2.1. Khái quát về kinh tế xã hội và giáo dục THCS của quận Bắc
2.1.2. Vài nét về đặc điểm giáo dục quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thực hiện đề án điều chỉnh địa giới hành chính, ngành giáo dục quận có những thuận lợi, đó là cơng tác GD&ĐT được sự quan tâm đặc biệt của hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương tới địa phương; Việc điều chỉnh địa giới hành chính kéo theo số trường học quận quản lý ít hơn trước, tạo thuận lợi cho việc quản lý của phòng đi vào chiều sâu. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phòng giáo dục và cán bộ quản lý các trường học tương đối đồng đều, nhiệt tình, trách nhiệm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao.
Tính đến năm 2014, số trường tồn quận Bắc Từ Liêm là: - 17 trường mầm non
- 14 trường Tiểu học - 10 trường THCS - 8 THPT.
Chất lượng của các trường ngày một nâng cao, về cơ bản các trường đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong việc dạy và học của quận cũng như nhu
Ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm đã bám sát chủ đề từng năm học và triển khai thực hiện nghiêm túc phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; Làm tốt các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" với mục tiêu phát triển giáo dục quận Bắc Từ Liêm một cách bền vững, mạnh mẽ và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quận và thành phố trong những năm tiếp theo.
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục quận Bắc Từ Liêm nói chung, cấp học Trung học cơ sở nói riêng đã được thừa hưởng sự chuyển mình về kinh tế, chính trị xã hội của quận, đời sống của nhân dân được nâng lên, những điều kiện khách quan tác động tích cực đến hoạt động dạy và học ở các trường Trung học cơ sở, thúc đẩy hoạt động giáo dục ở các nhà trường đi vào nền nếp, phát triển ổn định. Tuy nhiên, những tác động trái chiều đến giáo dục cũng đang là vấn đề các nhà quản lý phải đổi mới tư duy lãnh đạo, tìm tịi cách thức làm giáo dục khoa học hơn, hiện đại để theo kịp những yêu cầu của xã hội hiện nay.