Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm, hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 76 - 81)

3.2. Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo

về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trước yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò và tác dụng của TBDH trong hoạt động dạy học ở trường THCS quâ ̣n Bắc Từ Liêm

Trong thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc chỉ đạo sử dụng TBDH ở các trường THCS còn một số bất cập. Khá nhiều CBQL và GV chưa thấy được tầm quan trọng và tác dụng của TBDH trong dạy học tại cấp THCS. Gần đây, nhận thức về vấn đề này có sự chuyển biến nhưng chưa triệt để, vẫn mang tính hình thức, đối phó trong chỉ đạo và sử dụng. Như vậy nhận thức là vấn đề hàng đầu phải được giải quyết và đây không chỉ là biện pháp nhất thời, trước mắt mà là việc làm có tính chiến lược, lâu dài, bền bỉ, là yếu tố rất quan trọng vì một lẽ: khơng có sự đóng góp của TBDH trong q trình dạy học thì đổi mới PPDH khó đạt được mục đích mong muốn.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Như đã biết, TBDH phải được sử dụng và sử dụng có hiệu quả là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của tồn bộ cơng tác thiết bị trong trường THCS. Tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều tồn tại.

Trong hoạt động quản lý, vai trò chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên đều rất quan trọng và có tính chất quyết định. Khi CBQL có nhận thức đúng và quyết tâm cao trong các hoạt động chun mơn của ngành thì lãnh đạo nhà trường

và đội ngũ GV sẽ quyết tâm thực hiện, trong đó cơng tác TBDH là một nội dung nằm trong các hoạt động đó.

Trong quá trình phát triển, giáo dục Việt Nam chưa bao giờ có TBDH nhiều và phong phú như hiện nay. Một phần do đổi mới PPDH yêu cầu phải có TBDH, một phần do nền kinh tế của đất nước đã cho phép trang bị các TBDH truyền thống mang tính sáng tạo và TBDH hiện đại cho ngành GD&ĐT. Các cấp lãnh đạo cần thấy rõ ưu thế này và tạo điều kiện trang bị thêm nhiều loại hình TBDH cho các nhà trường THCS

TBDH góp phần ĐMPPDH, nâng cao chất lượng dạy học. Muốn HS hoạt động nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn thì khơng thể thiếu TBDH trong quá trình dạy học. Do vậy, theo tác giả, đội ngũ cán bộ GV các nhà trường phải nhận thức sâu sắc vấn đề này hơn ai hết và khi đó mới quyết tâm sử dụng TBDH thường xuyên, hiệu quả hơn.

Để có được số lượng và chất lượng TBDH như hiện nay, Nhà nước đã chi hàng ngàn tỉ đồng để mua sắm. Số lượng TBDH đó là tài sản rất lớn của ngành GD&ĐT và mỗi nhà trường. Đội ngũ cán bộ, GV cần phải nhận thức rằng: Nếu khơng sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì sẽ gây nên sự lãng phí rất lớn tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, và từ đó có quyết tâm sử dụng hiệu quả TBDH. CBQL các nhà trường giúp GV có nhận thức đúng về vai trị của TBDH đối với việc ĐMPPDH, xây dựng hệ thống giải pháp mạnh và linh hoạt như: Có các loại hồ sơ, sổ sách theo dõi đầy đủ việc mượn, sử dụng TBDH để dạy học và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu; đưa tiêu chí khai thác sử dụng TBDH vào nội dung bình xét danh hiệu thi đua cuối kì, cuối năm và khen thưởng.

Về lí luận và thực tiễn đã cho thấy: GV luôn là người làm chủ TBDH, là người trực tiếp tổ chức cho HS sử dụng có hiệu quả TBDH. Muốn vậy, ngồi lịng u nghề, GV cần phải hiểu rõ vai trò của TBDH trong việc ĐMPPDH, đồng thời đòi hỏi GV cần có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững

vàng, có hiểu biết chi tiết về TBDH: nội dung, cấu tạo, chức năng, kĩ thuật, điều kiện sử dụng TBDH…, hiểu biết sâu về PPDH, nắm được tâm lí nhận thức của HS...để sử dụng TBDH có hiệu quả nhất.

Qua thực tế kiểm tra và kết quả điều tra thực trạng tác giả thấy biện pháp “Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của TBDH trước yêu cầu đổi mới giáo dục” đã được thực hiện, được GV và CBQL đánh giá là quan trọng hoặc rất quan trọng, nhưng hầu hết cho rằng biện pháp này chưa được làm tốt hoặc kết quả chỉ đạt được ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là trong thực tế nhiều GV còn chưa thấy rõ hết vai trò, tầm quan trọng của TBDH đối với hoạt động nhận thức của HS. Có một số GV khi chuẩn bị đồ dùng dạy học còn sơ sài, khi thực hiện bài giảng không tận dụng khai thác triệt để hết tác dụng của TBDH trong việc giúp HS nắm tri thức mới, chính vì vậy hiệu quả giờ học khơng cao, khơng gây được sự hứng thú của HS trong hoạt động học tập, tìm tịi học hỏi của HS khi tiếp xúc với TBDH.

Vì vậy, nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò và tác dụng của TBDH trong hoạt động dạy học cho HS trước hết là bồi dưỡng kiến thức cho GV về các loại TBDH, vai trò tác dụng và hiệu quả của từng loại TBDH trong việc nâng cao nhận thức cho HS. Đặc biệt bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin để GV hiểu, sử dụng, khai thác được tính năng tác dụng của máy tính và các TBDH hiện đại khác trong dạy học.

Có nhiều biện pháp cụ thể có thể thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò và tác dụng của TBDH. Sau đây là một số biện pháp:

Bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của TBDH đối với hoạt động dạy học bằng cách tạo điều kiện cho cán bộ, GV tham gia các lớp học tập chuyên môn nghiệp vụ.

Giới thiệu hệ thống các tài liệu tham khảo về chun mơn; khuyến khích cán bộ và GV có thói quen tự tìm hiểu, tự nghiên cứu tài liệu về TBDH bằng cách giao những nhiệm vụ cụ thể và tạo điều kiện cho họ sưu tầm, tổng

hợp, biên soạn một số tài liệu hướng dẫn sử dụng TBDH có hiệu quả trong các hoạt động nhận thức của HS.

Tăng cường các hoạt động theo nhóm, tổ chun mơn để khuyến khích những sáng kiến tập thể, đồng thời tăng cường giao lưu tham quan học hỏi giữa các đơn vị. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về vai trò của TBDH, đặc biệt là vai trò của những phương tiện dạy học hiện đại đối với HS.

Kiểm tra nhận thức của GV về TBDH thông qua những cuộc thi sử dụng TBDH, dự giờ, sinh hoạt tổ chun mơn.

Khen thưởng những các nhân có thành tích trong tự học tự bồi dưỡng thể hiện qua kết quả các cuộc thi đổi mới hình thức tổ chức giờ học; thi làm đồ dùng sáng tạo ...

Sưu tầm và cung cấp cho cán bộ GV các trường THCS đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hệ thống các tài liệu tham khảo có liên quan. Biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức tập huấn để cán bộ GV tiến hành tổ chức nghiên cứu, tự bồi dưỡng nhằm mục đích: Đội ngũ GV phải thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp sử dụng TBDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, thấy rõ những định hướng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới phương pháp, sử dụng TBDH.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Để đạt được một hệ thống TBDH hồn chỉnh đáp ứng u cầu của cơng tác giảng dạy là một việc làm tốn kém và lâu dài, nhà trường cần phải tập trung trí tuệ, cơng sức của nhiều người để xây dựng kế hoạch dài hạn. Nhà trường không chỉ trông chờ vào các thiết bị được cấp phát mà cần có kế hoạch đầu tư mua sắm bổ sung những thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, cần phải xây dựng một hệ thống TBDH phù hợp với nhân lực và điều kiện,

tương xứng với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch phải xác định mục tiêu, định ra được một hệ thống những việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành và tạo ra sự cân đối nhịp nhàng giữa các công việc cụ thể trong nhà trường.

Hiệu trưởng phải nắm rõ các văn bản pháp lí, quy chế hiện hành về cơng tác TBDH, trình độ nhận thức, chuyên môn, ý thức, thái độ của tập thể sư phạm; nắm được trình độ kĩ thuật, kĩ năng sử dụng TBDH của GV.

Cần điều tra thực trạng TBDH của đơn vị mình (TBDH thiếu, đủ, chất lượng, điều kiện bảo quản, sử dụng, thực trạng của việc dạy và học).

Nói chung, người quản lí phải nắm được tình hình và thơng tin có liên quan, những thuận lợi, khó khăn phục vụ cho việc lập và thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch phải nêu ra được các tình huống các vấn đề và tìm cách giải quyết các vấn đề đó trong bối cảnh thực tế của nhà trường bằng một mơ hình các biện pháp khả thi. Kế hoạch phải là cơng cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu, chương trình hành động tồn diện, có hiệu quả và có ý nghĩa như là một công cụ giám sát các đối tượng quản lý.

Hiệu trưởng phải có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng cho GV và cán bộ quản lý về kĩ thuật và nghiệp vụ sử dụng TBDH trong các tiết dạy. Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn trong trường. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cần tập trung bàn kĩ vào những bài, những phần mới, khó giảng dạy và những giờ dạy địi hỏi cao về kĩ thuật sử dụng TBDH. Chỉ đạo tổ chức kiến tập, thực tập rút kinh nghiệm về việc lựa chọn và sử dụng TBDH phù hợp với nội dung bài dạy…

Tổ chức xây dựng và hội thảo các chuyên đề sử dụng hiệu quả TBDH ở nhiều bài, mơn, lớp của chương trình ở cấp trường, cụm trường để phát huy

tính sáng tạo, chủ động của cơ sở. Tại hội thảo cần có các báo cáo tham luận, tổ chức trình diễn các tiết dạy, trình bày sáng kiến của những GV, cán bộ quản lý có thành tích cao trong việc quản lý hiệu quả TBDH.

Kế hoạch trang bị bổ sung, sửa chữa TBDH phải hướng vào các nội dung cụ thể. Khi mua sắm TBDH phải nghiên cứu mẫu, lựa chọn TBDH cần mua sắm. TBDH của các nhà trường ngồi việc sử dụng kinh phí đầu tư của Nhà nước, các trường cần tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau như sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân từ thiện, các nhà hảo tâm để đầu tư mua sắm TBDH. Cần thường xuyên sửa chữa, tu bổ lại những TBDH cũ cịn có khả năng sử dụng được.

Nếu thực hiện tốt quy trình nêu trên sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV nhanh chóng có được nhận thức đầy đủ và vững chắc, tạo tiền đề cho những giải pháp tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm, hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)