Triển khai các chức năng quản lý trong quản lý hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 28 - 31)

1.4. Các nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên mô nở trƣờng THCS

1.4.1. Triển khai các chức năng quản lý trong quản lý hoạt động của

chuyên môn

Chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện và sự tiến bộ của sự phân công và hợp tác lao động trong quá trình phát triển sản xuất xã hội. Trong nền sản xuất thủ công riêng lẻ, một người thợ khi muốn làm ra một sản phẩm phải thực hiện cả một chuỗi những hành động liên tiếp theo quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm. Chuyển sang nền sản xuất công nghiệp do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động diễn ra theo lối chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn, mỗi cơng đoạn có nhiệm vụ thực hiện một dạng hoạt động sản xuất nhất định, được chun mơn hóa tạo ra số lượng nhiều, chất lượng cao của sản phẩm. Phối hợp và liên kết cả chuỗi dây chuyền sản xuất đó lại thành một hệ thống nhất theo một quy trình cơng nghệ liên tục tạo thành chức năng của hệ thống quản lý. Từ đó xuất hiện các hoạt động khác nhau trong một

dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm và chức năng quản lý ra đời. Chức năng quản lý có 2 loại đó là: chức năng chung và chức năng đặc thù.

Qua q trình học tập, nghiên cứu tơi biết rằng chức năng chung của quản lý được hội tụ và thống nhất ở bốn điểm sau đây:

1.4.1.1. Chức năng lập kế hoạch

Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá trình quản lý. Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, logíc với một chương trình hành động cụ thể để đạt được hoạch định, trước khi tiến hành thực hiện những nội dung mà chủ thể quản lý đề ra. Kế hoạch đặt ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới và đạt được theo mong muốn dưới sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý.

1.4.1.2. Chức năng tổ chức

Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp những nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất.

Đây là một chức năng quan trọng, đảm bảo tạo thành sức mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch [2, tr.70]

1.4.1.3.Chức năng chỉ đạo

Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định để biến mục tiêu trong dự kiến, chỉ đạo bám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình, đúng kế hoạch đã định, đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa, uốn nắn không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ thống nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược mà kế hoạch đã đề ra.

1.4.1.4. Chức năng kiểm tra đánh giá

Kiểm tra trong quản lý nói chung hay kiểm tra trong quản lý giáo dục nói riêng là q trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và diều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa tồn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn [21, tr.181]

sửa chữa, đồng thời tìm ra ngun nhân thành cơng, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trình quản lý tiếp theo.Tổng hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý.

Nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý là cơ sở để phân công lao động quản lý giữa những cán bộ quản lý và là nền tảng để hình thành cấu trúc tổ chức sự quản lý. Điều đáng chú ý là trong quá trình quản lý người quản lý phải thực hiện một dãy chức năng kế tiếp nhau một cách logic, bắt buộc. Bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho đến khi kiểm tra kết quả đạt được và tổng kết quá trình quản lý. Mỗi quá trình quản lý xảy ra trong một thời gian cụ thể của một chu trình quản lý nhất định. Trong một chu kì quản lý các chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác.

Ngoài 4 chức năng nêu trên trong chu trình quản lý, chủ thể quản lý phải sử dụng thông tin như một công cụ hay chức năng đặc biệt để thực hiện các chức năng đó.

Chúng ta có thể biểu diễn chu trình quản lý theo sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu trình quản lí

Mơi trường quản lý

Tiền kế hoạch

Kế hoạch hố

Kiểm tra Thơng tin Tổ chức

Quản lý là một nghề, một khoa học và là một nghệ thuật. Vì vậy, lao động quản lý là lao động cần sự kết hợp hài hòa giữa khoa học chuyên ngành và nghệ thuật quản lý. Đối tượng của quản lý là con người, cho nên khi thực hiện lao động quản lý nhà quản lý phải biết kết hợp hài hòa các yếu tố kinh tế, tâm lý, giáo dục, điều kiện thực tế thì mới có thể thành cơng trong điều hành cơng việc quản lý của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở đồng thịnh huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)