Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm, hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 92 - 94)

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo sát tính cần thiết,

3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong quá trình tìm hiểu thực trạng quản lý TBDH tại các trường THCS

quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý TBDH là rất cần thiết.

Vấn đề nhận thức là vấn đề đầu tiên được tác giả quan tâm (biện pháp 1). Nếu nhận thức của CBQL, GV, NV về vai trò của TBDH đúng đắn, đầy đủ thì việc đầu tư, bảo quản và đặc biệt sử dụng TBDH trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Khi biện pháp 1 đã được thực hiện tốt, thì việc xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH là cần thiết (biện pháp 2). Đây là cơng cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu, chương trình hành động tồn diện, và là cơ sở để đánh giá kết quả của quá trình quản lý.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thấy cơng tác quản lý TBDH trong nhà trường chính là việc quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH, với ý nghĩa này tác giả đã đề xuất các biện pháp 3, 4, 5.

Biện pháp số 6 là biện pháp cuối cùng trong hệ thống các biện pháp. Trong công tác quản lý nhà trường thì việc kiểm tra, đánh giá là rất quan

trọng, nó giúp nhà quản lý nhận ra những khiếm khuyết, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh lại phương thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong trường học đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Các biện pháp quản lý TBDH mà tác giả đưa ra không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống. Biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia. Các biện pháp này bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hồn thiện, cùng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện địa phương.

Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 6 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Một số biện pháp quản lý TBDH tại các trƣờng THCS Biện pháp 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm, hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)