Một số quan điểm của Đảng và của ngành Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 56 - 57)

9. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo của Thủ đô Hà Nộ

3.1.1. Một số quan điểm của Đảng và của ngành Giáo dục và Đào tạo

trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Việt Nam đang đứng trước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển, tạo tiền đề cho việc hình thành nền kinh tế tri thức. Mặt khác, tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu, khách quan và là cấp bách đối với mỗi quốc gia. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế ngày càng quyết liệt; đồng thời đòi hỏi phải tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng hàng hố và đổi mới cơng nghệ một cách nhanh chóng. Lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào nếu như quốc gia đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, chú trọng đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khố để phát triển nền kinh tế. Trong đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ cần phải: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới

cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hố, khuyến khích phát triển hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề ngồi cơng lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề…; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số.”  1 tr 96

Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển đối với dạy nghề trong thời kỳ CNH, HĐH là đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao.4

Tóm lại, từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như đã nêu trên là cơ sở định hướng phát triển công tác đào tạo nghề ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Công tác đào tạo nghề giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy hệ thống dạy nghề cần phải được cả xã hội quan tâm, các cơ sở dạy nghề phải được đổi mới cơ bản và tồn diện, trong đó chú trọng chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng cơ bản yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật để có đủ khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc thăng long (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)