3.2.2 .Nguyên tắc thực tiễn
3.3. Một số biện pháp quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Kinh tế
3.3.4. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là một hoạt động rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường. Thông qua việc quy hoạch về cơ cấu số lượng, trình độ chuyên mơn, ngành nghề đào tạo, q trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ sư phạm, thái độ nghề nghiệp sẽ cho phép đáp ứng các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chính là quản lý q trình phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường.
Trong điều kiện xã hội hiện nay - xã hội có nhiều biến động và phát triển khơng ngừng, việc quản lý phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường là yêu cầu hết sức cấp bách và cần được ưu tiên.
Bởi vì mục tiêu của việc quản lý nhân lực là huy động khả năng làm việc tốt nhất của mỗi giáo viên và làm cho họ hài lòng, giải quyết được các vấn đề của cuộc sống, yên tâm công tác.
Để nâng cao hiệu quả việc quản lý nguồn nhân lực người quản lý cần xây dựng, mục tiêu phát triển toàn diện đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường.
Cụ thể là phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trên cơ sở nâng cao
trình độ năng lực của giáo viên, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên.
Phát triển đội ngũ giáo viên là một quá trình. Qúa trình này bao gồm hàng loạt các hoạt động từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, nâng cao trình độ … Khi tiến hành các hoạt động trên, người quản lý cần đề ra những điều kiện cơ bản để quá trình phát triển đúng hướng và giúp nhà quản lý chủ động hơn. Đó là:
- Việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và việc quản lý bằng chế độ và theo chế độ, công tác quản lý phải theo đúng kế hoạch và các quy định của nhà nước về phát triển đội ngũ:
+ Tuyển dụng nhân sự: Cần có cơ chế sự thu hút nhân tài bằng các chế độ đãi ngộ, khi tuyển dụng cần đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đầu vào nhất là phẩm chất đạo đức. Vì giáo dục đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội.
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn: Đội ngũ giáo viên được đào tạo dù dưới bất cứ hình thức nào cũng phải tự học tập, tự bồi dưỡng cập nhật hoá kiến thức, kỹ năng. Đây là điều kiện giúp đội ngũ nâng cao trình độ chun mơn. Việc học tập của giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu được các nhà quản lý nên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ và có chế độ khen thưởng kịp thời. Quá trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên sẽ phát triển với quy mô rộng lớn và đều khắp, nếu như nhà quản lý biết kết hợp với nguồn ngân sách của nhà nước và cá nhân người đi học. Trong bối cảnh thế giới mới trong nhu cầu bức bách tái cấu trúc tồn bộ cơng tác giáo dục cho thế kỷ mới, người giáo viên địi hỏi phải có mẫu sư phạm mới với một mức độ chuyên môn cao hơn và một sự liên tục trau dồi tài năng để đương đầu với thử thách mới. Vì thế, họ phải luôn “đào tạo” và “đào tạo lại” thơng qua các khố bồi dưỡng.
+ Sử dụng đội ngũ giáo viên: Đây là một hoạt động quyết định sự thành công trong việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. Sử dụng tốt, đúng người, đúng việc, phát huy năng lực vốn có của giáo viên. Chỉ có thể thơng qua các chính sách đãi ngộ đội ngũ. Đồng thời, người quản lý cũng cần chú ý đến định mức biên chế cho phép để sắp xếp phân công nhân sự cho phù hợp năng lực từng cá nhân và khai thác tốt tiềm năng của mỗi cá nhân.
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo sự phát triển vừa mang tính bền vững, ổn định, lâu dài, vừa phải năng động, để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Kể từ ngày đầu thành lập trường đến nay, đội ngũ giáo viên của nhà trường đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên sự lớn mạnh ấy nếu khơng được quản lý, kiểm sốt thì sẽ rơi vào sự thừa thiếu giả tạo về giáo viên. Đó là chưa kể đến sự phát triển mất cân đối, tự phát khơng có kế hoạch, chỉ mang tính đối phó, chắp vá. Thậm chí tạo ra sự lãng phí giữa đào tạo và sử dụng khi khơng có sự quy hoạch phát triển đội ngũ. Để khắc phục tình trạng trên, nhà trường phải xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên dựa trên cơ sở yêu cầu thực tế của từng ngành nghề đào tạo đề ra quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển từng giai đoạn. Như thế đội ngũ giáo viên sẽ phát triển bền vững, ổn định, lâu dài. Xã hội ln biến động khơng ngừng vì vậy sự bền vững, sự ổn định lâu dài trong phát triển không phải là bất biến. u cầu thực tế ln địi hỏi có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của địa phương. Vì thế quản lý phát triển đội ngũ ngoài việc đảm bảo sự phát triển lâu dài, ổn định cần tính đến sự năng động trong phát triển.
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: Muốn quản lý tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên, nhà quản lý phải biết huy động ý kiến tập thể trong công tác phát triển đội ngũ.
Vì đội ngũ giáo viên là tập hợp những tinh hoa trí tuệ, là lực lượng được cung cấp khối lượng tri thức cơ bản và nâng cao. Họ là những người biết được cần bồi dưỡng đào tạo lại những mặt nào, lĩnh vực nào, biết nên đặt chính mình vào vị trí nào thích hợp nhất.
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo tính khoa học tính cụ thể, thiết thực và hiệu quả trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Đồng thời, người quản lý phải nắm thơng tin chính xác, cụ thể để nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý giải quyết đúng đắn phù hợp, cụ thể, thiết thực và kịp thời. Có như thế đội ngũ giáo viên sẽ phát triển hợp quy luật, vững chắc.