1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.4. Thiết bị dạy học
Hệ thống cơ sở vật chất nhà trường là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
Có nhiều quan niệm khác nhau về thiết bị dạy học:
Trong tài liệu “Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có chỉ ra “Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường gồm trường sở, thiết bị dạy học, tài sản vật chất của nhà trường”. Như vậy thiết bị dạy học là một bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường.
Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thơng đưa ra định nghĩa: “Cơ sở
vật chất - kỹ thuật trường học là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường. Đó là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường.”
Theo định nghĩa trên thì Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường, đó là các khối cơng trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác… được trang bị riêng cho nhà trường, và chia ra làm 3 bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Các bộ phận này nhà trường trực tiếp quản lý và sử dụng phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.
Theo Lotx.Klinbơ (Đức) thì TBDH (hay cịn gọi là đồ dùng dạy học, dụng cụ dạy học…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả q trình giáo dưỡng và giáo dục ở các mơn học, cấp học. Theo tác giả trên, thiết bị dạy học là các phương tiện vật chất tham gia vào quá trình dạy học.
Tại điều 1, Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 7/9/2000 Quyết định về việc ban hành quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông định nghĩa “Thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy
và học tại lớp, thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.”[2]. Theo định nghĩa trên, tất cả
cơ sở vật chất tham gia vào quá trình dạy và học là thiết bị giáo dục.
Theo Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thông tư Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, thiết bị dạy học được chia theo các môn học, phục vụ giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nội dung dạy học.
Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có những điểm chung: + TBDH là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường; + Được giáo viên và học sinh sử dụng trong các giờ học; + Mục tiêu sử dụng là nâng cao chất lượng dạy và học.
Như vậy, có thể định nghĩa thiết bị dạy học là thuật ngữ chỉ bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong các giờ học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
TBDH của nhà trường được mua sắm trang bị (từ nguồn ngân sách, nguồn xã hội hóa hoặc nguồn thu từ học sinh) hoặc do giáo viên, học sinh tự làm.
Thiết bị dạy học rất đa dạng. Có nhiều cách phân loại thiết bị dạy học: Theo loại hình là căn cứ vào hình thức tồn tại của đối tượng thì thiết bị dạy học gồm có: Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, Mơ hình, mẫu vật, Dụng cụ, Phần mềm, Băng đĩa, Hóa chất, Thiết bị điện tử.
Theo chức năng thì thiết bị dạy học gồm: TBDH truyền tải thông tin (chứng minh), TBDH luyện tập (thực hành), TBDH kiểm tra (đối chứng), TBDH hỗ trợ (dùng chung), TBDH phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Theo thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thông tư Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông, thiết bị dạy học được phân chia theo các môn học: Công nghệ, Địa lý, GDCD, GDQP, Hóa học, Hoạt động NGLL, Hướng nghiệp PT, Lịch sử, Ngữ văn, Sinh học, Thể dục, Tiếng Anh, Tin học, Toán học, Vật lý và Thiết bị dùng chung.