2.2. Thực trạng TBDH và quản lý sử dụng TBDH tại các trƣờng
2.2.1. Thực trạng TBDH tại các trường THCS quận Bắc Từ Liêm, Hà
* Thực trạng về mức độ đáp ứng của TBDH
Qua đánh giá của CBQL và giáo viên đã cho thấy TBDH tại các trường THCS tình hình trang bị thiết bị dạy học được các cơ quan quản lý trang bị cho các trường học vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị dạy học hiện nay. Số lượng trang bị thiết bị dạy học mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% so với đòi hỏi của chương trình sách giáo khoa u cầu. Chính vì vậy mà TBDH hiện tại các nhà trường chưa phát huy được hết tác dụng.
Bảng 2.5. Mức độ đáp ứng của TBDH về số lượng
Mức độ
Đối tƣợng
Đầy đủ Thiếu ít Thiếu nhiều
SL % SL % SL %
Cán bộ quản lý 17 60,7 8 28,6 3 10,7
Thực tế, TBDH đều do cấp phát từ trên xuống theo chỉ tiêu, kế hoạch định sẵn cùng với nhà trường cũng có kế hoạch mua sắm thêm từ các nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục, vận động giáo viên tự làm TBDH để bổ sung cho nguồn TBDH đang có nhưng số lượng khơng nhiều chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học của các trường. Đặc biệt là từ năm học 2011 - 2012 đến nay cùng với việc thực hiện đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học,...Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cùng phối kết hợp với các phòng giáo dục và đào tạo của các quận trong tồn thành phố có cấp phát các danh mục TBDH tối thiểu từ lớp 6 đến lớp 9. Căn cứ theo các quy định ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của BGD&ĐT. Bảng 2.6. Mức độ đáp ứng của TBDH về chất lượng Mức độ Đối tƣợng Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 9 32,1 8 28,6 11 39,3 Giáo viên 24 26,7 37 41,1 29 32,2
Ý kiến của CBQL đánh giá TBDH hiện nay về chất lượng chưa tốt chiếm 39,3% ý kiến của CBQL và ý kiến của giáo viên về vấn đề này là 32,2%, điều này thể hiện có sự đánh giá phù hợp của hai đối tượng được khảo sát. Thực tiễn như vậy sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu về đổi mới cách dạy và cách học của giáo viên và học sinh theo nội dung, chương trình của sách giáo khoa. Thực tế, các trường thực sự vẫn chưa được quyền chủ động và chịu trách nhiệm về việc mua sắm và trang bị TBDH, giáo viên phải sử dụng đồ dùng cũ hoặc tự làm, có nhiều thiết bị rất cần nhưng trang bị khơng kịp thời. Bên cạnh đó những thiết bị được cấp phát chủ yếu là TBDH thô sơ, đơn giản. Tranh ảnh, sách giáo khoa, mẫu sổ, mẫu vật, hoá chất khi nhận về hết hạn sử dụng. Tuy
nhiên, đến đầu năm học 2011 - 2012 thì các trường được trang bị thêm các loại TBDH hiện đại như vi tính, đèn chiếu, máy chiếu, nối mạng Internet... nhưng số lượng không nhiều, chưa đều, không đủ cho các trường, các khối lớp. Việc trang bị TBDH của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu nhiều, khơng có các thiết bị hiện đại nên giáo viên chưa có cơ hội tiếp xúc với các thiết bị này. Vì thế, giáo viên khơng biết cách sử dụng. Về TBDH tự làm thì giá trị sử dụng khơng cao do đó chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho việc dạy học trong giai đoạn hiện nay.
* Thực trạng mức độ sử dụng thiết bị dạy học
Chúng tôi khảo sát về mức độ sử dụng TBDH tại các trường THCS, kết quả thu được ở biểu đồ 2.1 cho thấy vẫn còn một số giáo viên cịn “dạy chay” khơng sử dụng TBDH chiếm 11%; Giáo viên thường xuyên sử dụng TBDH chiếm 39%; Giáo viên đôi khi mới sử dụng chiếm 50%
Biểu đồ 2.1. Ý kiến của GV về thực trạng sử dụng TBDH
Hầu hết các trường THCS của quận Bắc Từ Liêm hiện nay chủ yếu là sử dụng các TBDH được cấp phát. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy có Giáo viên sử dụng thiết bị dạy học có sẵn của trường như một số tranh ảnh, bản đồ và đồ dùng tự làm, bảng phụ, mơ hình, sơ đồ, tranh vẽ...khơng đạt hiệu quả cao.
Một số bộ mơn có giáo viên tích cực sử dụng như: Tin học, văn, sử, địa lý, anh văn, tốn, thể dục. Ngược lại các mơn vật lý, hóa học, sinh học có rất nhiều đồ dùng nhưng giáo viên ít sử dụng. Như vậy, tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn phổ biến, bởi một số giáo viên có tuổi ngại thay đổi cách dạy, một số giáo viên trẻ khơng có nhiệt huyết dạy học nên khơng muốn mất thời gian vào công tác chuẩn bị TBDH..., họ thường cho rằng sử dụng TBDH mất thời gian, tốn công chuẩn bị, dành thời gian sử dụng TBDH để luyện tập cho học sinh.
Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên có sử dụng thiết bị nhưng hiệu quả chưa cao, có giáo viên chỉ đem ra giới thiệu cho học sinh chứ không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức chưa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thơng qua quan sát, thực hành trên TBDH. Có giáo viên chưa biết được qui trình sử dụng thiết bị nên đôi khi hướng dẫn thí nghiệm thất bại, làm mất đi lòng say mê sáng tạo trong học tập của học sinh.
* Nguyên nhân của những hạn chế trong sử dụng TBDH của GV
Chúng tơi khảo sát để tìm các ngun nhân khiến giáo viên chưa tích cực trong sử dụng TBDH, chúng tôi khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên, kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi ở bảng 2.7 cho thấy nhiều ý kiến cho rằng ngun nhân là: khơng có đủ TBDH (47,8%), và TBDH khơng đảm bảo chất lượng (44,4%), khơng có đủ thời gian chuẩn bị (35,6%), kỹ năng sử dụng TBDH chưa thành thạo (26,7%).
Bảng 2.7. Nguyên nhân của những hạn chế trong sử dụng TBDH
Nguyên nhân SL %
Kỹ năng sử dụng TBDH chưa thành thạo 24 26,7
Khơng có đủ thời gian chuẩn bị 32 35,6
Khơng có đủ TBDH 43 47,8
TBDH khó sử dụng 10 11,1
Giờ dạy có sử dụng TBDH là khó khăn 2 2,2
Chất lượng TBDH chưa đảm bảo 40 44,4
Qua trao đổi chúng tôi thấy, về năng lực giáo viên dạy tiết thực hành, tiến hành thí nghiệm ở hầu hết các bộ mơn cịn yếu vì giáo viên ít có điều kiện sử dụng TBDH có người chỉ mới tiếp xúc lần đầu tiên nên còn lúng túng không dám đem ra hướng dẫn học sinh mà chỉ nêu sơ lược về các qui trình thực hiện.
Giáo viên chuyên trách hướng dẫn thực hành thí nghiệm, cũng như đội ngũ cán bộ thiết bị hầu như khơng có. Số hiện có đang làm cơng tác thiết bị thì chưa qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ lần nào hay một số cán bộ thiết bị trường khi học ở trường chuyên nghiệp chỉ học trên lý thuyết không được thực hành nhiều, nên khi về làm công tác tại trường không biết cách hướng dẫn người sử dụng thiết bị.
Đây là vấn đề bất cập trong các nhà trường hiện nay. Từ đó, dẫn đến có một số TBDH được cấp nhưng chưa được sử dụng lần nào (hoặc có sử dụng) thì khơng đem lại hiệu quả.