Kết quả khảo nghiệm và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 92)

3.2.2 .Nguyên tắc thực tiễn

3.4. Kết quả khảo nghiệm và đánh giá

- Mục tiêu khảo nghiệm: Nhằm lấy ý kiến đánh giá tính khoa học và

hiệu quả của một số biện pháp đề ra trong luận văn.

- Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả

thi của các biện pháp.

- Phương pháp khảo nghiệm: Lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo

viên trong trường TC KT-KT BTL thông qua phiếu hỏi. Trong phiếu hỏi ghi rõ sáu biện pháp. Mỗi biện pháp được hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi với ba mức độ:

+ Về tính cấp thiết: Rất cấp thiết - Cấp thiết - Chưa cấp thiết + Về tính khả thi: Rất khả thi - khả thi - Chưa khả thi.

Phiếu hỏi đã được lấy ý kiến của 66 cán bộ, giáo viên trường TC KT-KT BTL.

Các ý kiến được đánh giá theo thang điểm:

+ Về tính cấp thiết: Rất cấp thiết: 2 điểm; cấp thiết: 1 điểm; chưa cấp thiết: 0 điểm.

+ Về tính khả thi: Rất khả thi: 2 điểm; khả thi: 1 điểm; chưa khả thi: 0 điểm.

Kết quả đánh giá theo điểm trung bình cộng của từng biện pháp

- Kết quả khảo nghiệm: được thể hiện thông qua bảng 3.1 và bảng 3.2

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý

đào tạo tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long

TT NỘI DUNG Tính cấp thiết Rất cấp thiết (SL/%) Cấp thiết Khơng cấp thiết Điểm TB 1

Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, dự báo và lập kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội

42 24 0 1.63

2 Quản lý công tác tuyển sinh 40 26 0 1.60

3

Quản lý quá trình đào tạo: (quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, hoạt động dạy, hoạt động học)

55 11 0 1.80

4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo

viên 30 36 0 1.45

5 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết

bị dạy học 60 6 0 1.90

6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh

giá kết quả đào tạo 35 31 0 1.50

7 Xây dựng mối quan hệ giữa nhà

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý đào tạo tại

trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long.

TT NỘI DUNG Tính khả thi Rất khả thi (SL/%) Khả thi Khơng khả thi Điểm TB 1

Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, dự báo và lập kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội

35 27 4 1.46

2 Quản lý công tác tuyển sinh 40 21 5 1.53

3

Quản lý quá trình đào tạo: (quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, hoạt động dạy, hoạt động học)

28 38 0 1.42

4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo

viên 50 16 0 1.75

5 Quản lý cơ sở vật chất, trang

thiết bị dạy học 30 36 0 1.45

6 Quản lý công tác kiểm tra, đánh

giá kết quả đào tạo 25 41 0 1.37

7 Xây dựng mối quan hệ giữa nhà

trường và doanh nghiệp 35 27 4 1.46

- Phân tích kết quả khảo nghiệm: Căn cứ vào điểm trung bình

chung có thể thấy rằng: Đa số các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo đều rất cấp thiết (điểm cao nhất là 1.9 và thấp nhất là 1.42); trong khi đó tính khả thi có

phần thấp hơn do có rất nhiều khó khăn trong thực hiện (điểm cao nhất là 1.75 và thấp nhất là 1.37).

Như vậy, về cơ bản cả 7 biện pháp trên đều được đa số các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường nhất trí tán thành và thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Bước sang thế kỷ XXI, loài người đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lí chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Từ các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lí… đến các tầng lớp dân cư đều quan tâm nhiều hơn đến chất lượng mọi mặt của cuộc sống, chất lượng môi trường, chất lượng sản phẩm v.v…Chất lượng và các phương thức quản lí chất lượng hiện đại thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức (Doanh nghiệp, trường học, cơ quan…) nói riêng.

Đối với nước ta, đổi mới quản lí Giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong q trình đổi mới GD&ĐT theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Việc nghiên cứu và ứng dụng các mơ hình, phương pháp quản lí chất lượng theo ISO & TQM trong lĩnh vực quản lí nhà nước về giáo dục, như xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo ở cấp vĩ mơ tồn hệ thống giáo dục cũng như cơng tác phát triển hệ thống quản lí, bảo đảm chất lượng ở các cơ sở đào tạo, nhà trường đã và đang là vấn đề đang được đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu và quản lí giáo dục ở các cấp quan tâm.

Trường TC KT-KT BTL với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của Thành phố, của đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải tìm ra những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hữu hiệu.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho phép tôi rút ra một số kết luận chủ yếu và cũng là một số điểm nhấn mạnh được trình bày trong luận văn:

1.1. Chất lượng đào tạo là vấn đề quan trọng hàng đầu, đồng thời cũng là vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại của nhà trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với trường TC KT-KT BTL, công tác quản lý chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp bách trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nó địi hỏi phải được quan tâm giải quyết một cách triệt để cả về lý luận và thực tế.

1.2. Luận văn đã làm sáng tỏ được cơ sở lý luận những khái niệm, quan điểm về quản lý chất lượng đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Luận văn đã trình bày thực trạng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo ở trường TC KT-KT BTL.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường TC KT-KT BTL. Đó là:

- Quản lý công tác dự báo, đào tạo theo nhu cầu xã hội. - Quản lý công tác tuyển sinh.

- Quản lý qúa trình đào tạo (mục tiêu, nội dung trương trình đào tạo, hoạt động dạy – học).

- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

1.3. Trường TC KT-KT BTL đã bước đầu áp dụng các biện pháp và đạt được hiệu quả cụ thể như sau:

- Quản lý công tác tuyển sinh: nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh tiếp cận thị trường lao động tại thủ đô và các vùng lân cận, tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, cải tiến công tác tiếp nhận hồ sơ, cán bộ phòng đào tạo đã tư vấn trực tiếp ngành nghề cho các em học sinh và phụ huynh học sinh, tổ chức đào tạo liên thông, đào tạo nghề ngắn

hạn…Chính vì vậy mà số lượng học sinh đăng ký xét tuyển tăng lên rất nhiều. Điều đó dẫn đến chất lượng đầu vào ngày càng cao.

- Chương trình đào tạo là nhân tố hàng đầu để đảm bảo chất lượng đào tạo, việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo trong nhà trường đã giúp cho học sinh nắm được những kiến thức gần với thực tế, nên khi ra trường các em khơng gặp khó khăn trước thực tế sản xuất. Qua đó, dần khẳng định vị thế của trường.

- Công tác quản lý tổ chức đào tạo mà tâm điểm là quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Để công tác quản lý quá trình tổ chức đào tạo đạt hiệu quả, nhà trường đã tiến hành quản lý việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên và nhiệm vụ học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của học sinh trong quá trình đào tạo.

- Nhà giáo giữ vai trò quyết đinh trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, là nòng cốt trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, các biện pháp phát triển đào tạo nghề và đảm bảo chất lượng đều phải đề cập đến đội ngũ giáo viên. Để thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên, trường TC KT-KT BTL đã xây dựng quy trình tuyển chọn nhằm thu hút nhân tài, đảm bảo đúng quy định; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên; sử dụng đội ngũ giáo viên đúng người, đúng việc, phát huy năng lực của giáo viên.

- Việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẽ giúp cho các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy được tốt, đáp ứng được yêu cầu đào tạo qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Quản lý tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá q trình và kết quả đào tạo giúp cho giáo viên thực hiện tốt quy trình giảng dạy, học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhằm rút ra kinh nghiệm các mặt cịn hạn chế qua đó hồn thành mục tiêu đào tạo đề ra. Kết quả đào tạo chính là thực trạng phản ánh chất lượng đào tạo của trường. Sau gần mười năm thành lập, chất

lượng nguồn nhân lực của nhà trường đã bước đầu đáp ứng thị trường lao động của huyện Đông Anh, thủ đô và một số vùng lân cận.

- Việc tổng kết các kinh nghiệm trong công tác quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường là việc làm hết sức cần thiết. Chất lượng đào tạo của nhà trường đang là vấn đề bức súc cần được quan tâm, giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền KT-XH. Chất lượng đào tạo là điều kiện để tồn tạo và phát triển của nhà trường.

Những kết luận trên cho phép khẳng định: Giả thiết đề tài nêu ra là đúng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã thực hiện, các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo bước đầu đem lại kết quả và có tính khả thi cao.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tơi chưa đi sâu ý nghĩa chặt chẽ mọi vấn đề của đề tài mà chỉ xem đó là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo.

2. Khuyến nghị

Cùng với quá trình phát triển về quy mơ và đa dạng hố các loại hình GD&ĐT, chất lượng đào tạo đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Mối quan tâm này đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết không chỉ ở phạm vi nhà trường, cơ sở đào tạo là nơi trực tiếp tạo ra và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, mà còn trong phạm vi cả nước, liên quan đến vai trò và chức năng cũng như nội dung, phương pháp, cơ chế quản lí nhà nước về chất lượng đào tạo của các cơ quan quản lí nhà nước về Giáo dục ở trung ương và địa phương.

Chính vì lẽ đó, trường TC KT-KT BTL chúng tơi xin đề xuất:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hồn thiện bộ tiêu chí đánh giá và quy trình kiểm định các trường TCCN phù hợp với Việt Nam trên cơ sở chuẩn quốc gia về giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Hình thành hệ thống các cơ quan kiểm định từ trung ương đến các Bộ, Ngành và địa phương. Đào tạo chuyên gia công tác trong các lĩnh vực này và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức khu vực và quốc tế.

- Đưa nhà trường vào mạng lưới quy hoạch, phấn đấu đưa trường trở thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật theo kế hoạch.

- Mở lớp bồi dưỡng các cán bộ quản lí, giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới.

- Mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngành nghề TCCN, giúp cho đội ngũ giáo viên cập nhật được các thông tin, kiến thức hiện đại.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo TCCN, kiểm tra việc xét tuyển và thi tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo TCCN.

2.2. Với UBND huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

- Chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện chương trình giải quyết việc làm, đào tạo TCCN. Đưa chỉ tiêu về sử dụng lao động, giải quyết việc làm mới vào các chương trình, dự án phát triển KT-XH, các dự án đầu tư.

- Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo TCCN, đặc biệt là đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo TCCN.

- Quản lí chặt chẽ việc đào tạo TCCN, nghiêm cấm các tổ chức, đơn vị khơng có chức năng mở lớp đào tạo TCCN.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí của nhà trường được đào tạo về cơng tác quản lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của cán bộ.

- Có chính sách thỏa đáng, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giáo viên học tập nâng cao nghiệp vụ.

- Có chính sách khuyến khích những cán bộ, giáo viên có năng lực và trình độ về cơng tác tại trường.

2.3. Với Sở GD& ĐT Hà Nội

- Hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu “Tăng cường năng lực đào tạo TCCN” cho trường TC KT-KT BTL theo kế hoạch xây dựng để đầu tư nâng cao năng lực cho nhà trường trong công tác đào tạo TCCN.

- Hỗ trợ nhà trường trong việc bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo (cả về số lượng và chất lượng).

- Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo của nhà trường và của đội ngũ giáo viên.

Các ý kiến trên nhằm củng cố và nâng cao cơng tác quản lí chất lượng đào tạo để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường TC KT- KT BTL.

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2006

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo

dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục, 2002

4. Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp

5. Quản lý Giáo dục: Thành tựu và xu hướng, Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1996

6. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004

7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học Quản lý, Bài giảng các khóa đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành Quản lý giáo dục

8. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên), Kiểm định chất lượng trong giáo

dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

9. Vũ Cao Đàm, Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, 2007

10. Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)