Quản lý thiết bị dạy học tại trƣờng Trung học cơ sở đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm, hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 32)

đổi mới giáo dục

1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở trong quản lý thiết bị dạy học quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và dạy học. Nội dung TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục, dạy học khi được quản lý tốt. Do đó, đi đơi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý TBDH trong nhà trường. TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, vừa mang tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học mặt khác cần tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Như vậy, có thể nói TBDH là một trong những cơng việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.

Điều 12 - Quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục; lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần căn cứ vào quy chế, từng trường xây dựng nội quy quản lý thiết bị giáo dục cụ thể thích hợp với trường mình.

Như vậy, TBDH là một thành tố sư phạm, là đối tượng quản lý của người lãnh đạo nhà trường. Quản lý TBDH cũng cần tuân thủ theo một chu trình quản lý nhất định, đó là sự kết hợp các chức năng quản lý theo một trật tự thời gian xác định.

Để quản lý TBDH có hiệu quả người cán bộ quản lý cần xác định những mục tiêu phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể như: cần trang bị các TBDH nào, cần bổ sung, sửa chữa ra sao, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ,… với những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Sau khi đã có kế hoạch cần tổ chức thực hiện, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định (phân công người phụ trách TBDH, người quản lý theo dõi việc sử dụng TBDH của giáo viên,…) nhằm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao khơng thể thiếu vai trị chỉ đạo, điều hành của người cán bộ quản lý, không phải cứ giao cho họ làm rồi bỏ mặc mà phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, giám sát và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển. Cuối cùng là chức năng kiểm tra, kiểm tra bao gồm đánh giá và điều chỉnh. Quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý, nếu buông lỏng kiểm tra coi như nhà quản lý đã tự tước đi của mình một vũ khí sắc bén nhất. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng TBDH người cán

bộ quản lý cần tăng cường kiểm tra, đánh giá để nắm được tình trạng sử dụng TBDH của từng giáo viên.

Nói tóm lại, để quản lý TBDH có hiệu quả người quản lý cần thực hiện chu đáo, nghiêm túc từ khâu lập kế hoạch đến khâu kiểm tra đánh giá. Người xưa nói: “Chuẩn bị chu đáo là thành cơng một nửa”, nếu có một bản kế hoạch khả thi về trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả quản lý TBDH, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng giáo dục sẽ thấp nếu chúng ta làm kế hoạch sơ sài, đại khái, tổ chức, chỉ đạo lỏng lẻo và buông lỏng kiểm tra đánh giá.

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, Hiệu trưởng phải nắm vững chu trình quản lý trong hoạt động quản lý, chu trình đó thường thể hiện qua các chức năng cụ thể là: Kế hoạch hoá và thống kê, kế hoạch dạy và học, quản lý nhân sự, quản lý trường sở và thiết bị dạy học, quản lý tài chính, kiểm tra ngân sách, ... Đặc biệt nhà trường là cơ sở giáo dục, Hiệu trưởng quản lý nhà trường còn phải là những chuyên gia giáo dục luôn luôn đi đầu trong các phong trào đổi mới giáo dục, tạo nên môi trường sư phạm nhà trường một phong trào thi đua “Hai tốt” mà Hiệu trưởng là người giương cao ngọn cờ đó. Đặc biệt trong xu thế xã hội hiện nay thì vấn đề đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu của xã hội lại rất cần thiết. Do vậy người Hiệu trưởng phải luôn luôn đào sâu, suy nghĩ học hỏi để phong trào tổ chức trong nhà trường được đổi mới, cải cách giáo dục phù hợp với nhu cầu đào tạo con người mới, nguồn nhân lực của nền kinh tế tri thức. Điều lệ trường trung học quy định Hiệu trưởng nhà trường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng bộ máy nhà trường;

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

+ Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

+ Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;

+ Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường;

+ Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ, hưởng chế độ hiện hành.

1.4.2. Nội dung quản lý TBDH tại trường THCS

1.4.2.1. Quản lý việc đầu tư mua sắm TBDH

Quản lý trang bị hiệu quả TBDH là quản lý về vốn đầu tư, cách thức, hiệu quả, kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH của nhà trường. Ở các trường THCS, các TBDH thực hành đặc biệt đóng vai trị quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có, đồng thời phải có đầy đủ tài liệu mới, cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các máy móc hiện đại. Các TBDH càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn. Ngược lại, sự khiếm khuyết lạc hậu về CSVC nói chung và TBDH nói riêng sẽ giảm đi kết quả dạy học. Hiện tượng phổ biến hiện nay ở các trường THCS là các TBDH đã cũ hoặc thiếu đồng bộ, khơng đảm bảo đúng về các chỉ số thí nghiệm, mĩ quan, hứng thú cho HS trong quá trình học tập.

Vì vậy để quản lý tốt việc trang bị TBDH, ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch trang bị CSVC nói chung và TBDH nói riêng trước mắt cũng như lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, xã hội hóa, GV và HS tự làm… Cần thành lập ban CSVC và TBDH, ban này gồm một Phó Hiệu trưởng hoặc trực tiếp Hiệu trưởng phụ trách, cùng với cán bộ thư viện, thiết bị và các tổ trưởng chuyên môn. Cán bộ phụ trách thiết bị, thư viện giúp Hiệu trưởng hệ thống lại thực trạng TBDH hiện có của nhà

trường; số lượng, chủng loại thiết bị được đầu tư, số cần mua sắm bổ sung, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: rất cần thiết, cần thiết, chưa cần thiết; từ đó lập dự tốn kinh phí cần có để mua sắm bổ sung TBDH. Hiệu trưởng xem xét khả năng kinh phí của nhà trường có thể đầu tư, kinh phí hỗ trợ từ các nguồn để quyết định mua sắm trang bị bổ sung TBDH phù hợp.

Khi trang bị cần để ý đến giá trị sử dụng của TBDH, TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ quan sư phạm, an tồn và có giá cả hợp lí, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại.

1.4.2.2. Quản lý việc sử dụng TBDH

Quản lý sử dụng TBDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH của cán bộ GV ở các trường THCS. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng. TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. Lúc này, TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, nếu sử dụng thiết bị một cách tuỳ tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn đến hiệu quả học tập không cao, có khi GV mất nhiều thời gian trên lớp HS học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của q trình dạy học.

Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, công tác quản lý TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng GV và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Sử dụng TBDH đúng mục đích là: giúp HS lĩnh hội tri thức và tác động đến sự phát triển nhân cách. Mặt khác, mỗi TBDH đều có một tính năng, tác dụng riêng, do vậy chúng phải sử dụng phù hợp với nội dung bài giảng, đặc điểm tâm lí HS và với mục đích nghiên cứu của q trình dạy học.

- Sử dụng TBDH đúng lúc là: có nghĩa phải thực hiện vào đúng lúc cần thiết của nội dung bài học, đúng với phương pháp tương ứng, lúc HS thấy cần thiết, mong muốn nhất được quan sát, phù hợp với trạng thái tâm lí nhất. Một TBDH được sử dụng có hiệu quả cao, nếu nó xuất hiện và tác động đúng lúc với nội dung và phương pháp dạy học cần đến, tránh hiện tượng TBDH được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của HS.

- Sử dụng TBDH đúng chỗ là: tìm vị trí để trình bày TBDH trên lớp học hợp lí nhất, giúp HS ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thơng tin từ các TBDH bằng nhiều giác quan khác nhau.

- Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ là: sử dụng TBDH phù hợp với yêu cầu của mỗi tiết lên lớp và trình độ tiếp thu kiến thức của HS. Nếu sử dụng quá nhiều một loại hình TBDH trong một tiết học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp, HS sẽ chán nản, kém tập trung như vậy chất lượng dạy học cũng sẽ không đạt kết quả như mong muốn. GV cần nghiên cứu, cân nhắc kĩ nội dung SGK môn học. Căn cứ vào số TBDH được trang bị và tự làm mà định ra kế hoạch sử dụng cụ thể các loại hình TBDH đã có sao cho mỗi chủng loại đều được phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học.

Theo lí luận dạy học thì chức năng cơ bản của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau:

+ Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ, chính xác thơng tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó nâng cao được chất lượng dạy học.

+ Sử dụng TBDH nâng cao được tính trực quan, cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.

+ Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của HS, gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.

+ Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của HS và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa, cho phép HS có điều kiện chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, làm thí nghiệm…)

+ Sử dụng TBDH giúp hợp lí hố q trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mơ tả, giúp HS hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc khoa học.

1.4.2.3. Quản lý việc bảo quản TBDH

Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết, quan trọng trong mỗi nhà trường, nếu không thực hiện tốt cơng tác bảo quản thì thiết bị dễ bị hư hỏng, mất mát, làm lãng phí tiền của, cơng sức, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng. TBDH phải được sắp đặt khoa học để tiện sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm, kệ…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy.

Bảo quản TBDH phải được thực hiện theo quy chế quản lý tài sản của Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra... hằng năm. Cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả TBDH của GV để nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Khi mất mát, hỏng hóc phải có biện pháp xử lí thích hợp.

TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, thực hiện bảo quản theo chế độ phù hợp đối với từng loại dụng cụ, thiết bị, vật tư khoa học kĩ thuật. Quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, mơi trường … đối với các thiết bị điện tử hiện đại, đắt tiền (như máy chiếu, máy vi tính, bảng thơng minh…) đồng thời bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và

tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các thiết bị thí nghiệm có độc hại, gây ô nhiễm phải được bố trí và xử lí theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh mơi trường.

Bố trí kinh phí để mua sắm vật tư, vật liệu bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao cho việc định kì bảo dưỡng, bảo quản.

Tóm lại, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các TBDH, các trường phải chú ý thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các phương tiện, TBDH hiện có, vừa khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vừa tiết kiệm được kinh phí.

1.4.2.4. Quản lý việc sưu tầm và tự làm TBDH đơn giản

TBDH tự làm ngoài chức năng của một loại TBDH thơng thường cịn bao hàm những ý nghĩa kinh tế và những ý nghĩa sư phạm sâu sắc, giúp bổ sung một lượng lớn thiết bị hàng năm mà ngân sách nhà nước chưa đủ điều kiện để đáp ứng, tận dụng một khối lượng lớn vật liệu đáng ra đã bị thải loại.

Trong quản lý TBDH cần xem việc tự chế tạo TBDH là một hoạt động sư phạm quan trọng để đặt đúng vị trí của nó trong kế hoạch của ngành, của nhà trường đồng thời để chỉ đạo khai thác hết các ý nghĩa về cả sư phạm học lẫn kinh tế học mà hoạt động này đem lại. Do đó các nhà quản lý cần phải:

+ Nâng cao nhận thức của CBQL các cấp GV, người học, các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hoạt động tự làm đồ dùng TBDH đem lại. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ để khai thác triệt để các lợi ích;

+ Đưa vào kế hoạch chỉ đạo chung về TBDH của cả năm học; + Tổ chức các hội thi về sáng tạo TBDH;

+ Có chế độ thi đua, khen thưởng cho những cá nhân, tổ nhóm chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm, hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)