3.2.2 .Nguyên tắc thực tiễn
3.2.3. Nguyên tắc tính đồng bộ
Từ những nhược điểm của công tác quản lý đào tạo cho thấy các trường TCCN chưa nhận ra yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành cơng của quản lý đào tạo tồn diện là tính đồng bộ của cơng tác quản lý đào tạo và chưa ý thức đầy đủ về sự cần thiết phải hoạch định các biện pháp quản lý đào tạo trong mối tương quan với nhau và trong sự gắn kết với cuộc sống. Sự đồng bộ của quản lý đào tạo, theo chúng tơi, chính là một trong những nhân tố quyết định thành công của công tác đào tạo.
Sự đồng bộ của quản lý đào tạo chính là sự xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm của mỗi bộ phận, biện pháp quản lý đào tạo trong sự kết hợp hữu cơ, nhịp nhàng giữa các cuộc cải cách đó.
Quản lý đào tạo là hoạt động có mục tiêu, có mục đích. Quản lý về nhu cầu đào tạo, cơng tác tuyển sinh, q trình đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp… đều là những đòi hỏi tự nhiên, những đòi hỏi thật sự của giáo dục. Thiếu sự đồng bộ giữa các biện pháp làm cho nó khơng có sự liên hồn và hỗ trợ lẫn nhau, và thiếu sự đồng bộ trong quản lý đào tạo còn dẫn đến quản lý đào tạo mang tính nửa vời, khơng thực sự phát huy được hết tiềm năng của nó. Cả hai trường hợp đều không mang lại kết quả như mong muốn.
Do vậy để đảm bảo sự thành công trong công tác quản lý đào tạo nhà trường cần phải nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa các biện pháp để xác định đúng thời điểm thích hợp tiến hành cơng tác đào tạo. Và chỉ khi các bộ phận được vận hành một cách đồng bộ thì mới đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Một số biện pháp quản lý đào tạo tại trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long
3.3.1. Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, dự báo và lập kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội nhu cầu xã hội
Một điểm yếu của nền GD&ĐT của ta hiện nay là sự cách biệt quá lớn giữa đào tạo và sử dụng, giữa cung và cầu về nhân lực, hay nói cách khác là hiệu quả GD&ĐT thấp. Đây là căn bệnh đã được nói đến từ hàng chục năm qua, từ ngày Đảng và Nhà nước bắt đầu đề cập đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục, nếu không nói là có xu hướng trầm trọng hơn trước áp lực của hội nhập quốc tế. Căn bệnh nói trên chính là hậu quả “kép” của một nền giáo dục vừa nặng về hư danh, khoa cử, sính bằng cấp theo kiểu giáo dục phong kiến xưa kia lại vừa mang tính “tháp ngà”, tách biệt đào tạo với xã hội, với thực tiễn sản xuất kinh doanh theo mô hình của Liên Xơ trước đây.
Biểu hiện rõ nhất của tình trạng nêu trên chính là sự mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo mà lâu nay vẫn được gọi là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, là tình trạng một bộ phận khơng nhỏ học sinh, sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm trong khi các doanh nghiệp, các khu công nghiệp lại thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo theo đúng nhu cầu của họ, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao…Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường giáo dục đại học đã tạo áp lực trực tiếp buộc chúng ta phải đổi mới tư duy GD&ĐT mà bằng chứng cụ thể là việc chấp nhận khái niệm thị trường giáo dục với đầy đủ ý nghĩa của nó, một khái niệm mà lâu nay vẫn bị coi là kiêng kỵ. Rõ ràng, với áp lực mở cửa thị trường đại học theo cam kết WTO, nếu chúng ta không khẩn trương đổi mới triệt để tư duy đào tạo, đặt GD&ĐT vào trung tâm của dịng chảy phát triển và hội nhập thì khủng hoảng, tụt hậu trong GD&ĐT và nguồn nhân lực nói chung tất yếu sẽ xảy ra. Một khi nguồn nhân lực đã được khẳng định là chìa khóa thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế thì hậu quả của khủng hoảng, tụt hậu trong GD&ĐT mà trực tiếp là đào tạo đại học đối với phát triển kinh tế là vơ cùng nặng nề.
Do đó chủ trương hướng toàn bộ nền đại học, cao đẳng, TCCN cho mục tiêu đáp ứng nhu cầu của xã hội mà trước hết là nhu cầu của doanh nghiệp, đối tượng có nhu cầu lớn nhất về nhân lực đã qua đào tạo, hay nói nơm na là chuyển từ “đào tạo cái mình có” sang “đào tạo cái mà xã hội (doanh nghiệp) cần” và việc vận dụng các nguyên tắc của của thị trường trong đào tạo và sử dụng là cần thiết. Nó khơng những nhanh chóng giải quyết vấn đề nguồn nhân lực của hiện tại mà còn trở thành một động lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nước ta trong tương lai. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội
một đội ngũ nhân lực đơng đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của mơi trường có trình độ tồn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất nước. Đào tạo trung cấp là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH.
Đồng thời quan niệm về học tập của nhân dân đã có sự thay đổi rõ rệt. Do vấn đề việc làm, tình trạng thừa thầy thiếu thợ, người học đã có sự chú ý đến hướng học tập phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình. Vì vậy việc chọn học tại các trường cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề là lựa chọn cần thiết.
Từ đây trường TC KT-KT BTL ln coi việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo bậc trung cấp, đặc biệt phải gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tế đã chứng minh hậu quả của việc thiếu thông tin dự báo do không bám sát thực tế nhu cầu xã hội không những sẽ ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo của nhà trường mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm việc của người học sau khi tốt nghiệp. Tất yếu học sinh ra trường khó có thể tìm được nghề mang tính bền vững. Do vậy cần phải có các biện pháp tìm hiểu nhu cầu người học cũng như dự báo nhu cầu xã hội. Các biện pháp đó là:
- Tổ chức phát phiếu, bảng biểu điều tra nhu cầu học tập của học sinh trước, trong và sau khi học sinh tốt nghiệp để đánh giá kết quả đào tạo. - Tổ chức phát phiếu, bảng biểu điều tra nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn để làm căn cứ cho việc hợp tác cũng như hướng đến đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Tuyên truyền, tư vấn thông tin về ngành nghề đào tạo của nhà trường, thực trạng việc làm của địa phương để người học biết được nhu cầu
việc làm ở địa phương; biết được chính sách và nhiệm vụ của người đi học; biết được khi học xong thì cơ hội việc làm ở địa phương mình như thế nào.
- Tiếp cận các trường THCS, THPT, doanh nghiệp để tạo môi trường tiếp xúc giữa nhà trường và doanh nghiệp với học sinh, thanh niên sao cho phù hợp, dễ tìm thấy tiếng nói chung và đáp ứng nhu cầu lao động – việc làm thực sự.
3.3.2. Quản lý công tác tuyển sinh
Cơng tác tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước giao. Đảm bảo sự công bằng trong việc thoả mãn nhu cầu muốn học, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Chất lượng đầu vào ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy cơng tác tuyển sinh là công tác hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Việc tuyển sinh của nhà trường trước hết phải đảm bảo đúng quy chế, theo đúng yêu cầu của các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản pháp quy của Đảng, Chính phủ và Bộ GD & ĐT đã ban hành.
Tuyển sinh là khâu mở đầu của quá trình đào tạo. Chất lượng của công tác tuyển chọn học sinh thể hiện ở ba khâu:
- Đủ chỉ tiêu được tuyển theo kế hoạch. - Tuyển đúng cơ cấu ngành học.
- Lựa chọn những học sinh có đủ tiêu chuẩn cần thiết như quy định trong quy chế tuyển sinh với học lực càng cao càng tốt.
Kể từ khi thành lập, nhà trường về cơ bản đã thực hiện tuyển sinh đảm bảo đúng những yêu cầu chung theo văn bản pháp quy đã quy định. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định:
- Việc tuyển chọn đầu vào mới chỉ dừng ở mức tuyển đủ chỉ tiêu về số lượng nên chất lượng còn thấp.
- Nhu cầu và cơ cấu ngành học không đều do việc sử dụng ở các cụm, khu cơng nghiệp, xí nghiệp mang nặng tính cục bộ. Việc tập trung một số nghề do thiếu thốn giả tạo ngoài xã hội dẫn đến phân tâm trong việc lựa chọn ngành nghề của học sinh.
- Do sự hiểu biết về cơ cấu ngành nghề trong nhà trường của các em học sinh (đặc biệt là đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS) còn thấp, nhà trường tổ chức tư vấn ngành nghề cho các em khi đăng ký nguyện vọng học tập chưa tốt, nên dẫn đến sự lựa chọn sai lệch và tỉ lệ học sinh bỏ học tăng lên.
Để khắc phục, hạn chế những thiếu sót, trong q trình tuyển chọn của nhà trường cần phải có những biện pháp hiệu quả hơn nữa đối với công tác tuyển sinh. Các biện pháp cụ thể là:
- Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh tiếp cận thị trường lao động để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH của thành phố, của đất nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn khi tốt nghiệp.
- Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo trên các hệ thống thông tin đại chúng, gửi các tờ rơi, gửi thông báo đến xã, phường, quận, huyện, thành phố thuộc các tỉnh khu vực phía Bắc và miền Trung để nhân dân hiểu đầy đủ hơn về cơ cấu, ngành nghề nhà trường đang đào tạo.
- Cải tiến công tác tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh: Lựa chọn cán bộ giáo viên am hiểu, nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm làm công tác tiếp nhận hồ sơ. Đây là một việc làm cần thiêt để giúp cho việc quản lý hướng dẫn học sinh khi làm hồ sơ dự tuyển chính xác, đồng thời tư vấn trực tiếp cho các em học sinh, phụ huynh học sinh hiểu rõ về cơ cấu ngành nghề đào tạo của nhà trường, về chế độ ưu tiên, trợ cấp, đãi ngộ, về điều kiện học tập, sinh hoạt và hình thức đào tạo của nhà trường.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, học tập giữa các trường nhằm đa dạng hố các loại hình đào tạo: Tổ chức đào tạo liên thông, đào tạo bằng thứ hai (đào tạo chuyển ngành), đào tạo nghề ngắn hạn … nhằm giúp cho học sinh tăng khả năng tìm việc làm khi tốt nghiệp, qua đó sẽ thu hút được học sinh, tạo điều kiện cho công tác tuyển sinh được thuận lợi, chất lượng đầu vào được nâng cao.
- Tổ chức đào tạo nghiêm túc, đúng quy chế, đúng hướng dẫn công tác tuyển sinh trong khâu xét tuyển, cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong từng khâu, từng công đoạn, để chỉ đạo, khắc phục kịp thời các thiếu sót xảy ra nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho học sinh dự tuyển và góp phần cho công tác tuyển sinh đạt chất lượng tốt.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, nhà trường cần có đầy đủ kinh phí, phương tiện phục vụ công tác tuyển sinh, cần tập trung cao độ cho cơng tác tuyển sinh. Đồng thời, có chế độ thích đáng cho người làm cơng tác tuyển sinh, có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị làm tốt công tác này.
3.3.3. Quản lý quá trình đào tạo
Trong quá trình đào tạo thì quản lý mục tiêu, nội dung, tổ chức thực hiện đào tạo là những khâu quan trọng, quyết định hiệu quả và chất lượng đào tạo.
3.3.3.1. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy
Mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy phải gắn liền với yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nội dung chương trình giảng dạy phải cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và ý thức trách nhiệm cơng dân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, việc quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo là việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với nhà trường.
Qua khảo sát, điều tra nhu cầu của thị trường lao động, nhà trường phải xây dựng chương trình đào tạo một cách hợp lý, vừa đảm bảo hàm lượng kiến thức chuyên môn, vừa đảm bảo kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo. Mặt khác trên cơ sở đầu vào của học sinh để phân bố các mơn học trong chương trình một cách khoa học, hợp logic. Ngoài ra, để quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả, thì phải đáp ứng được điều kiện thực tiễn của nhà trường và thực hiện các biện pháp sau:
- Quán triệt sâu sắc chức năng, nhiệm vụ và vai trò trách nhiệm của các phòng, khoa, tổ chuyên môn trong việc quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo.
- Tổ chức triển khai việc xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo dựa trên những nguyên tắc xây dựng chương trình của Bộ GD&ĐT quy định.
- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải được hoàn tất trước khi năm học mới bắt đầu, sau khi được sự góp ý của các thành viên, các tổ chức trong đơn vị, các chuyên gia và đơn vị sử dụng lao động.
- Nội dung chương trình đào tạo được tổ chức khảo sát, có sự tham gia của các Ban, Ngành liên quan và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ln được qn triệt một cách đầy đủ, sâu rộng đến từng cán bộ, giáo viên và các phòng, khoa, tổ chuyên môn.
- Trên cơ sở quán triệt mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, mỗi cán bộ giáo viên lập kế hoạch giảng dạy khi được khoa, tổ phân công.
- Trên cơ sở quán triệt mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, các phòng chức năng lập kế hoạch công tác, các khoa, tổ chuyên môn lập kế hoạch giáo viên, phối hợp với phịng đào tạo lên thời khố biểu và tiến độ đào tạo.
- Lãnh đạo nhà trường tổ chức họp phê duyệt kế hoạch giáo viên của các phịng, khoa, tổ chun mơn.
- Tổ chức giao ban chuyên môn để theo dõi việc thực hiện nội dung, chương trình, tiến độ cũng như đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo.
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, sự phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của địa phương, nhà trường tiến hành chỉnh sửa, bổ sung về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho hợp lý.
Quản lý cơng tác đào tạo, trong đó quản lý, chỉ đạo thực hiện đúng và đủ chương trình đào tạo là một khâu trọng yếu của chủ thể quản lý, nhằm giúp cho giáo viên hồn thành nhiêm vụ chính trị của mình theo đúng