Định hướng phát triển trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 67 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo của Thủ đô Hà Nộ

3.1.3. Định hướng phát triển trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật

Thăng Long đến năm 2015 tầm nhìn 2020

Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT cùng UBND huyện Đông Anh, căn cứ qui hoạch phát triển GD&ĐT Thủ đô, nhà trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển GD&ĐT hàng năm và 5 năm phù hợp kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương:

3.1.3.1. Sứ mệnh

Là trường TCCN dẫn đầu về đào tạo các ngành kinh tế - kỹ thuật có trình độ cao và cung cấp các dịch vụ kinh tế - kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương, Thủ đô, đất nước và hội nhập quốc tế.

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển

Xây dựng trường TC KT-KT BTL thành trường TCCN trọng điểm về đào tạo công nhân kỹ thuật, học sinh - sinh viên, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật chất lượng cao của Đông Anh, Hà Nội. Năng lực, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt trình độ khu vực và quốc gia, có quan hệ hợp tác quốc tế và có khả năng cạnh tranh bình đẳng để phát triển và hội nhập. Phát huy thế mạnh và truyền thống của trường, đồng thời phát triển một số ngành đào tạo mới có liên quan với kinh tế, kỹ thuật, thực hiện cơ chế đào tạo liên thông giữa các ngành đào tạo theo xu hướng phát triển của giáo dục chuyên nghiệp hiện đại.

3.1.3.3. Chiến lược phát triển

- Phát triển tổ chức bộ máy và nhân sự:

Kiện toàn tổ chức bộ máy của trường theo hướng hiện đại, hợp lý và chuyên nghiệp. Bộ máy quản lý hành chính tinh giản, gọn nhẹ; các khoa,

phịng, bộ mơn, trung tâm…được tổ chức phù hợp với các chuyên ngành đào tạo và các định hướng phát triển khoa học và dịch vụ, phát huy thế mạnh truyền thống của trường đồng thời chú trọng phát triển các ngành mới, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của địa phương, Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy là lực lượng chính, chiếm từ 70% trở lên. Trường có chính sách để thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tồn diện về chun mơn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, ngoại ngữ, tin học và tạo những điều kiện thuận lợi để cán bộ giảng dạy phát huy trí tuệ, năng lực, và kinh nghiệm của mình trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ cho sự phát triển xã hội và tham gia quá trình hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có sự nối tiếp nhau, 50% có trình độ sau đại học.

Hồn thiện hệ thống các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động trong nhà trường; chuẩn hoá và hiện đại hố các quy trình quản lý, áp dụng thống nhất hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 trong nhà trường.

- Phát triển hoạt động đào tạo:

Phát huy truyền thống và thế mạnh của trường, không ngừng phát triển các chương trình đào tạo ở tất cả các trình độ đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề tạo lập cuộc sống phục vụ cho phát triển KT-XH Thủ đô và đất nước. Các chương trình đào tạo được thiết kế bảo đảm tính khoa học, hiện đại và liên thông giữa các cấp đào tạo, nhằm tạo điều kiện cho quá trình đào tạo liên tục và nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Phát triển thêm một số mã ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dịch vụ, du lịch có liên hệ mật thiết với khoa học, kinh

tế, kỹ thuật và thực hiện đào liên thông giữa các ngành học trong và ngoài trường tạo điều kiện cho người học có thể lựa chọn nhiều ngành để học, đáp ứng yêu cầu học tập chuyên sâu và khả năng cơ động nghề nghiệp sau khi ra trường.

Hoàn thiện chương trình đào tạo trung cấp theo hướng kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, nghiên cứu áp dụng thí điểm chương trình tiên tiến của các cơ sở đào tạo về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật có uy tín trên thế giới đối với một số ngành, tích hợp và xây dựng chương trình đào tạo mới tiếp cận và tương thích với trình độ tiên tiến của khu vực và đất nước.

Tiếp tục đa dạng hố các loại hình đào tạo và áp dụng hài hoà các phương pháp đào tạo truyền thống và hiện đại, tạo ra sự sinh động, hấp dẫn và khơng khí dân chủ của quá trình đào tạo. Tăng cường áp dụng các phương thức và công nghệ đào tạo mới, từng bước chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, đề cao vai trị, năng lực tổ chức, hướng dẫn của người thầy và tính chủ động, tích cực và ý thức trách nhiệm của người học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở địa phương, trong nước và quốc tế.

- Phát triển cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính:

Cải thiện cơ sở vật chất hiện có bằng việc đề xuất đầu tư nâng cấp chiều sâu các giảng đường, phòng học, phịng làm việc, thư viện, hệ thống thơng tin tư liệu và ký túc xá.

Mở rộng diện tích sử dụng tại cơ sở thơn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội bằng việc xây dựng lại khu Nhà A3 thành toà nhà cao tầng, hiện đại, tăng diện tích mặt bằng sử dụng lên khoảng 4 lần so với diện tích sử dụng hiện nay để đáp ứng nhu cầu trước mắt của một số năm tới.

Kế hoạch trung hạn và dài hạn, sẽ mở rộng diện tích của trường tại khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội. Mở rộng quy mô cở sở vật chất, chuẩn bị điều kiện nâng cấp trường từ Trung cấp lên Cao đẳng.

Về nguồn lực tài chính, tiếp tục thực hiện tự chủ tài chính và có kế hoạch sử dụng có hiệu quả cho việc phát triển của trường và bảo đảm đời sống của cán bộ, viên chức và hỗ trợ một phần cho người học và các hoạt động phong trào. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực tài chính thơng qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ và hợp tác trong nước, quốc tế.

- Phát triển hợp tác trong nƣớc và quốc tế:

Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, nhất là với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp có uy tín ở địa phương, Hà Nội, trong nước và quốc tế, tranh thủ cơ hội để tiếp cận với các chuẩn mực giáo dục tiên tiến và khả năng phát triển các hoạt động hợp tác đào tạo trong các lĩnh vực và các vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Gắn đào tạo TCCN với nhu cầu xã hội.

Củng cố mối quan hệ với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học mà trường đã có quan hệ chính thức, lâu dài, mở rộng và đưa các hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, đồng thời tiếp tục thiết lập mối quan hệ hợp tác chính thức với các cơ sở đào tạo chất lượng, doanh nghiệp uy tín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)