên, khuyến khích tồn thể cán bộ, giáo viên nhà trường gắn sát với thực tế sản suất, cũng như phát triển thêm các quan hệ mới.

Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường chưa thật sự ý thức rõ vai trị quan trọng của mình trong cơng tác quản lý đào tạo TCCN, mô ̣t số còn hạn chế về kinh nghiê ̣m .

Xuất phát từ thực tế nêu trên, để góp phần cải thiện cơng tác quản lý đào tạo nhà trường cần phải tập trung vào việc đề xuất, bổ sung và áp dụng hệ thống biện pháp, đồng thời phải xây dựng nội dung cụ thể cho từng biện

pháp, phải chứng minh được tính bức thiết và khả thi của chúng. Để làm rõ hơn những kết quả , và giải quyết những khó k hăn, bất câ ̣p, chúng tơi thiết lâ ̣p hê ̣ thống biện pháp quản lý đào ta ̣o góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC THĂNG LONG

3.1. Định hƣớng phát triển Giáo dục – Đào tạo của Thủ đô Hà Nội và định hƣớng phát triển của trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long đến 2010 và 2015

3.1.1. Một số quan điểm của Đảng và của ngành Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Việt Nam đang đứng trước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển, tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)